Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 11

một tổn thất cho Mặt trận, cho Hội Việt - Trung, cho phong trào bảo vệ hòa bình thế giới ở Việt Nam, cho phong trào bổ túc văn hóa, cho giới trí thức của nước ta” [28, tr. 261].

Uy tín và danh tiếng của Phó bảng Bùi Kỷ đã lan rộng và được nhiều người biết đến. Theo một số nguồn tài liệu, trong quá trình công tác, Bùi Kỷ có để lại bút tích ở nhiều nơi, nhưng không nêu rõ cụ thể. Đến nay, theo khảo sát của chúng tôi, bút tích của Bùi Kỷ có: Bài thơ Yết Nhị Trưng từ được khắc tại Đền Hai Bà Trưng năm 1956 (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Văn bia kỷ niệm Tiên Điền Nguyễn Tiên Sinh được Bùi Kỷ soạn vào năm 1929 và được hoàn thành khắc bia vào năm 1930 tại trụ sở của Hội Khai Trí Tiến Đức cũ (nay là số 79 Hàng Trống, Hà Nội). Đặc biệt, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà tư sản dân tộc của dòng họ Lê (thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Tp. Hà Nội) là Hồng Khê, Đức Thành và Tổng Tư đã mời Bùi Kỷ về thăm quê của mình. Cảm khái trước thanh danh, khoa

hoạn của dòng họ này, ông đã nhận lời. Sau một tuần trà cùng trưởng tộc và các nhân vật có tiếng như nhà văn Nguyễn Tử Siêu33, Bùi Kỷ lật giở những đạo sắc phong và gia phả của dòng họ. Đến mục “Kỷ Hợi thịnh khoa Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Lê tướng công” thì ông dừng lại và chăm chú khảo luận. Sau đó, ông xin phép thắp một tuần hương trước ban thờ tổ tiên, sửa sang lại y phục rồi kính cẩn đề bút ba bài thơ Thuật lữ, Cảm hoài, Tư nụy của Hoàng giáp Lê Huy Trâm34 viết về chí khí của kẻ làm tôi trước vận mệnh của đất nước lên những cuốn thư gỗ. Những nét chữ ông viết vừa rắn rỏi vừa mềm mại, thể hiện tính cách của một con người tài hoa, có nhân cách. Sau khi Phó bảng Bùi Kỷ viết xong, nhà văn Nguyễn Tử Siêu đã dịch 3 bài thơ trên sang tiếng Việt. Sự kết hợp này được 2 tác giả Đặng Bằng - Lê Liêm nhận định: “hồn thơ thanh khiết của Hoàng giáp Lê Huy Trâm, nét bút rắn rỏi

của Phó bảng Bùi Kỷ cùng với lời dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu đã trở thành một di sản văn hóa quý, đáng được trân trọng, gìn giữ” [7, tr. 28-32].

Đánh giá cao những đóng góp to lớn của Bùi Kỷ cho sự nghiệp cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước đã truy tặng Bùi Kỷ Huân


33 Nguyễn Tử Siêu (1887-1965), tự là Trọng Khoát, hiệu Hoa Cương, Liên Tâm Lão Nhân, quê ở Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Tp. Hà Nội; người có tiếng văn thơ, từng dạy học và nghiên cứu Đông y, chuyên tâm soạn sách, có lúc là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Đông y Việt Nam

34 Lê Huy Trâm (1742-1802), nguyên tên cũ là Tuân, hiệu là Ứng Hiên, là danh sĩ thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông đỗ Hoàng giáp năm 1780

chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất. Sau khi ông mất (năm 1960), mộ của ông cũng được xây cất tại Nghĩa trang Yên Kỳ (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội) cùng với nhiều cán bộ cao cấp khác. Tên tuổi của ông không chỉ nổi tiếng ở Hà Nam, Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nước. Tại Đà Nẵng, chính quyền địa phương đã lựa chọn tên của vị danh nhân nổi tiếng để đặt cho một tuyến đường nằm trên địa bàn huyện Cẩm Lệ vào năm 2007: “Đường nằm trong khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, từ đường 5,5m chưa đặt tên đến giáp đường 5,5m đang thi công, dài 385m, rộng 5,5m, vỉa hè rộng 3m, đặt tên là Bùi Kỷ” [121].

Bùi Kỷ là một trí thức tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XX. Với bản tính phóng khoáng, ưa tự do, không đam mê danh lợi nên ngay cả với các sáng tác văn học của mình, Bùi Kỷ cũng ít khi lưu giữ để xuất bản. Mặc dù vậy, tài năng và danh tiếng của ông vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ chứ không phải chỉ trong thời gian ông sinh sống mà thôi. Những trang hồi ký, những lời tâm sự của các thế hệ sau về ông, những công trình, sáng tác của ông đã minh chứng rõ điều ấy! Hoạt động sự nghiệp của Bùi Kỷ cũng để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau, nhất là những người trí thức. Đó là bài học về ý thức học tập, về tình yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm đối với dân tộc…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 4

Với tất cả những hoạt động của mình, Bùi Kỷ thực sự đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu của dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ Tràng học tập, noi theo. Bên cạnh đó, ông cũng được xếp vào hàng những danh nhân văn hóa lớn của tỉnh Hà Nam.

