Bùi Kỷ Với Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

đang dâng cao, đầu năm 1938, Đảng quyết tâm đẩy mạnh phong trào xóa nạn mù chữ và truyền bá Quốc ngữ trong nhân dân cả nước, nhằm khai sáng và mở mang dân trí. Đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử Phan Thanh đến gặp cụ Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp... đều thống nhất thành lập một tổ chức với tên gọi “Hội chống nạn thất học”. Khi thành lập lấy tên là Hội Truyền bá Quốc ngữ (không đặt là Hội chống nạn thất học vì có từ “chống” nhà cầm quyền thực dân khó chấp nhận). Lễ ra mắt được tổ chức vào ngày 25-5-1938 tại Câu lạc bộ Thể thao An nam, tức Hội quán Cercle Sportif Annamite, phố Khúc Hạo, Hà Nội. Ban trị sự lâm thời và các ban chuyên môn giúp việc cũng đã lập xong, theo đó: Nguyễn Văn Tố (Hội trưởng), Bùi Kỷ (Phó Hội trưởng), Phan Thanh (Thư ký, Trưởng ban Cổ động), Quản Xuân Nam (Phó Thư ký, Trưởng ban Khánh tiết), Đặng Thai Mai (Thủ quỹ), Võ Nguyên Giáp (Phó thủ quỹ, Trưởng ban Dạy học), Hoàng Xuân Hãn (Cố vấn, Trưởng ban Tu thư) [71, tr. 6].

Như vậy, Bùi Kỷ, một nhà sư phạm giàu chuyên môn, tận tâm với nền văn hóa - giáo dục nước nhà đã được Đảng ta tin tưởng bầu chọn làm Phó Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ. Và tất nhiên, Bùi Kỷ không có lý do gì để từ chối nhiệm vụ quan trọng đó. Công việc cụ thể của Bùi Kỷ trong Hội Truyền bá Quốc ngữ không được ghi chép nhiều, nhưng có thể khẳng định rằng, ông đã hòa mình vào phong trào văn hóa quan trọng nhất mà Đảng ta lãnh đạo, cũng là một mặt trận yêu nước thời kỳ này. Ông cùng với Hội trưởng Nguyễn Văn Tố đã thường xuyên lưu tâm, lãnh đạo hoạt động của Hội như phân công công việc cho các ban, soạn thảo điều lệ, tuyên truyền, biên soạn nội dung giảng dạy, xây dững quỹ Hội... nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng đã đề ra. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền có nhắc đến một chi tiết: Giáp cuộc Tổng khởi nghĩa, Bùi Kỷ có trở về quê Châu Cầu để vận động nhân dân xóa nạn mù chữ [28, tr. 31]. Hình ảnh một vị Phó bảng sau 35 năm, nay về làng bắt tận tay, nắn từng nét chữ i-tờ cho bà con thực là đáng quý. Ngoài ra, chúng ta còn biết được một chi tiết khác: “Lúc phát xít Nhật sang lật Pháp, rồi sau đó ngay tại Phủ Lý, chúng đã bắt trói cụ (tức Bùi Kỷ) một ngày một đêm tại sân trại lính” [66, tr. 391]. Nhưng sự bắt bớ ấy không hề làm Bùi Kỷ nao núng, sợ hãi.

Chính vì vậy, hoạt động truyền bá Quốc ngữ của ông được đánh giá cao: “sau quá nửa đời người băn khoăn, trăn trở vẫn giữ được cốt cách cứng cỏi, thanh sạch và vẫn tìm được cách sống có ích cho phong hóa. Riêng điều đó cũng đáng kể là có ý nghĩa cho một cuộc đời và dễ dàng chiếm được lòng tin yêu của cách mạng” [28, tr. 31].

Từ Hội Truyền bá Quốc ngữ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ sau đó cũng thành lập được Hội Truyền bá Quốc ngữ của mình. Tính từ ngày thành lập đến Cách mạng tháng Tám 1945, Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động được 7 năm, đã gây được một phong trào rộng ở nhiều nơi trong cả nước và dạy được hơn 5 vạn người biết đọc, biết viết và những điều thường thức cần thiết. Việc nâng cao dân trí bước đầu ấy đã đáp ứng nhu cầu thiết tha của quần chúng và có tác động tích cực đến việc tổ chức và giác ngộ quần chúng, như Xứ ủy Bắc Kỳ đã khẳng định: Đây là “trường học văn hóa rộng lớn và cũng là trường học yêu nước, yêu dân” [23, tr. 114]. Công cuộc chống nạn mù chữ thất học đã tiến hành từ nhiều năm trước nhưng rõ ràng là đến thời kỳ Hội Truyền bá Quốc ngữ mới giành được những thắng lợi đầu tiên đáng kể.

