Các Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng

nhiệm là phải có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật của người vi phạm với thiệt hại xảy ra, nói cách khác thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trách pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Theo nguyên tắc chung, nếu giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả, hay nói cách khác thiệt hại xảy ra không phải là hậu quả trực tiếp của hành vi trái luật thì người thực hiện hành vi trái luật đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan hệ nhân quả là một phạm trù khách quan [1]. Bản chất khách quan của mối quan hệ nhân quả, cho dù nó được thể hiện ở đâu, luôn không thay đổi. Hầu như tất cả các tác giả đều khẳng định rằng, khái niệm về quan hệ nhân quả không phải là khái niệm pháp lý đặc trưng, khái niệm này gắn với các hiện tượng tự nhiên và là khái niệm chung cho tất cả các ngành khoa học: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chính vì vậy mà khoa học pháp lý không thể tạo ra bất kỳ một học thuyết đặc biệt cho riêng mình mà cần phải biết dựa vào các phạm trù của triết học Mác-Leenin để xây dựng các quy tắc cho phép trong từng trường hợp cụ thể có thể xác định được mối liên hệ phụ thuộc giữa nguyên nhân và hậu quả là điều kiện cần và đủ để áp dụng trách nhiệm đối với người đã thực hiện hành vi trái luật có lỗi gây thiệt hại. Bởi vì các quy tắc được khoa học pháp lý xây dựng mang tính chất chung, được áp dụng trong tất cả các ngành luật (lĩnh vực của pháp luật) và không có bất kỳ một đặc thù nào đối với pháp luật về nghĩa vụ nói chung, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng nên có thể sử dụng các tình huống thực tiễn khác nhau để nghiên cứu, thông qua đó có thể làm sáng rõ những vấn đề mang tính lý luận về quan hệ nhân quả.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra cần phải được Tòa án xác định và việc xác định mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa khi áp dụng hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra

được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.

d) Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Trong khoa học pháp lý tồn tại quan điểm có thể nói là chính thống mà theo đó cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự. Một trong những yếu tố cấu thành đó là lỗi của người vi phạm. Tuy nhiên nếu như mối quan hệ nhân quả được coi là yếu tố tồn tại khách quan, ngoài ý thức của con người thì lỗi được coi là yếu tố chủ quan. Theo nguyên tắc chung thì lỗi là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy mà quy phạm về trách nhiệm do có lỗi được đưa vào Bộ luật Dân sự. Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thế biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.

CHƯƠNG 2‌

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 57 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi). Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều các đạo luật nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, các luật, pháp lệnh về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể … Do vậy, mọi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều ít nhiều xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, cộng đồng và của người tiêu dùng.

Riêng trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật quy định cụ thể các nhóm hành vi sau đây bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng và bị pháp luật nghiêm cấm:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 5

a) Sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả;

b) Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục;

c) Thông tin, quảng cáo sai sự thật;

d) Các vi phạm khác nhằm lừa dối người tiêu dùng.

2.1.1. Cách xác định thiệt hại do hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Theo nguyên tắc chung, chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại luôn được coi là điều kiện đầu tiên, tiên quyết khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng. Bởi vì nếu có hành vi trái pháp luật mà thiệt hại không xảy ra thì vấn đề

đền bù không thể xảy ra. Lý luận về trách nhiệm pháp lý nói chung đã chỉ ra rằng, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu [11]. Rõ ràng như vậy, nếu không có thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường không được đặt ra. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ và chính xác khi xác định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức độ bồi thường.

Cần phải nói thêm rằng, thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số đặc điểm khác biệt với thiệt hại trong trách nhiệm hợp đồng. Trong trách nhiệm hợp đồng thiệt hại chỉ có thể là thiệt hại về vật chất, điều này được lý giải bởi việc quan hệ hợp đồng là quan hệ tài sản. Trong khi đó theo quy định của pháp luật nói chung, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng thì thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005. Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định thiệt hại vật chất do tài sản bị xâm phạm thường gặp ít khó khăn hơn so với việc xác định thiệt hại vật chất trong trường hợp được quy định trong các Điều 609, 610 và 611 Bộ luật Dân sự 2005.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân tích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm … và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do

danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm trừu tượng. Hiện tại không có mẫu số chung cho tất cả mọi người và không thể tính được thành tiền một cách chính xác. Việc xác định tổn thất tinh thần khi sức khoẻ bị xâm hại phụ thuộc vào từng cá nhân của người bị thiệt hại (tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, mức độ thiệt hại và cả bộ phận của cơ thể bị thiệt hại …). Bởi vậy, Toà án chỉ xét và quyết định về bồi thường để bù đắp trong trường hợp cụ thể. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Xác định thiệt hại là một việc rất khó khăn và phức tạp. Những thiệt hại phải bồi thường, cụ thể như sau:

a) Thiệt hại về tài sản.

Điều 608 Bộ luật Dân sự quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất; bị huỷ hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản; chi phí hợp lý về ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm khôi phục tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Về nguyên tắc chung, các bên có thể thoả thuận cách thức, mức độ bồi thường như: sửa chữa hư hỏng, thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đồng. Nếu không thể bồi thường được bằng vật, thì giá trị tài sản để bồi thường

phải căn cứ vào giá trị thị trường của loại tài sản đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng tài sản.

Những thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc sử dụng, khai thác tài sản cũng như những chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại phải là những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại.

b) Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Đối với thiệt hại vật chất do sức khoẻ bị xâm phạm, về mặt lý luận, không thể có mặt bằng và khuôn mẫu để mọi người có thể chấp nhận chung cho việc tính toán thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại bởi mọi người rất khác nhau về độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, khả năng chịu đựng … Do vậy, pháp luật đưa ra cách thức tính toán phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội tại những thời điểm lịch sử nhất định.

Sức khoẻ của con người là vốn quý khó có thể xác định chính xác bằng một khoản tiền. Vì vậy, bồi thường thiệt hại về sức khoẻ thực chất có ý nghĩa là đền bù một phần thiệt hại vất chất, để tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên, trong một số trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân.

Xác định thiệt hại về sức khoẻ bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu … theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm; tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; việc lắp chân tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ … để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc giảm sút thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thờigian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

+ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí