Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng

luật chuyên ngành không quy định mà đạo luật chung có quy định thì áp dụng quy định của đạo luật chung.

Ở nhiều nước trên thế giới, Toà án là cơ quan tài phán giải quyết những tranh chấp giữa người tiêu dùng và những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp gây thiệt hại cho họ. Kết quả của Toà án buộc các bên phải tôn trọng, thực hiện nghiêm túc. Trong Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, do các tranh chấp về bảo vệ người tiêu dùng hầu như là tranh chấp nhỏ và đơn giản, nên Ban soạn thảo đưa ra quy định rút ngắn thủ tục xét xử (việc xét xử các tranh chấp liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng chỉ thông qua một cấp). Xét về góc độ pháp lý, đây thực sự là một quy định còn khá mới mẻ, bởi lẽ hệ thống Toà án ở nước ta hiện nay được thông qua hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.

Pháp luật Tố tụng Dân sự không quy định về thủ tục khởi kiện tập thể, trừ các trường hợp liên quan đến tranh chấp về lao động tập thể. Thế nên, trong Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, quy định về quyền khiếu kiện của Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng được đánh giá là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Một quy định mới nữa trong Dự thảo được đánh giá cao về tính khả thi, đó là quy định trách nhiệm chứng minh hàng hoá, dịch vụ đạt tiêu chuẩn thuộc về doanh nghiệp. Vì trên thực tế, có nhiều sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, bị người tiêu dùng phát hiện, Nhưng để mang đi phân tích, kiểm định những hàng hoá đó thì người tiêu dùng khó có điều kiện thực hiện được. Trong khi đó, giao trách nhiệm này cho doanh nghiệp thì lại hoàn toàn có khả năng thực hiện được.‌

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

2.2.1. Thực trạng buôn bán không trung thực gây tổn thất cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Trước đây trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, do giữa cung và cầu có sự mất cân đối nghiêm trọng, nên vai trò của người tiêu dùng hầu như không có tác động gì đáng kể trên thị trường. Trong thời kỳ đó, người tiêu dùng phải chấp nhận tất cả những gì mà người sản xuất và người lưu thông trao cho

họ, dù hàng hoá chất lượng có kém đến đâu, dịch vục có tồi như thế nào, họ vẫn phải tự an ủi mình là “có còn hơn không”.

Bước vào giai đoạn chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, người tiêu dùng đã dần dần có vị trí đáng kể trên thị trường. Với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, sản phẩm của nhiều công ty nước ngoài cũng đã xâm nhập và tìm chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Đa số các công ty sang đầu tư vào Việt nam đều mang theo dây chuyền công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tuy nhiên, cũng có hiện tượng một số công ty dùng Việt Nam làm nơi giải quyết hàng tồn kho, lắp ráp các dây chuyền công nghệ đã lạc hậu cho nhà máy ở Việt Nam hoặc tiến hành các chiêu thức tiếp thị gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số công ty lẽ ra nên đầu tư vốn vào sản xuất để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì lại giành những khoản chi khổng lồ cho các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Kết quả là trong nhiều trường hợp chính người tiêu dùng là nạn nhân của các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhưng thiếu chính xác và có lúc sai lệch này.

Những vụ việc gần đây như vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối người tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắm cá hồi Bắc Âu sau phải cải chính lại là hương cá hồi, hay vụ chất kích thích tăng trưởng ngấm vào thịt gia súc qua thức ăn chăn nuôi còn chưa kịp lắng hẳn, thì lại bùng phát chuyện sữa nhiễm hoá chất melamine, rượu được sản xuất bằng cồn công nghiệp gây chết người, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximet của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông, các cây xăng buôn bán gian dối … đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoại … giao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển. Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh

những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Theo thống kê của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), mỗi năm, các cấp Hội đã nhận được khoảng 1000 đơn khiếu nại của người tiêu dùng. Con số này là quá ít so với sự vi phạm trong thực tế. Trong số này có đến 80% đơn khiếu nại được giải quyết bằng hoà giải. Chỉ tính riêng năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 đã phát hiện những vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được dư luận đặc biệt chú ý như vụ xăng pha acetone làm hư hỏng một số bộ phận trong xe máy (diễn ra vào khoảng tháng 8-9/2006 khiến cho hàng ngàn xe máy bị thiệt hại).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong khi đó, người tiêu dùng hầu như không có cách nào để biết được sản phẩm mình mua có đạt chất lượng hay không, mà chủ yếu dựa vào “lòng tin” đối với nhà sản xuất, tin vào những gì họ quảng cáo hay thông tin ghi trên bao bì. Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra thì sự thật mới được phơi bày. Hàng loạt vụ hàng giả, hàng kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gần đây đã cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng bị vi phạm nghiêm trọng, nhiều vụ vi phạm rất tinh vi. Điển hình là vụ các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường sản phẩm xì dầu có chứa chất 3-MCPD, một chất gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Sau khi Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh công bố 17/21 doanh nghiệp sản xuất xì dầu có nồng độ chất 3-MCPD gây ung thư được lưu hành trên thị trường đã khiến người tiêu dùng không thể chọn được thực phẩm an toàn. Hàng loạt vụ ngộ độc thức ăn xảy ra liên tiếp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, sữa được chế biến từ sữa bột nhưng lại ghi là sữa tươi nguyên chất. Nhiều loại nước tương được làm từ bánh dầu, acid clohydric, nhưng doanh nghiệp lại ghi trên bao bì là sản xuất từ đậu nành; nước mắm chứa urê, phân bón làm từ đất sét và kẹo chứa bột đá với hàm lượng đến hơn một phần ba, nhưng trên bao bì chẳng có một chữ nào đề cập đến những hoá chất và chất độn này. Thậm chí trong những trường hợp gian dối bị phát hiện, có không ít doanh nghiệp có tên tuổi, được nhiều