Sự thành công ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, Ban Trị sự và các ban chuyên môn của Hội hoạt động nghiêm túc, phương pháp giảng dạy thích hợp..., và một điều quan trọng nữa là nhờ có vai trò của những người lãnh đạo Hội. Vào thời kỳ đó, Đảng chủ trương mời Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng và Bùi Kỷ làm Phó Hội trưởng là có những lý lẽ, cơ sở. Nguyễn Văn Tố và Bùi Kỷ đều là những nhà nho có uy tín, chưa tham gia vào tổ chức Đảng nên để giữ chức lãnh đạo Hội sẽ phần nào hạn chế được sự bắt bẻ của chính quyền thực dân. Riêng đối với cá nhân Bùi Kỷ, ông là một người am tường cả cổ kim đông tây, lại là một nhà sư phạm giảng dạy Việt văn có tiếng, chắc chắn đáp ứng được yêu cầu của Hội về cả tư chất lẫn chuyên môn. Mặc dù chỉ tham gia ban lãnh đạo Hội trong mấy năm đầu hoạt động, song cho đến những năm 1944 - 1945, Bùi Kỷ vẫn là một hội viên hết sức nhiệt tình, năng nổ và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển sâu rộng của phong trào truyền bá Quốc ngữ.

Vượt ra khỏi phạm vi ngành giáo dục, Hội Truyền bá Quốc ngữ với tư cách là một tổ chức công khai được Đảng lãnh đạo, đã có đóng góp quan trọng đặc biệt

trong sự nghiệp chống nạn thất học ở nước ta. Những kinh nghiệm phong phú về tổ chức một phong trào dân tộc sôi nổi có tính quần chúng, về xây dựng chương trình học và biên soạn sách giáo khoa, về canh tân phương pháp sư phạm xóa mù chữ... chính là một cơ sở đầy sinh lực cho sự nghiệp Bình dân học vụ sau này. Trong thư kêu gọi nhân dân học chữ Quốc ngữ năm 1945, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như anh chị em trong sáu, bảy năm nay, đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ giúp đồng bào thất học” [92, tr. 7].

3.3. Bùi Kỷ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Với những đóng góp to lớn cho nền văn hóa - giáo dục cũng như sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám, sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Bùi Kỷ tiếp tục được Chính phủ tin tưởng giao phó cho nhiều chức vị quan trọng. Mặc dù lúc này, ông tuổi đã cao nhưng vẫn hăng hái, nhiệt tình tham gia cách mạng, được mọi người hết sức nể trọng. Đó là dấu mốc lớn trong quá trình chuyển biến tư tưởng của ông, từ yêu nước mà khước từ chức quan với chính quyền thực dân và chính phủ Nam triều đến thân Đảng và rồi hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chính phủ đã cử Bùi Kỷ cùng với nhiều trí thức khác đến giảng dạy cho Đại học Văn khoa của Đại học Quốc gia Việt Nam. Hơn nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của các tầng lớp trí thức, coi đó là thứ men tốt để xây dựng và phát triển đất nước. Trong phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị cử một Ban cố vấn 10 vị cho Chủ tịch nước, Bùi Kỷ là một trong số đó. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến trường kỳ bắt đầu, ông lại một lòng muốn góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì vậy, sau khi hết nhiệm vụ giảng dạy tại Đại học Văn khoa, Bùi Kỷ cùng với Nguyễn Văn Xước đã được Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 135/SL ngày 15-2-1948, cử làm Ủy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

viên nhân dân trong Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 325. Sau đó, Bùi Kỷ còn được cử đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng Chi hội Liên Việt Liên khu 3 (sau là Chủ tịch Ủy ban Liên Việt Liên khu 3) và Hội trưởng Hội Văn hóa kháng chiến Liên khu 3 [98, tr. 1-4].

