Khu bảo tồn có ranh giới quy hoạch liên quan tới 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Linh của huyện Hướng Hoá. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Phía nam giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh. Phía Đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Phía Tây cơ bản theo ranh giới quốc gia với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tổng diện tích khu bảo tồn: 25.200 ha, bao gồm diện tích toàn phần hoặc một phần của 33 tiểu khu rừng.
Bảng 4.11: Diện tích các loại đất, loại rừng của khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá
(Đơn vị ha)
Loại rừng/đất | PHST1 | PHST2 | BVNN1 | BVNN2 | BVNN3 | Tổng | |
1 | Rừng tự nhiên | 3.809,9 | 3.733,3 | 3.221,8 | 5.668,3 | 5.704,7 | 22.138 |
Rừng giàu | 1.112,5 | 582,4 | 260,0 | 0 | 0 | 1.955 | |
Rừng trung bình | 2.531,9 | 1.844,3 | 2.593,0 | 3.584,1 | 5.212,4 | 15.766 | |
Rừng nghèo | 0 | 480,0 | 241,2 | 262,7 | 0 | 984 | |
Rừng phục hồi (rừng non) | 165,5 | 763,6 | 127,6 | 343,7 | 376,0 | 1.776 | |
Rừng trên núi đá | 0 | 63,0 | 0 | 1.477,8 | 116,3 | 1.657 | |
2 | Đất trống | 152,8 | 736,7 | 331,2 | 562,2 | 1.279,1 | 3.062 |
Đất trống cây gỗ rải rác (Ic) | 123,0 | 730,5 | 331,2 | 89,0 | 412,1 | 686 | |
Đất trống cây bụi (Ib) | 0 | 6,2 | 0 | 88,9 | 0 | 95 | |
Đất trống cỏ (Ia) | 29,8 | 0 | 0 | 121,6 | 79,5 | 231 | |
Đất khác | 0 | 0 | 0 | 267,7 | 787,5 | 1.050 | |
3 | Tổng diện tích | 3.962,7 | 4.470,0 | 3.553,0 | 6.230,5 | 6.983,8 | 25.200 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Trong Khu Vực
- Đa Dạng Sinh Học Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hướng Hóa
- So Sánh Tính Đa Dạng Thực Vật Bắc Hướng Hoá Với Các Khu Bảo
- Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Rừng Và Bảo Tồn Đdsh
- Nhóm Hoạt Động Về Thực Hiện Các Chương Trình Trọng Tâm 4.3.2.1.chương Trình Bảo Vệ Rừng - Khoanh Nuôi Phục Hồi Rừng
- Giao Khoán Rừng Cho Người Dân Để Bảo Vệ Và Hưởng Lợi
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Ghi chú: PKPHST/Phân khu phục hồi sinh thái ; PKBVNN/Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt
Khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá có các đặc trưng sau:
-Trong ranh giới khu bảo hiện có 2 thôn bản với 30 hộ, trong đó 12 hộ ở thôn Cuôi và 18 hộ ở thôn Cựp (xã Hướng Lập).
- Diện tích rừng tự nhiên trong khu bảo tồn chiếm 88,0% diện tích khu
bảo tồn.
- Ranh giới khu bảo tồn bao gồm toàn bộ sinh cảnh rừng hay nơi sống
của các loài động vật hoang dã. Đặc biệt đây là nơi sống của các loài động vật
quý hiếm như : Gà lôi lam mào trắng, Gà So trung bộ, Trĩ sao và các loài thú lớn như Saola, Bò tót, Mang lớn, Gấu, Vượn đen má trắng, Vọoc Hà Tĩnh, Voọc ngũ sắc và các loài linh trưởng khác.
- Trong ranh giới khu bảo tồn bao gồm hầu hết rừng phòng hộ đầu nguồn của bốn hệ thuỷ lớn trong khu vực là sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ và Sê Păng Hiêng. Các hệ thuỷ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị và khu vực.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá chia thành hai phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Hai phân khu này được gọi là vùng lõi, ngoài ra còn có phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Vùng đệm là diện tích còn lại của các xã sau khi đã được quy hoạch vào vùng lõi của khu bảo tồn (xem bản đồ quy hoạch).
4.2.1.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Diện tích: 16.767,3 ha, diện tích có rừng che phủ là 14.594,8 ha, chiếm 87%, không kể các loại hình rừng khác như trảng cỏ cây gỗ rải rác. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được chia thành ba phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt I, II và III để phù hợp với bố trí cơ sở hạ tầng (các trạm bảo vệ rừng xung quanh ranh giới khu bảo tồn).
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I
Diện tích 3.553 ha, bao gồm diện tích của 4 tiểu khu rừng (619, 620, 621 và 630). Đây là thượng nguồn của Sông Bến Hải, rừng giàu và rừng trung bình chiếm phần lớn diện tích phân khu, ngoài ra là rừng phục hồi (rừng non). Với kiểu thảm thực vật ưu thế là rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, rừng nguyên sinh ít bị tác động. Các loài thực vật ưu thế có Dẻ, Sồi, Huỷnh, Gội, Kiền kiền, Bởi bung, Bứa v.v... Tại đây đã ghi nhận các loài động vật như : Bò tót, Sơn dương, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Voọc vá chân nâu.
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II
Diện tích: 6.230,5 ha. Là diện tích của 10 tiểu khu rừng có thể là toàn bộ hoặc một phần (636A, 636B, 637,638, 641, 642, 643,652A,652B và 655).
Là thượng nguồn của sông Cam Lộ, sông Rào Quán. Hiện trạng rừng có những nét đặc trưng sau : phía Bắc rừng trên núi đá vôi thuộc tiểu khu rừng 637, còn lại là rừng lá rộng thường xanh trên núi đất, trải dài trên độ cao từ 700-1550 m (đỉnh Sa Mù). Công tác khảo sát về động vật hoang dã còn hạn chế. Tuy nhiên tại khu vực núi đá vôi thôn Trăng (xã Hướng Việt) đã ghi nhận một đàn Voọc Hà Tĩnh 12 cá thể. Đặc trưng kiểu thảm thực vật thường xanh mưa mùa nhiệt đới với sự xuất hiện các loài khỏa tử như Thông tre lá dài, Thông Nàng-Thông lông gà và các loài thực vật ưu thế thuộc họ Dẻ chiếm từ 50-60% cá thể trong quần xã.
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt III
Diện tích: 6.983,8 ha. Là diện tích của toàn bộ hoặc một phần của 9 tiểu khu rừng (635, 644, 645, 657, 658, 670,670S, (xã Hướng Sơn) và 666, 667 (xã Hướng Linh). Hiện trạng rừng của phân khu có những nét trưng sau: rừng lá rộng thường xanh khép tán che phủ hầu hết phân khu. Đây là phần cao nhất của khu bảo tồn, nổi bật là đỉnh Voi Mẹp (1771 m), khoảng 2/3 diện tích về phía Nam phân khu có độ cao từ 1000-1700 m, phía Bắc địa hình thấp dưới 700 m. Kiểu thảm rừng đặc trưng : Rừng lá rộng thường xanh ít bị tác động, ưu thuộc các loài cây Dẻ, Sồi, Huỷnh, Giổi v.v... Các thông tin về đa dạng sinh học của phân khu này còn hạn chế. Trong tương lai cần phải tăng cường khảo sát tập trung vào khu hệ thực vật và các loài linh trưởng.
4.2.1.2. Phân khu phục hồi sinh thái /Phân khu sử dụng đa mục đích
Diện tích: 8.432,7 ha. Chia thành hai phân khu I và II. Đặc trưng của phân khu phục hồi sinh thái là: diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm phần lớn, ngoài ra có diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích nương rẫy, lúa nước và đất ở của hai thôn Cuôi và Cựp (30 hộ dân).