người biết đến. Điển hình như vụ sữa bột pha nước được ghi thành sữa tươi nguyên chất của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam - trong đó có Công ty Vinamilk. Trong bản công bố ghi là: “Sữa tươi tiệt trùng không đường nhãn Vinamilk”, tuy nhiên, trên bao bì của sản phẩm đang lưu hành lại ghi: “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” là không phù hợp giữa tên của sản phẩm đang lưu hành với tên của sản phẩm ghi trong bản công bố, một loại gian lận thương mại gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 8

Thực tế cho thấy rằng, quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại liên quan đến không những hàng hoá được sản xuất trong nước mà còn liên quan đến hàng nhập khẩu. Gần đây, một loạt thông tin từ các nước trên thế giới về hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm của Trung Quốc không an toàn cho người sử dụng, trong khi đó, các mặt hàng này đang chiếm lĩnh thị trường nước ta, vậy mà các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra bất kỳ một lời cảnh báo nào đến người tiêu dùng. Thông qua việc kiểm tra, kiểm nghiệm các mặt hàng đang có vấn đề, ngành y tế mới chỉ phát hiện trong son môi của Trung Quốc có chứa chất sudan, còn các mặt hàng khác như: hàng dệt may, đồ chơi trẻ em, thực phẩm, hoa quả

… đều chưa xác định được có chất gây độc. Trong khi đó, lượng hàng Trung Quốc đang tràn vào thị trường nước ta ngày càng nhiều và tại một số cửa khẩu chưa qua kiểm dịch, kiểm soát chất lượng. Người tiêu dùng trong nước vẫn mua các loại hàng này về sử dụng, mà không biết những hàng hoá này đang ngày ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.

Một thực tế hiển nhiên là, trước những vấn đề nóng bỏng hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước chưa nhanh chóng vào cuộc. Bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Tuy là số đông, nhưng người tiêu dùng không được tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe. So với những nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, người tiêu dùng kém hiểu biết hơn. Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa họ với các nhà sản xuất kinh

doanh, người tiêu dùng luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Điều này thực sự kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, có thể thấy rằng quyền lợi của người tiêu dùng thường bị vi phạm ở những góc độ sau:

- Trước hết, người tiêu dùng thường không được đảm bảo về an toàn, đảm bảo về vệ sinh khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ như họ có thể bị điện giật nếu tiếp xúc với những dụng cụ điện không đảm bảo an toàn về cách ly điện. Họ có khả năng uống phải những loại rượu, bia, nước giải khát không đảm bảo yêu cầu vệ sinh hoặc có hàm lượng độc tố cao. Họ có thể đi trên những phương tiện giao thông không đảm bảo được an toàn cho họ. Họ có thể mua phải thuốc giả gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Hiện tượng mất vệ sinh ở nhiều hàng “cơm bụi” hiện nay đang là vấn đề báo động đối với sức khoẻ của cán bộ công nhân viên và người lao động.

- Ngày nay, người tiêu dùng đã có thể lựa chọn thoải mái các hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn đúng với yêu cầu của mình, họ thiếu những phương tiện và điều kiện cần thiết để lựa chọn được chính xác, và do đó họ thường bị mắc lừa bởi những kẻ kinh doanh bất chính. Họ hay bị lừa về giá cả, về chất lượng, về định lượng. Hiện tượng độc quyền và thái độ cửa quyền có tác động xấu tới quyền được lựa chọn của người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng thường bị nhiễu về thông tin khiến nhiều khi họ không nắm được tình trạng đích thực về hàng hoá và dịch vụ mà họ cần đến. Nhiều quảng cáo đã tỏ ra là không chính xác, gây mơ hồ, lệch lạc. Các nhãn hiệu hàng hoá nặng về hình thức, rất thiếu những thông tin cần thiết để có thể hiểu được đúng thứ hàng mà người ta cần. Bệnh sính dùng tiếng nước ngoài trên các nhãn hiệu, biển hiệu quảng cáo, kể cả báo chí đang trở thành một nạn dịch lây lan đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, uốn nắn, hướng dẫn để trình bày sao cho hợp lý.

- Khi mua phải hàng kém chất lượng, thiếu định lượng, cũng như khi gặp phải những dịch vụ tồi, không đúng như đã quảng cáo, người tiêu dùng hiện nay

60

rất khó thực hiện được quyền khiếu nại và quyền được bồi thường đối với những thiệt hại mà người kinh doanh gây ra cho mình.

