Đóng Góp Của Bùi Kỷ Đối Với Quê Hương, Đất Nước

đã qua: “Một đời bao uổng cái xuân” (trong bài Họa thơ tặng của ông Phục Ba). Ông cũng tỏ ra khiêm tốn với những gì mình đã làm được cho cách mạng:

Kháng chiến gian lao già chẳng ngại

Mảy may báo nước đáng công a? [28, tr. 234]

Bùi Kỷ từng phát biểu: “Tôi đã thấy rõ công cuộc kiến thiết hùng mạnh của chúng ta và tương lai sán lạn của đất nước” [28, tr. 259]. Có lẽ, nhờ tình yêu cách mạng đó mà ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh những ngày cuối đời tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, ông vẫn đem hết tàn lực để sáng tác. Trong dịp Đoàn đại biểu Chính phủ Trung Quốc sang thăm nước ta, ông đã gửi Thủ tướng Chu Ân Lai một bài thơ chữ Hán để chào mừng. Ngoài ra, ông còn cố gắng viết một tập diễn ca theo thể song thất lục bát gồm 344 câu để kỉ niệm 15 năm xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lòng tin tưởng vô hạn của Bùi Kỷ vào chế độ, vào Đảng, vào tương lai của dân tộc đã thể hiện rõ trong những câu kết luận bài thơ đó:

Ngày thống nhất, hoa cười chim hót, Ngày trúc mai xum họp không xa Hùng cường là sức chúng ta

Dẫu muôn gian khổ quyết là thành công! Ta có Đảng tiền phong vững lái,

Có Bác Hồ, từng trải, anh minh, Bạn ta giúp đỡ tận tình

Đường lên xã hội quang vinh lạ thường [38, tr. 16]

Hai ngày trước khi mất, ông còn làm một bài thơ chúc mừng sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Anh hùng dân tộc luyện thân Tuổi già mà vẫn tinh thần hơn ai Bốn phương đạo đức sáng ngời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Non sông vun đắp đời đời thanh xuân

Bên dưới bài thơ có ghi hàng chữ: “Kỷ tôi sở dĩ có được như ngày nay đều do công giáo dục của Chủ tịch. Xin có bốn câu vụng về, tạm đề làm lời chúc” [28, tr. 256]. Lời trăng trối đó chính là lời tri ân của ông đối với Đảng và Bác Hồ.

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 10


Tiểu kết chương 3

Có thể nói, duyên gặp gỡ với Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành cùng với thời gian được làm việc cùng với nhiều nhà trí thức cách mạng tại Trường tư thục Thăng Long đã dần tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức và tư tưởng của Bùi Kỷ: Từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng Mác xít, từ yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Bùi Kỷ đã chứng tỏ rằng, ông không chỉ là một người thầy tâm huyết mà còn là một nhà hoạt động cách mạng tích cực và sôi nổi. Phong trào truyền bá Quốc ngữ - phong trào văn hóa quan trọng nhất mà Đảng ta khởi xướng trong giai đoạn trước năm 1945 cũng ghi nhận dấu ấn của ông. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tiếp tục được Đảng và Chính phủ tin tưởng giao phó các chức vụ quan trọng. Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng ông luôn đem hết tài sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho nhiệm vụ cách mạng chung của quê hương, đất nước. Đồng thời qua đó cũng khẳng định, trình độ và uy tín của ông đối với đội ngũ trí thức Việt Nam lúc bấy giờ.

CHƯƠNG 4. ĐÓNG GÓP CỦA BÙI KỶ ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

3.1. Đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam

Bùi Kỷ được thừa hưởng truyền thống hiếu học, yêu nước từ gia đình, dòng họ, quê hương. Đó là chất xúc tác quan trọng cho con đường lập thân, lập nghiệp của ông. Đến lượt mình, ông cũng trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ sau, góp phần làm rạng danh thêm những truyền thống tốt đẹp đó.

Từ cụ Bùi Văn Hanh đến ông nội Bùi Văn Quế và cha Bùi Thức, trong dòng họ của ông đều có những người đỗ đạt cao và tận tâm với đất nước, với sự nghiệp giáo dục. Hơn ai hết, thuộc thế hệ con cháu, Bùi Kỷ nhận thức rất rõ điều ấy và nỗ lực học tập. Việc ông đỗ Cử nhân (năm 1909) rồi Phó bảng (năm 1910) là minh chứng cho sự nỗ lực ấy, để tiếp tục ghi tên vào bảng vàng của dòng họ. Hơn nữa, quyết định từ chối làm quan cho chính quyền phong kiến và thực dân của Bùi Kỷ cũng là một hành động để tôn vinh, ghi nhớ người xưa và nhắc nhở con cháu về sau. Từ đó, Bùi Kỷ bước sang một ngả đường khác, làm một người thầy, một nhà văn, một người hoạt động cách mạng, cống hiến tài lực cho quê hương, đất nước.

Cho dù Bùi Kỷ có từng giữ chức vị gì cao đi chăng nữa thì trong gia đình, dòng họ, ông vẫn chỉ là một thành viên như bao người khác. Ông sẽ chẳng được các thế hệ con cháu kính nể, mến phục nếu không có trách nhiệm với gia đình. Bởi vậy, tinh thần hiếu học, sự khước từ mọi cám dỗ danh lợi chính là thể hiện trách nhiệm của một người con có hiếu với cha mẹ. Ngoài ra, với tư cách là con trai trưởng của tiến sĩ Bùi Thức, Bùi Kỷ đã là tấm gương sáng cho các em của ông học tập, đỗ đạt (Bùi Khải, Bùi Lương, Bùi Nhung). Đặc biệt, tình cảm đối với gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đối với Bùi Kỷ cũng được bộc lộ một cách rất đỗi bình dị trong các sáng tác của ông như: Nhớ chị, Mừng con trai lấy vợ...

Cũng như các bậc cha ông đi trước, Bùi Kỷ có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ sau trong gia đình, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Tính từ đời 5 đến đời thứ 10 của dòng họ Bùi chi Ất Châu Cầu của Bùi Kỷ, đã có 6 đời làm nghề giáo vinh hiển. Con trai Bùi Anh (1913 - 2003) từng làm Trưởng Ty giáo dục tỉnh Hà Đông; con trai Bùi Diễm sinh năm 1923 là Tiến sĩ Luật, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn

quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Liên hợp quốc; cháu nội Bùi Hoàng sinh năm 1944 là Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Đông; chắt Bùi Huy sinh năm 1953 là Phó Giáo sư Tiến sĩ Vật lý (Viện Vật lý); chắt Bùi Diệu sinh năm 1956 là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội). Như vậy, tính từ đời cụ Bùi Văn Hanh (đời 5) đến đời Bùi Huy và Bùi Diệu (đời 10), ngành họ Bùi chi Ất Châu Cầu đã có 6 đời làm nghề giáo đều vinh hiển. Nói rộng ra, dòng họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu có nhiều người đỗ đạt một phần nhờ “phúc ấm của tổ tiên” để lại, trong đó có đóng góp của Bùi Kỷ. Đến nay, nhiều gia đình chi Ất Châu Cầu có bố, con, anh, em đều là giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân; chi Giáp ở Mễ Tràng từ đời 9-10 trở đi cũng có nhiều người trở thành cán bộ của chính quyền các cấp, giáo sư, tiến sĩ.

Ông Bùi Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Mặc dù kỉ niệm với ông nội Bùi Kỷ không có nhiều và cũng không còn được đầy đủ nhưng qua những lời kể của cha Bùi Anh, anh em trong gia đình tôi luôn biết ơn, tưởng nhớ các thế hệ cha ông, những người đã góp phần quan trọng vào việc hình thành truyền thống yêu nước, truyền thống sư phạm của gia đình. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở bản thân mình phải không ngừng phấn đấu; đồng thời, giáo dục các thế hệ sau phải tiếp tục phát huy tinh thần ấy.

Mặc dù sau khi đỗ đạt, Bùi Kỷ ra Hà Nội hoạt động song ông vẫn là một người con của mảnh đất Châu Cầu. Vì vậy, với tài năng, uy tín của mình, ông có tiếng nói tại địa phương, được nhân dân kính trọng. Theo truyền thống của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, khi làng có việc như lễ đại kỳ phước hay lễ kỳ an, chức chủ tế phải là người khoa mục hay người có phẩm hàm cao hơn và đủ lệ khao vọng. Bùi Kỷ vốn là một bậc đại khoa, đã nhiều lần được làng xã mời về làm chủ tế cũng như tham dự các công việc quan trọng của làng, nhưng vì bận công việc ở Hà Nội nên ông đã không ít lần phải khước từ. Duy chỉ có một lần, Bùi Kỷ có về xã Liêm Cần (huyện Thanh Liêm) vào tháng 3-1943 nhân dịp giữ trách nhiệm truyền lại sắc mà

triều Nguyễn phong cho đền Lăng32. Vui mừng và phấn khởi trước sự hiện diện của


32 Liêm Cần là một xã nằm dọc theo đường 21 đi Nam Định, cách Phủ Lý 7km, nơi có đền Lăng (tức đền Hạ) thờ tứ vị hoàng đế: Đinh Tiên hoàng đế, Đại Hành hoàng đế, Trung Tông hoàng đế và Ngọc Triêu hoàng đế.

vị Phó bảng, nhân dân xã rất hào hứng đem kiệu và võng đào, cờ, lọng, chiêng, trống lên rước sắc và đón ông về làm lễ bốc bát hương ở đền. Sự kiện này được tác giả Bắc Môn ghi lại theo lời kể của ông Vũ Đức Quang (người xã Liêm Cần) như sau: “Họ đều quỳ rạp xuống khi ông Bảng uy nghi trong bộ phẩm phục mới, đứng tuyên đọc sắc phong, rồi trịnh trọng yểm tờ sắc dưới bát hương thờ” [61, tr. 204]. Nhân chuyến đi này, ông Kỷ đã ghé qua chào hỏi nhà nho Vũ Thượng Đồng. Ông cũng không quên hỏi thăm về tình hình sinh hoạt, đời sống của nhân dân trong vùng...

Có thể nói, trải qua lịch sử hàng thế kỉ, dòng họ Bùi Châu Cầu đã khẳng định được thanh danh bởi những con người tài năng, đức độ. Đến nay, dòng họ Bùi vẫn là một trong những dòng họ nổi tiếng nhất của đất Hà Nam nói chung và thành phố Phủ Lý nói riêng, là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Ông Phạm Xuân Cấn – Nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư thị xã Phủ Lý từng khẳng định: “Không chỉ dũng cảm đánh giặc giữ nước, giữ nhà, người thị xã Hà Nam còn có truyền thống văn học. Cụ Bùi Văn Dị có thể nói là người “giỏi võ, sành văn”. Ngoài việc cầm quân đánh giặc, cụ còn để lại cho đời một tập thơ văn có giá trị. Người con thúc bá của cụ Bùi Văn Dị là Bùi Văn Quế cũng đỗ phó bảng. Cụ Bùi Thức là con của Bùi Văn Quế lại đỗ tiến sĩ. Còn cụ Bùi Kỷ con của Bùi Thức đỗ phó bảng, sau này tham gia hoạt động cách mạng đến năm 1960 thì mất. Như vậy, dòng dõi họ Bùi ở làng Châu Cầu đã ba đời đỗ đại khoa...” [75, tr. 6].

3.2. Đối với dân tộc

Từ chối làm quan cho triều đình nhà Nguyễn và chính quyền thực dân, sau đó sang Pháp du học năm 1911 và ra Hà Nội dạy học từ năm 1917 là những quyết định có thể nói đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời của Bùi Kỷ. Với tài năng, trí tuệ và những cống hiến to lớn cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng nước nhà, ông xứng đáng là một nhân vật lớn, một nhân cách lớn trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XX.

Trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, dù không ra làm quan nhưng Bùi Kỷ lựa chọn con đường phục vụ nhân dân, đất nước theo cách riêng. Giảng dạy Việt văn và Hán văn tại các trường cao đẳng và tiểu học tại Hà

Nội đối với ông là một phương thức để bồi đắp tình yêu đối với truyền thống văn hóa dân tộc. Cùng chung sức với đội ngũ cán bộ và giáo viên các trường, ông đã kiên nhẫn giáo dục ý thức tự giác học tập, thức tỉnh lòng yêu nước, tu dưỡng nhân cách, trách nhiệm đối với dân tộc cho các thế hệ sau. Không ít người trong số các học trò của ông đã để lại ấn tượng khá đẹp trong lịch sử nền giáo dục và cách mạng Việt Nam. Nhiều sinh viên đã hăng hái tham gia phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh vốn là những phong trào ái quốc, có ảnh hưởng sâu rộng lúc bấy giờ. Về sau, nhiều người trong số họ đã tham gia hoạt động cách mạng như Nguyễn Lân, Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy... Đặc biệt, thời gian gắn bó với Trường tư thục Thăng Long, thầy Kỷ cùng với các trí thức cách mạng như Phan Thanh, Nguyễn Bá Húc, Phan Mỹ, Khuất Duy Các, Hoàng Như Tiếp, Võ Nguyên Giáp... đã không chỉ truyền bá kiến thức cho học sinh mà còn đồng thời tuyên truyền lòng yêu nước, thương dân và căm thù thực dân Pháp xâm lược. Nhờ đó, trong khoảng 10 năm tồn tại (1935 - 1945), Trường tư thục Thăng Long đã trở thành trường tư thục lớn nhất Đông Dương, thu hút số lượng học sinh đông đảo có tinh thần yêu nước và được xem là cái nôi cách mạng. Sau này, Phạm Duy Bình cũng tự hào khẳng định: “Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tôi đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội, yêu nước của phong trào sinh viên cứu quốc tại Việt Nam học xá. Rồi đến ngày toàn quốc kháng chiến, tôi cũng như đông đảo anh chị em học sinh Trường tư thục Thăng Long đã nhiệt tình hăng hái tham gia tự vệ vào quân đội cùng các hoạt động kháng chiến chống đế quốc Pháp không chút ngần ngừ, đắn đo, suy nghĩ, đúng như lời thầy Bùi Kỷ đã dặn dò: “Bình thiên hạ khi bất bình”. Đông đảo học sinh Trường tư thục Thăng Long đã có mặt ngay từ những ngày mở đầu cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Hiển nhiên đây là kết quả dạy dỗ, giáo dục của các thầy giáo yêu nước, cách mạng của “Thăng Long nghĩa thục” [5, tr. 314].

Theo giáo sư Đặng Thai Mai: “Cụ Bùi, hồi này, cùng với Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh là 3 nhà trí thức cỡ lớn của thủ đô” [60, tr. 270]. Sự tinh thông cả cổ kim đông tây cùng với sự nhiệt huyết muốn truyền tải những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa, văn học dân tộc của thầy đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ học trò. Điều thú vị là, ngay cả trong các cuốn giáo trình của thầy Bùi Kỷ

soạn và đưa vào giảng dạy cũng làm nổi bật lên “ý nghĩa đấu tranh của nhiều tầng lớp nhân dân trên trường kỳ lịch sử hơn hai mươi thế kỉ để bảo vệ lấy tiếng nói mẹ đẻ, để xây dựng một nền văn học tiếng Việt. Quả tình đây cũng là một trận tuyến khá gian khổ để góp phần vào việc giữ gìn độc lập của dân tộc” [60, tr. 271]. Qua những trang hồi ký, những lời tâm sự chân tình của các thế hệ sau như Nguyễn Lân, Đặng Thai Mai..., chúng ta thấy được những đóng góp to lớn của danh nhân Bùi Kỷ đối với nền văn hóa - giáo dục. Ông Lê Văn Sanh (75 tuổi), con trai của cố nhà văn Lê Tư Lành (từng là học trò của thầy Bùi Kỷ) cho chúng tôi biết: Khi cha tôi còn sống, cụ Bùi Kỷ có đôi lần đến chơi. Mặc dù khi đó tôi còn rất nhỏ và chỉ được đứng hầu chuyện các cụ nhưng trong trí nhớ của tôi, cụ là người rất giản dị, đức độ. Không chỉ riêng bố mẹ tôi, mà các thế hệ con cháu như chúng tôi cũng rất biết ơn, kính trọng cụ bởi tài năng, phẩm chất cao quý của cụ, một người am tường Hán học và Tây học.

Không chỉ là một nhà sư phạm, nhà hoạt động văn hóa có ảnh hưởng, Bùi Kỷ còn là một nhà văn, nhà thơ hoạt động sôi nổi trên các lĩnh vực: biên khảo, hiệu khảo, dịch thuật, phê bình, sáng tác. Đối với lĩnh vực biên khảo, ông được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan xếp vào một trong 8 nhà biên khảo nổi tiếng của nước ta với hai công trình tiêu biểu là Quốc văn cụ thể Việt Nam văn phạm bậc trung học. Những công trình hiệu khảo như Truyện Thúy Kiều, Tam quốc chí... đã từng gây tiếng vang lớn trong nền văn học nước nhà và được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông, chuyên nghiệp cũng như giới nghiên cứu. Số lượng các sáng tác của ông tuy không thuộc loại đồ sộ nhưng đều đạt tính mẫu mực, phản ánh một tâm hồn văn chương phong phú. Thơ văn của ông ẩn chứa tâm tình thế sự, bao trùm lên là nỗi buồn, nỗi lo của một trí thức có trách nhiệm trước thời cuộc. Đáng lưu ý là, sáng tác của ông thường gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với tổng số trên 100 công trình, sáng tác ở nhiều thể loại, Bùi Kỷ đã chứng tỏ ông là một nhà văn, nhà thơ đa tài và không phải ai cũng đạt được thành công như ông.

Bên cạnh đó, quá trình hoạt động của Bùi Kỷ phản ánh sự chuyển biến tư tưởng của ông, từ hệ tư tưởng Nho giáo đến chủ nghĩa Mác, từ yêu nước đến chủ nghĩa

cộng sản. Vẫn là yêu nước nhưng ở mỗi giai đoạn, Bùi Kỷ lại có cách xử thế khác nhau. Từ những mối liên hệ với nhà dân chủ Phan Châu Trinh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Bùi Kỷ đã sớm tham gia phong trào yêu nước, mong muốn giải phóng dân tộc. Bùi Kỷ cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của phong trào truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 - 1945, một phong trào yêu nước đấu tranh trên mặt trận văn hóa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Với tư cách là Phó Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ, Bùi Kỷ cùng với Nguyễn Văn Tố đã dẫn dắt Hội và phong trào phát triển khá sâu rộng. Cần nhận thấy rằng, trong bối cảnh lịch sử mà thực dân Pháp phải chuẩn bị đối phó với âm mưu bành trướng của phát xít Nhật, đang âm mưu cướp thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, phong trào truyền bá Quốc ngữ ra đời đã góp phần nâng cao dân trí (hơn 5 vạn người biết chữ) và xây dựng được những hạt nhân, những cơ sở cách mạng trong đồng bào lao động. Đó được xem là một trong những tiền đề quan trọng đưa đến sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh để rồi dấn thân vào cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ông đã được Chính phủ tin tưởng giao cho nhiều trọng trách: Ủy viên nhân dân Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu 3, Chủ tịch Ủy ban Liên Việt Liên khu 3, Hội trưởng Hội văn hóa kháng chiến Liên khu 3, Hội trưởng Hội Việt - Trung hữu nghị, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng hòa vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, ở cương vị nào, ông cũng đem hết sự nhiệt tình, trí tuệ của mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp chung. Mỗi việc làm, hành động của Bùi Kỷ đều xuất phát từ lòng yêu nước, từ một nhân cách thanh bạch của nhà nho. Bởi vậy, sau khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, khi tìm được lý tưởng cách mạng, ông càng hăng hái, nhiệt tình hơn nữa. Nguyễn Văn Trân khẳng định: “Lập trường và thái độ rõ ràng dứt khoát của cụ đã tác động rất lớn trong giới trí thức cũ và mới, trong các nhân sĩ, các giới tôn giáo” [28, tr. 262]. Lúc từ giã cuộc đời, điều ân hận của ông là không được tận mắt nhìn thấy miền Bắc hoàn thành chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà giành được thắng lợi. Ông trút hơi thở cuối cùng ngày 19-5-1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ. Sự ra đi của ông là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023