- Phân khu phục hồi sinh thái I
Diện tích: 3.962,7 ha nằm ở phía Tây Bắc khu bảo tồn, tiếp giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào về phía Tây, phía Đông và Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, bao gồm diện tích của 5 tiểu khu rừng (611, 612,
613, 614 và 617). Diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 3.809,9 ha, khoảng 96% của toàn phân khu. Thảm rừng đặc trưng là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới dưới và trên 700 m. Các loài thực vật ưu thế thuộc các họ Xoan, Bồ Hòn, Trám, Côm, Na, Đậu, Dẻ. Ở độ cao trên 600 m các loài cây họ Dẻ chiếm ưu thế. Nghiên cứu thực địa khu vực này năm 2004-2005 đã ghi nhận nhiều loài động vật hoãng dã quý hiếm như: Bò tót, Sao la (dấu chân, phân và vết ăn), Sơn dương, Voọc vá chân nâu, Khỉ mặt đỏ, Gấu (dấu vết), Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Hồng hoàng, Niệc Nâu. Trong tương lai cần phải quy hoạch sử dụng đất chi tiết và xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đảm bảo không xảy ra xung đột giữa bảo tồn và phát triển kinh tế của cộng đồng thôn Cựp.
- Phân khu phục hồi sinh thái II
Diện tích: 4.470 ha nằm ở phía Đông Bắc khu bảo tồn, bao gồm diện tích của 6 tiểu khu rừng (618, 622, 623, 628, 629 và 1/3 diện tích của tiểu khu rừng 627). Rừng tự nhiên với 3.733,3 ha chiếm 83,5% diện tích toàn phân khu.Thảm thực vật bao gồm : rừng giàu tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, rừng trung bình và rừng non chiếm phần lớn diện tích, còn lại với diện tích 658 ha rừng là đất trống cây gỗ rải rác, rừng sau nương rẫy và đất trống cây bụi, cỏ. Khảo sát thực địa năm 2004 đã ghi nhận nhiều loài chim và thú có giá trị bảo tồn như: Bò tót, Sơn dương, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn và nhiều loài chim trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Cũng tương tự như phân khu phục hồi sinh thái 1 cần phải có phương án quy hoạch chi tiết sử dụng đất và xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đạt được mục tiêu bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng thôn Cuôi (12 hộ năm 2005).
4.2.1.3. Phân khu hành chính, dịch vụ
Hiện nay trụ sở ban quản lý cũng như diện tích, vị trí đất cho phân khu này chưa được xác định và dự kiến sẽ định vị tại xã Hướng Phùng, trên trục đường Hồ Chí Minh gần khu vực Chênh Vênh.
4.2.1.4. Vùng đệm
Vùng đệm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa bao gồm diện tích còn lại của 5 xã sau khi đã quy hoạch vào khu bảo tồn, bao gồm các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Linh và Hướng Sơn. Tổng diện tích vùng đệm là 41.447,4 ha. Mục tiêu quản lí vùng đệm là nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm sức ép tới rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá. Hơn nữa cần phải đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cộng đồng địa phương như đất ở, đất canh tác nông nghiệp, đất chăn thả, đất trồng cỏ nếu chăn nuôi trâu bò tăng, gỗ gia dụng, gỗ củi ...