Chúng ta biết rằng, trước năm 1951, phần lớn đất đai của Liên khu 3 như Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình... đã bị địch kiểm soát. Nhiều cán bộ hoạt động (phần lớn là các thân hào, thân sĩ) tại đơn vị bị bắt bớ, phải ở ẩn hoặc ngừng hoạt động. Bởi vậy, không phải ai cũng có lòng dũng cảm, sự mưu trí để tham gia hoạt động cách mạng trong thời kỳ này. Và lại, Bùi Kỷ là một trường hợp khá đặc biệt bởi trong khi phần đa cán bộ của Liên khu 3 đều là những người trẻ tuổi thì ông lúc này đã hơn 60 tuổi. Trong khói lửa của chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Liên khu 3 đã phải nhiều lần di tản hàng chục, hàng trăm cây số, đó là chưa kể các cuộc họp bất thường lúc đêm khuya, giá rét... Khó khăn là thế, lại tuổi cao sức yếu song ông không bao giờ than thở, nản chí. Đóng góp của Bùi Kỷ đối với phong trào cách mạng gắn liền với hoạt động của các tổ chức mà ông tham gia lãnh đạo.

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 9

Bùi Kỷ được cử làm Ủy viên nhân dân Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3 từ năm 1948-1956. Trong khoảng thời gian đó, ông cùng với Nguyễn Văn Xước đã có những ý kiến đóng góp kịp thời để công tác lãnh đạo Liên khu được thực hiện có hiệu quả; đồng thời, có những thông tư, thông tri hướng dẫn, phân công công việc của Liên khu cho các phòng, ban. Trong những năm đầu thành lập, do cán bộ Liên Việt chuyên trách còn ít nên hoạt động không đạt được hiệu quả cao, vai trò chỉ đạo của Chi hội Liên Việt Liên khu 3 bị lu mờ. Trong khi đó, đây lại là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như Công giáo chiếm số lượng khá đông nên các đoàn thể yêu nước phát triển khó, chủ trương, đường lối của Đảng ít được phổ biến. Trước thực tế đó, với trách nhiệm là Hội trưởng Chi hội Liên Việt, sau là Chủ


25 Để đáp ứng yêu cầu cách mạng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 120/SL quy định việc thành lập các liên khu. Liên khu 3 được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 3 Khu: 2, 3 và 11. Nguyễn Văn Trân được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Liên khu 3, Đặng Kim Giang làm Phó Chủ tịch.

tịch Ủy ban Liên Việt26, Bùi Kỷ với tất cả niềm mong mỏi của mình, đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm điều chỉnh lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban. Chẳng hạn như từ khi thành lập đến tháng 5-1952, Ủy ban đã họp được 3 lần: lần 1 họp sau khi thành lập để hoàn thiện bộ máy làm việc; lần 2 họp bất thường vào 28-12-1951 để đặt kế hoạch phổ biến Nghị quyết của Hội nghị hòa bình thế giới ở Việt Nam và phát động phong trào thi đua lập công; lần 3 (6 tháng 1 kỳ) để vận động nhân dân thực hành những nhiệm vụ mới, trọng tâm là sản xuất và lập công. Không chỉ phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban kháng chiến hành chính các Khu, với các phòng chuyên môn, nhất là địch vận để tuyên truyền, phổ biến chính sách, đường lối của Đảng, ông còn thường xuyên cử cán bộ đi thăm hỏi đồng báo Công giáo, đồng bào thiểu số, giải thích đường lối của ta, vạch tội ác của giặc. Bản thân ông cũng không quản ngại trực tiếp đi xuống cơ sở, kể cả những địa phương xa xôi để kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến. Ngoài ra, với tư cách là lãnh đạo Ủy ban, Bùi Kỷ đã thể hiện sự nhanh nhạy của mình trước diễn biến tình hình thế giới và cách mạng trong nước. Ngay sau khi Hội nghị hòa bình ở Á châu được tổ chức, Ủy ban Liên Việt Liên khu 3 đã tổ chức học tập Nghị quyết gắn liền với nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc thi đua sản xuất lập công; trước cuộc xâm lược của Mỹ ở Triều Tiên và Trung Hoa, Ủy ban cũng lên tiếng phê phán, phản đối và bày tỏ sự đoàn kết với nhân dân các nước để bảo vệ nền hòa bình thế giới. Cùng với đó, Ủy ban cũng sớm đề ra nhiệm vụ nhằm kêu gọi toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh đấu tranh chống Pháp như: Tích cực phá cản, giữ vững phong trào đấu tranh và chiến tranh du kích trong địch hậu, củng cố và mở rộng căn cứ du kích; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch sản xuất (và tiết kiệm); tăng cường đoàn kết, củng cố và phát triển cơ sở; phổ biến và hưởng ứng Nghị quyết Hội nghị hòa bình thế giới lần thứ 2 và Nghị quyết Hội đồng hòa bình thế giới ở Á châu; chống bắt lính, phá ngụy quyền; vận động đón thương binh về làng [99, tr. 3]. Với tất cả sự cố gắng đó, Ủy ban Liên Việt Liên khu 3 phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Liên khu đã từng bước củng cố thêm tinh thần đoàn kết, tương trợ, cứu giúp các nơi bị giặc tàn phá, ủng hộ bộ đội hoặc nuôi

26 Năm 1951, Đảng chủ trương thống nhất Việt Minh và Liên Việt. Tháng 10-1951, Hội nghị Liên Việt toàn Khu họp bầu Ủy ban Liên Việt Liên khu 3 gồm 33 vị đủ các thành phần, đảng phái, các tôn giáo, dân tộc, các đoàn thể, các thân sĩ, trí thức, địa chủ, tư sản... phản ánh được khối đoàn kết trong Liên khu.

cán bộ, tham gia thi đua ái quốc của nhân dân lương - giáo, đồng bằng - miền núi: “Sau các hoạt động mạnh của ta tại địch hậu nói chung và nhất là tại các vùng Công giáo tập trung đại đa số giáo dân hiểu ta hơn, thấy rõ lực lượng kháng chiến mạnh, tin tưởng ở chính phủ [...]. Lương và giáo đã gần nhau hơn” [99, tr. 4].

Bên cạnh đó, Bùi Kỷ cũng làm tốt vai trò của Hội trưởng Hội giúp binh sĩ bị nạn Liên khu 3, Hội trưởng Hội Văn hóa Kháng chiến, phối hợp với Ủy ban Kháng chiến hành chính khu, với các sở chuyên môn để vận động, tuyên truyền nền văn hóa mới, văn hóa kiến quốc sâu rộng trong quần chúng. Mỗi nhiệm vụ được giao, ông đều cố gắng hoàn thành, đem hết tài sức của mình để góp phần vào việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Ở những nơi cơ quan Liên khu 3 tản cư hồi ấy như Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, người ta thường gặp một cụ già hiền hậu, dong dỏng cao gầy, có chòm râu thưa, trẻ em thường reo gọi nhầm là “cụ Hồ”, đi đôi dép lốp, mặc bộ ka ki kiểu Tôn Trung Sơn bạc màu. Đó chính là Bùi Kỷ, rất giản dị và gần gũi với nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Trân, Nguyên Bí thư Liên khu ủy 3, Nguyên chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3 có nhớ lại: “Cuộc kháng chiến lúc ấy rất gian khổ, thiếu thốn. Giặc thế mạnh, ta còn yếu, dân chúng rất nghèo. Những người công tác trong Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3 lúc ấy phần đa là thanh niên, cụ Bùi đã có tuổi phải chịu đựng nhiều thiếu thốn. Nhưng lạ là, lúc nào Cụ cũng lạc quan, vui vẻ nên ai cũng quý trọng cụ. Nhiều cuộc họp của Ủy ban để bàn các kế hoạch đánh giặc, giúp dân, thực hiện các chính sách đoàn kết của Chính phủ, Cụ hăng hái góp nhiều ý kiến. Đôi khi có vấn đề gay go, Cụ cũng rất phục thiện sẵn sàng theo đa số” [28, tr. 262]. Những đóng góp của Bùi Kỷ cũng được đồng chí Lê Đình Thám - Đại diện Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Việt

- Trung hữu nghị khẳng định trong tang lễ của ông ngày 20-5-1960: “Trong khói lửa của chiến tranh, Cụ đã vượt hàng trăm cây số để đi hội họp ở nơi này nơi khác, Cụ đã cùng với các cán bộ khác có lần len lỏi vào các vùng du kích để động viên nhân dân đánh giặc và sản xuất” [28, tr. 258].

Sau khi hòa bình lập lại, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của cả nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập27. Đại hội tổ chức từ ngày 5 đến ngày 10-9-1955 đã thông qua Cương lĩnh, Điều lệ mới. Tại phiên họp cuối, đại hội đã bầu 87 vị vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [3, tr. 171]. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự, Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch. 85 ủy viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hầu hết là các nhân sĩ, trí thức có tiếng nói và ảnh hưởng28. Bùi Kỷ lúc này đã 68 tuổi song vẫn được đại hội nể trọng bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đã đóng góp nhiều ý kiến, tích cực phổ biến đường lối, chính sách của Đảng như tiếp tục đấu tranh để triệt để thi hành Hiệp định Giơnevơ, mở rộng và củng cố Mặt trận Dân tộc Thống nhất toàn quốc, đòi hiệp thương thống nhất nước nhà... nhằm giúp cho mục tiêu đoàn kết toàn dân của Đảng và Chính phủ được thực hiện tốt nhất. Sau đó, ông còn được cử làm Ủy viên Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam29, Phó ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ. Những kinh nghiệm từ thời vận động truyền bá Quốc ngữ trước năm 1945 được ông vận dụng linh hoạt, triệt để trong quá trình công tác với sự nhiệt tình cao nhất. Đồng chí Lê Đình Thám cho biết: “Cụ thường đi xuống tận cơ sở để vận động nhân dân học tập. Nơi nào khó khăn là có mặt Cụ và Cụ đã hoạt động ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc” [28, tr.

258]. Không những vậy, ông rất chăm nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, các chủ trương, chính sách của Đảng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặc biệt coi trọng tình hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là Liên Xô và Trung Quốc. Chính phủ đã tin tưởng cử Bùi Kỷ làm Hội trưởng Hội

27 Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã sớm được đề ra từ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) với tên là Hội Phản đế đồng minh. Thời kỳ dân chủ 1936-1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập. Thời kì chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa và thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp trường kì, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam cùng hoạt động, đến năm 1949 thống nhất thành Mặt trận Việt Minh. Sau năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, Mặt trận lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; còn ở miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được thành lập vào ngày 22-12-1960.

28 Theo Viện sử học, Việt Nam - Những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb. Giáo dục, 2004, thì Hội nghị đã bầu ra 98 ủy viên.

29 Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam được thành lập ngày 19-11-1950.

Việt - Trung hữu nghị30, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động nhằm củng cố, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa Đảng và nhân dân hai nước. Hai lần ông được cử sang nước bạn và cả hai lần ông đã làm tròn nhiệm vụ hữu nghị mà Mặt trận và Hội đã giao phó. Ngoài ra, ông còn thể hiện tài nghệ văn học, nhất là sự am tường về thơ chữ Hán trong các chuyến thăm. Năm 1955, khi đến Trung Quốc, đi qua đất Quảng Châu, Bùi Kỷ cao hứng sáng tác bài thơ chữ Hán Tái phỏng Quảng Châu cảm tác

(Lại thăm Quảng Châu). Rồi năm 1958, trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai, ông được mời tham dự lễ khánh thành ngôi mộ Phạm Hồng Thái31 cũng tại Quảng Châu. Xúc động và tưởng nhớ người chiến sĩ cách mạng, Bùi Kỷ đã viết bài thơ “Viếng Phạm Hồng Thái”:

Quyết chí diệt thù khinh tử sinh Biển trời chấn động, kẻ thù kinh Khí hùng hòa nhập dòng Châu ấy

Mãi với nhân gian rửa bất bình [28, tr. 250]

Có thể nói, cùng với Dương Bạch Mai – Hội trưởng Hội Việt - Xô hữu nghị, Bùi Kỷ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố thêm tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đúng với đường lối ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó bảng Bùi Kỷ vì yêu nước, từ chỗ khước từ con đường hoạn lộ đến cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục của nước nhà. Từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã thực sự đứng vào hàng ngũ của Đảng, chung một niềm tin, một lý tưởng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Mặc dù sức khỏe đã giảm sút nhưng ông vẫn tham gia kháng chiến không một chút đắn đo, ngần ngại. Suốt 15 năm, ông đã mang tất cả tâm huyết, trí tuệ của mình để phục vụ cách mạng. Thậm chí ông còn tỏ ra nuối tiếc về thời gian



30 Hội được thành lập ngày 11-2-1950 với tên gọi là Hội Việt - Hoa hữu nghị, từ tháng 10/1955 được đổi tên thành Việt - Trung hữu nghị, trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

31 Phạm Hồng Thái (1896-1924), liệt sĩ cách mạng, quê Nghệ An. Năm 1924, đã đánh bom ám sát Toàn quyền Đông Dương Meclanh tại Quảng Châu (Trung Quốc), gây tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng Việt Nam. Việc không thành, ông nhảy xuống sông Châu Giang, hi sinh vào đêm 18/6/1924. Thi hài ông được táng ở Hoàng Hoa cương (Quảng Châu), mộ được xây cất lại vào ngày 16/4/1958.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023