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 11

Đánh giá về những đóng góp của danh nhân Bùi Kỷ trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XX không phải là chuyện có thể nói qua một vài trang giấy. Tuy thế, có thể khẳng định, dù là một người thầy, một nhà văn hay một người hoạt động cách mạng, ông cũng đã mang hết tài lực, trí tuệ của mình để phục vụ đất nước. Người ta có thể thấy ở ông từng hành động, từng câu chữ, từng bài giảng đều xuất phát từ lòng yêu nước, từ tinh thần dân tộc. Ông là mẫu hình về một người trí thức có tài, có chí với lối sống đạo đức mẫu mực, được những người cùng thời và cả hậu thế kính trọng, cảm kích. Ông không chỉ tạo nên tiếng thơm cho dòng họ Bùi, cho quê hương Hà Nam mà còn cho cả dân tộc ta.

KẾT LUẬN

Bùi Kỷ sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho học từ truyền thống khoa bảng của gia đình, dòng họ. Ngoài ra, ông còn được tiếp xúc với nền giáo dục mới - giáo dục Pháp - Việt. Mặc dù đỗ đạt nhưng trước thực tế đất nước đã mất độc lập, noi theo gương ông nội Bùi Văn Quế và cha Bùi Thức, Bùi Kỷ đã khước từ làm quan cho triều Nguyễn cũng như chính quyền thực dân Pháp.

Việc từ chối con đường hoạn lộ để rồi sang Pháp năm 1911 và ra Hà Nội dạy học từ năm 1917 đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời của Bùi Kỷ. Từ đây, ông gắn bó với sự nghiệp văn hóa - giáo dục của nước nhà. Đối với ông, giảng dạy Việt văn và Hán văn cho học sinh, sinh viên tại các trường cao đẳng và tiểu học chính là một phương thức để bồi dưỡng tình yêu đối với tiếng Việt và văn hóa dân tộc, là một mặt trận quan trọng để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Kiến thức uyên thâm, chuẩn mực mô phạm của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp trong lòng bao thế hệ học trò. Bên cạnh đó, những hoạt động tích cực của ông trong phong trào chấn hưng Phật giáo, phong trào truyền bá Quốc ngữ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp... không chỉ thể hiện sự nhanh nhạy của vị Phó bảng trước thời cuộc mà còn góp phần vào mục tiêu chung của cả nước. Ngoài ra, Bùi Kỷ còn là một nhà văn, nhà thơ với các công trình biên khảo, hiệu khảo, dịch thuật có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học nước nhà như Quốc văn cụ thể, Truyện Thúy Kiều, Tam quốc diễn nghĩa, Bình Ngô đại cáo... Những sáng tác của ông tuy không thuộc loại xuất chúng với số lượng cũng không thật đồ sộ nhưng đều đạt sự mẫu mực, cho thấy tài năng văn chương cũng như tâm tình thế sự của người cầm bút. Đặc biệt, sáng tác văn học của Bùi Kỷ còn phản ánh quá trình đấu tranh và phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Có lẽ chừng đó thôi cũng đủ để các thế hệ sau ngưỡng mộ, kính nể.

Bùi Kỷ là một trong số ít nhà nho sống và làm việc dưới cả 3 chế độ: Phong kiến, thực dân và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là kết quả của quá trình chuyển biến tư tưởng của ông, từ hệ tư tưởng phong kiến đến hệ tư tưởng Mác xit, từ yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Trước khi tìm thấy con đường đấu tranh đúng đắn

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó bảng Bùi Kỷ cảm thấy đau buồn, lạc lõng trước thực tế mất nước, mất độc lập. Xuất phát từ lòng yêu nước, ông đã từ chối mọi sự cám dỗ của chính quyền thực dân và phong kiến để sống một cuộc đời thanh bạch và lựa chọn con đường đấu tranh thông qua hoạt động giảng dạy, các phong trào văn hóa - xã hội, sáng tác văn học... Đó cũng là mặt trận vốn không hề đơn giản như chính giáo sư Đặng Thai Mai đã khẳng định. Cùng với tài năng, sự chuyển biến trong nhận thức và tư tưởng cũng là một yếu tố quan trọng giúp Bùi Kỷ dễ dàng hòa nhập với đời, với người mà vẫn giữ được uy tín và phẩm hạnh. Và có lẽ, uy tín của Bùi Kỷ được khẳng định cao nhất sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, khi ông được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều trọng trách.

Là một danh nhân, Bùi Kỷ đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Từ góc độ sử học, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi mong muốn góp phần bổ sung, làm rõ thêm hành trạng, hoạt động và những đóng góp của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước nhằm có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn. Qua quá trình hoạt động và cống hiến cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng của ông, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: Bùi Kỷ là một nhân vật lớn, một nhân cách lớn của Việt Nam thế kỉ XX, xứng đáng là “danh nhân” mà hậu thế đã dành tặng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb. Văn học, Hà Nội.

2. Thế Anh (2007), “Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà biên khảo Bùi Kỷ (1887 - 2007), Thông báo Hán Nôm học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (1988), Bác Tôn (1888 - 1980) - Cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

4. Ban Liên lạc họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu - Phủ Lý - Hà Nam (2002), Tộc phả họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu, Hà Nội.

5. Ban Liên lạc học sinh Trường THTT Thăng Long (2003), Trường trung học tư thục Thăng Long (1935 – 1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

7. Đặng Bằng - Lê Liêm (2004), “Bút tích của Phó bảng Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm”, Thông báo Hán Nôm học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

8. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Khoa học, Hà Nội.

10. Hàm Châu – Hoàng Vĩnh Hạnh (2013), Hoàng Minh Giám con người của thế hệ vàng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Chiển - Trịnh Tất Đạt (2011), Từ điển bách khoa đất nước con người Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.

12. Cao Xuân Dục (2011), Quốc triều hương khoa lục, Nxb. Lao động, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

13. Cao Xuân Dục (1962), Quốc triều đăng khoa lục, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản.

14. Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao (cb) (2000), Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

15. Lê Tâm Đắc (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, Luận án tiến sĩ triết học, Viện nghiên cứu Tôn giáo.

16. Nguyễn Đại Đồng (2008), Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (1920 - 1953), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

17. Vũ Minh Giang (cb) (2006), Đại học Quốc gia Hà Nội - Một thế kỉ phát triển và trưởng thành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, Tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đỗ Đức Hiểu (cb) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.

20. Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884 - 1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Bùi Cộng Hòa (2014), “Hậu duệ chi họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu với việc phát huy truyền thống dòng tộc”, Hội thảo Danh nhân Bùi Văn Dị trong lịch sử - văn hóa Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Viện Chính sách và Quản lý (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

22. Lê Thị Thanh Hòa (2001), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ (1075 - 1919), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Thái Nhân Hòa (2007), Nhân vật và sự kiện lịch sử cận - hiện đại, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.

24. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Việt Nam từ điển, Trung Bắc Tân Văn.

25. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh (1981), Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (2000), Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

27. Hội Việt - Trung hữu nghị (1959), Tình hữu nghị Việt - Trung, in tại xưởng in Tiến Bộ, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Huyền (1994), Thơ văn Bùi Kỷ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Vũ Minh Hương - Nguyễn Văn Nguyên - Philippe papin (2000), Địa danh và tư liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Hội, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Khánh (2013), Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

32. Vũ Ngọc Khánh (2000), Thầy giáo Việt Nam mười thế kỉ, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

33. Vũ Ngọc Khánh (2011), Nhà giáo Việt Nam (Tiểu sử và giai thoại), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

34. Lê Thị Kinh (2011), Phan Châu Trinh (1872 - 1926) qua những tài liệu mới, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.

35. Bùi Kỷ (1932), Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã, Hà Nội.

36. Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim - Phạm Duy Khiêm (1941), Việt Nam văn phạm bậc trung học, Nxb. Lê Thăng.

37. Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim - Nguyễn Quang Oánh (1942), Tiểu học Việt Nam văn phạm, Nxb. Lê Thăng.

38. Bùi Kỷ (1960), Kỷ nguyên mới, Nxb. Phổ thông, Hà Nội.

39. Bùi Kỷ (1935), “Giải nghĩa chữ Tuệ ở trong Phật học”, Đuốc Tuệ, số 2.

40. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 7.

41. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 8.

42. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 10.

43. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 12.

44. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 16.

45. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 17.

46. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 19.

47. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 31.

48. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 47.

49. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 49.

50. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 52.

51. Bùi Kỷ (1937), “Bài trướng của Hội Phật giáo viếng cụ Tổ Vĩnh Nghiêm”,

Đuốc Tuệ, số 56.

52. Bùi Kỷ - Phan Võ - Nguyễn Khắc Hanh (1959), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

53. Lê Tư Lành (1982), Văn thơ của Ưu Thiên Bùi Kỷ, H. Knxb.

54. Nguyễn Lân (1998), Hồi ký giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

55. Đinh Xuân Lâm (cb) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

56. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

57. Trần Huy Liệu (1959), Hồi ký, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội.

58. Trần Huy Liệu (1960), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (Hồi ký), Nxb. Sử học, Hà Nội.

59. Nguyễn Công Lý (2011), Giáo dục khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Pháp thuộc, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

60. Đặng Thai Mai (2001), Hồi ký, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

61. Bắc Môn (2008), Nét văn hóa dân gian của Phủ Lý xưa, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

62. Nam phong tạp chí, Quyển XXI, số 120, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng, K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp).

63. Nam Phong tạp chí, Quyển XXI, số 121, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng, K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp).

64. Nam Phong tạp chí, Quyển XXI, số 123, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng, K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023