Bảng 4.12: Diện tích vùng lõi và vùng đệm KBT Bắc Hướng Hóa
Tổng diện tích (ha) | Diện tích trong vùng lõi | Diện tích vùng đệm | |
Hướng Lập | 15.537,4 | 10.853,7 | 4.683,7 |
Hướng Việt | 6.520,0 | 3.175,1 | 3.344,9 |
Hướng Phùng | 12.479,5 | 318,0 | 12.161,5 |
Hướng Sơn | 20.456,7 | 9.102,7 | 11.354,0 |
Hướng Linh | 11.654,8 | 1.750,5 | 9.904,3 |
Tổng | 66.648,4 | 25.200,0 | 41.447,4 |
% so với tổng | 37,8% | 62,2% |
4.2.2. Những hoạt động của cộng đồng có liên quan đến tài nguyên rừng và tình hình quản lý bảo vệ rừng hiện nay
4.2.2.1. Những tác động của cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng
Đời sống kinh tế và văn hoá của nhân dân địa phương, nhất là vùng miền núi qúa thấp. Người dân chỉ biết sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách khai thác, sử dụng mà không có khả năng đầu tư để bảo vệ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên đó. Cộng đồng người dân tộc Vân kiều đã có truyền thống sinh sống lâu đời tại các vùng rừng núi thuộc huyện Hướng Hóa. Tác động của họ đến tài nguyên rừng là rất lớn. Họ còn rất nghèo, trình độ văn hóa thấp, hiểu biết hạn chế, thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, hiện nay hầu hết đã sống định cư tuy nhiên phần
đông còn sản xuất du canh . Mặt khác do cộng đồng người Kinh nhập cư vào các khu vực này để phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp…nên đã dẫn đến việc mở rộng diện tích trồng trọt, làm giảm diện tích rừng và suy giảm đa dạng sinh học của các sinh cảnh rừng ở các đai thấp cũng như tạo thêm nhiều áp lực khác đối với rừng.
Các hình thức khai thác tài nguyên chủ yếu
Trước đây cuộc sống của người dân địa phương dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như khai thác gỗ làm nhà ở, công cụ và nguồn thực phẩm trực tiếp thu được từ săn bắt, hái lượm. Từ khi có chương trình định canh định cư, chương trình phát triển nông thôn miền núi khuyến khích phát triển kinh tế lúa nước và nương rẫy cố định thì sự phụ thuộc của người dân đã giảm hơn so với trước. Đồng thời tài nguyên rừng cũng đang suy thoái mạnh nên các sản phẩm từ rừng cũng giảm theo. Các hình thức khai thác tài nguyên chủ yếu bao gồm:
Khai thác gỗ
Gỗ vẫn được khai thác trái phép từ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và vùng đệm. Gỗ được khai thác để xây dựng công trình chung của cộng đồng, nhà của hộ gia đình, đồ gỗ gia dụng, làm các công cụ sản xuất và để bán. Ngoài ra gỗ còn được khai thác bởi bọn lâm tặc mà lực lượng Kiểm lâm khó có thể kiểm soát được. Đối tượng khai thác bất hợp pháp chủ yếu là người từ các xã khác ngoài vùng đệm KBT. Gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao là đối tượng khai thác của nhóm người này. Đây là nhân tố đe dọa lớn gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Cộng đồng người dân xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa khai thác nhiều loại lâm sản khác nhau, hầu hết chúng được lấy từ rừng trong khu Bảo tồn và một phần từ vùng đệm. Các lâm sản phi gỗ mà người dân vùng đệm khai thác bao gồm: Song mây, lá nón, tre nứa, măng, quả rừng, mật ong, thực vật làm thuốc, vỏ cây Bời lời, củi khô, cỏ tranh, lá cọ,
bông lau, chít... Các lâm sản này rất quan trọng đối với cuộc sống người dân trong vùng. Nó được người dân khai thác để sử dụng trong gia đình và đem bán lấy tiền.
- Khai thác Mây: Người dân cho biết trước đây mỗi ngày hộ có thể thu hái được cả trăm đọt mây nhưng hiện nay do nguồn mây trong rừng đã cạn kiệt nên số người và số lượng khai thác đã giảm xuống. Dân địa phương cho biết: năm 2004 ngoài dân địa phương ra, hàng ngày có đến 40-50 người đến từ tỉnh Quảng Bình và các huyện khác của tỉnh Quảng Trị vào rừng chặt song mây đạt 80 - 100 kg/ngày/người. Những người này chia thành các nhóm nhỏ cắm trại quanh thôn Bản Cuồi. Song mây được tập kết ở gần thôn để chở ra đường Hồ Chí Minh bằng xe ba cầu. Nhưng hiện nay, khai thác mây phải đi vào trong rừng sâu và mỗi ngày cũng chỉ kiếm được 30-40 đọt tương đương khoảng 15-20 kg.
- Lá nón: Hoạt động thu hái lá nón cũng diễn ra rộng khắp trong vùng điều tra. Hiện nay việc thu hái lá nón cũng gặp những khó khăn do phải đi xa và nguồn cũng đã suy giảm nhiều. Người dân đi thu hái quanh năm, ở mọi độ tuổi, với mức 50-60 lá/người/ngày.
- Ngoài ra còn rất nhiều các lâm sản ngoài gỗ khác được dân địa phương khai thác. Tuy nhiên, những thông tin thu được cho thấy nguồn lâm sản phi gỗ rất đa dạng nhưng nguồn đã bị giảm sút đi nhiều do khai thác quá mức (Song Mây, Mật ong, dầu de...). Nguồn thu nhập từ lâm sản phụ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn đối với các hộ gia đình.
Săn bắn và bẫy động vật rừng
Săn bắn và bẫy động vật rừng đã là truyền thống của bà con trong vùng và hiện vẫn đang là hoạt động khá phổ biến trên diện rộng. Đây là mối đe dọa lớn tới các loài chim, thú quý hiếm của khu Bảo tồn và của toàn khu vực. Người dân săn bắt tất cả các loài nếu có cơ hội. Động vật săn bắt được thường được sử dụng làm thực phẩm và đem bán để tăng thêm thu nhập. Bẫy thòng lọng thường được quan sát thấy ở các khu vực Khe Cúp và Bản Cuồi.
Các bẫy thường được đặt cắt ngang các núi thấp có rừng thường xanh. Các bẫy được nối với nhau bằng một hàng rào làm bằng cành cây và chạy từ chân lên đến đỉnh núi. Trên hàng rào có các cửa nhỏ để thú và chim đi vào bẫy. Các loài sau khi bị săn được chuyển đến bán cho người thu mua ở Khe Sanh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Người dân cho biết không thể tính hết được số lượng các loài động vật bị bắt hàng năm, đặc biệt là những loài quý hiếm cấm săn bắt, bởi vì khi người dân bắt được thường giữ kín và bán một cách bí mật. Tuy nhiên , hầu hết người dân Bản Cuồi hiện tập trung vào việc tìm kiếm sắt thép phế liệu do kiếm được nhiều tiền hơn so với đánh bẫy.
Hiện nay các hoạt động săn bắt động vật rừng bị lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền xã kiểm soát nên đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn một số hoạt động săn bắt bằng bẫy. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường về các loài động vật rừng là rất cao do đó việc vào rừng săn bắt vẫn là sức ép lớn tới tài nguyên rừng và đa dạng sinh học nơi đây.
Chế xuất tinh dầu de vàng
Việc chế xuất tinh dầu de vàng (Cinnamommum sp.) cũng là một mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học trong vùng. Hoạt động này tập trung vào vùng rừng phía Tây thôn Bản Cuồi, nơi vẫn còn rừng cây gỗ lớn. Ít nhất có hai lò chế xuất cũ đã được phát hiện trong rừng. Theo lời dân địa phương, việc chế xuất tinh dầu de vàng là vào thời điểm từ tháng Chín đến tháng Mười Hai bởi các nhóm thợ đến từ tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong thời gian chế xuất, khoảng 30 người chịu trách nhiệm tìm kiếm các các cây De vàng Cinnamommum sp. lớn, chặt hạ, thu phần gốc và rễ. Ngoài ra, để chưng cất dầu nhiều cây gỗ khác bị chặt để làm củi đun. Trong thời gian gần đây Hạt Kiểm lâm đã có những nỗ lực để kiểm soát và hạn chế hoạt động này.
Đốt rừng làm nương rẫy
Do tập quán canh tác và do thiếu đất sản xuất nông nghiệp nên cộng đồng người dân ở đây thường phát, đốt rừng làm nương rẫy. Đây là một trong
.....