Tóm lại, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam có nhiều cơ hội mới trong việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản nói riêng, trong đó có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng bảo đảm và giá cả thích hợp và thực sự được sử dụng các quyền của người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên, quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể khiến cho việc kiểm soát an toàn, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trở nên khó khăn hơn, việc xử lý sai phạm của các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng trở nên phức tạp. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mới (như mua hàng qua điện thoại, qua internet …), và những vấn đề mới như lừa đảo trên Internet cũng càng trở nên tinh vi hơn. Nhiều hành vi kinh doanh hiện đại cũng đang dần xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng (bán hàng đa cấp …) và trong một số trường hợp đã có những biến tướng, những biểu hiện bất chính cần được xử lý. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói chung. Bởi lẽ những người tiêu dùng là nạn nhân của hành vi gian lận, lừa đảo này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sống ở khu vực nông thôn. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, những hành vi hạn chế cạnh tranh như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền … cũng sẽ làm môi trường cạnh tranh bị bóp méo, ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá, dịch vụ và từ đó gây thiệt hại đối với quyền lợi người tiêu dùng.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay có khá nhiều luật, pháp lệnh có nội dung quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về bảo vệ người tiêu dùng, như: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật cạnh tranh năm 2004, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006,

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007, Pháp lệnh vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 2003, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh Giá năm 2002…

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dù đã ban hành từ ngày 27/04/1999, song phải đến 09 năm sau, Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh mới ra đời (ngày 24/04/2008). Một sự chờ đợi gần tròn thập kỷ, kéo theo bao nhiêu sự ách tắc trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thế nhưng, Nghị định ban hành rồi mà những quy định trong đó vẫn chưa thể thực hiện được, vì theo các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, muốn triển khai thì phải có Thông tư hướng dẫn từ Bộ Công thương, mà Thông tư này thì đến tận thời điểm này vẫn chưa thấy.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 chưa thực sự phát huy tác dụng. Theo quy định của Pháp lệnh, người tiêu dùng có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình để thực việc việc khiếu nại đối với hàng hoá và dịch vụ, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường. Việc khiếu nại được giải quyết theo nguyên tắc hoà giải, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không hoà giải được, người tiêu dùng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp lệnh đã quy định cụ thể một số hành vi nghiêm trọng và bức xúc trong thực tế hiện nay cần phải xử lý như sau: “Người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả và các loại hàng giả khác; thực phẩm không có bảo đảm vệ sinh, an toàn; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin quảng cáo sai sự thật; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có các hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thực tế cho thấy người tiêu dùng thường e ngại việc

khiếu nại vì nghĩ rằng có khiếu nại cũng không giải quyết được, bởi tâm lý ngại va chạm hay mất thời gian cho các thủ tục hành chính giải quyết khiếu kiện.

Những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của một hoặc một số ít người tiêu dùng dường như bị công luận bỏ quên có lẽ do tính cá biệt, riêng lẻ và hậu quả không lớn. Xã hội chỉ bị chấn động và dành sự quan tâm nhiều hơn đến các vụ việc có tác động lớn đến thị trường như vụ việc về điện kế điện tử, vụ việc nước tương, vụ việc duy trì giá xăng dầu, giá vận tải hành khách, vụ việc nhắn tin bằng điện thoại di động để lấy số thứ tự mua vé tàu lửa … Thực tế cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam không có những phản ứng mãnh liệt (dù là phản ứng cá nhân hay tập thể) trước những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp. Với những vụ việc mà thiệt hại gây ra cho một cộng đồng, phản ứng của người tiêu dùng chỉ là cung cấp các thông tin cho báo chí hoặc các cơ quan có thẩm quyền. Dường như không có người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nào đệ đơn khiếu nại hoặc khởi kiện doanh nghiệp. Trong những vụ việc này, quan niệm mang tính đại chúng không cụ thể về người tiêu dùng có những tác động khác nhau đến thực tiễn. Dưới góc độ tích cực, thiệt hại của người tiêu dùng đã được cộng gộp để có được những con số gây chấn động dư luận. Phản ứng của dư luận thông qua các phương tiện truyền thông đã buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng chấm dứt hành vi vi phạm. Song ở góc độ khác, quan niệm chung chung về người tiêu dùng có thể tạo nên tâm lý chậm phản ứng trong từng cá thể vì mỗi người tự nhận thấy thiệt hại của họ không đáng kể so với thiệt hại chung. Doanh nghiệp nại ra những khó khăn trong việc chi trả thiệt hại tủn mủn để đề xuất những giải pháp thiếu tính sòng phẳng như dùng tiền thu được một cách bất chính để làm từ thiện … Với những vụ việc mà người chịu thiệt hại chỉ là các cá thể, sự phản ứng của người tiêu dùng thường yếu ớt do thiệt hại không lớn, và vị trí của họ chưa đủ để tạo nên sức ép cho doanh nghiệp. Cũng từ quan niệm mang tính khái quát, chung chung, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng chậm phản ứng hoặc không tích cực trong các vụ việc mà số lượng người bị thiệt hại không đáng kể. Nếu có phản ứng, người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ họ cũng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí