Căn Cứ Phát Sinh Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại

Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.

* Căn cứ vào lợi ích bị bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm BTTH được phân thành trách nhiệm BTTH về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.

Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

Trách nhiệm BTTH về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, lòng đau thương…

Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm BTTH về vật chất còn trong trường hợp BTTH về tinh thần thì rõ ràng những tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể chứng minh được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.

* Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra.

Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại…

Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH : Đối với trường hợp BTTH do hành vi gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, BTTH do tài sản gây ra vì không có hành vi nên điều kiện này không thể được xem xét đến.

Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người đó phải BTTH do mình gây ra còn đối với BTTH do tài sản gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

* Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm BTTH được phân loại thành trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ. BTTH liên đới được hiểu là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người trong số những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại và mỗi người trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho mình.

BTTH riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người có trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại do mình gây ra và mỗi người trong số những người có quyền cũng chỉ có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường những tổn thất mà mình phải gánh chịu.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 4

Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cách thức thực hiện nghĩa vụ, căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đối với trách nhiệm liên đới thì khi một bên thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình trách nhiệm vẫn chưa chấm dứt mà họ còn phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại. Khi một người gây thiệt hại đã thực hiện trách nhiệm bồi thường thì sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa những người có trách nhiệm khác với người đó và khi một người trong số những người bị thiệt hại đã yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình thì phải hoàn lại phần tương ứng cho những người bị thiệt hại khác.

Đối với trách nhiệm riêng rẽ thì khi một người thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình hoặc khi một người có quyền yêu cầu đã yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình thì quan hệ nghĩa vụ của họ với người khác sẽ chấm dứt.

* Căn cứ vào yêú tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập.

Trách nhiệm hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trong đó cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi.

Trách nhiệm độc lập là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người bị thiệt hại là người hoàn toàn không có lỗi.

Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này sẽ có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức thiệt hại vì theo quy định tại Điều 617 BLDS thì khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt

hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

* Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm BTTH được phân loại thành trách nhiệm BTTH của cá nhân, trách nhiệm BTTH của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Trách nhiệm BTTH của cá nhân được hiểu là trách nhiệm dân sự mà theo đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân người gây thiệt hại hoặc đại diện theo pháp luật của người đó như cha mẹ, người giám hộ.

Trách nhiệm BTTH pháp nhân và các tổ chức khác được hiểu là trách nhiệm dân sự phát sinh cho pháp nhân hoặc các tổ chức khác trong trường hợp người của pháp nhân và các tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân hoặc tổ chức giao cho.

Trách nhiệm bồi thường Nhà nước được hiểu là khi cán bộ, công chức gây thiệt hại thuộc phạm vi bồi thường Nhà nước thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại chứ không phải chính cán bộ công chức hay cơ quan quản lý cán bộ công chức phải bồi thường.

Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể phải bồi thường và việc xác định nghĩa vụ hoàn lại: Đối với trường hợp người của pháp nhân hoặc tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao do đó hành vi của họ được hiểu là hành vi của pháp nhân chính vì vậy theo quy định của pháp luật dân sự (Điều 618, 619, 620, 621) thì trách nhiệm trước hết thuộc về pháp nhân, tổ chức. Sau khi người có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện xong thì nếu người gây thiệt hại có lỗi sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn lại của người có hành vi gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ chức đó.

Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, trình tự, thủ tục bồi thường… bởi lẽ nếu là trách nhiệm Nhà nước thì sẽ bị giới hạn phạm vi áp dụng do đặc thù Nhà nước là một chủ thể đặc biệt thực hiện việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; tiền bồi thường thuộc ngân sách Nhà nước do đó việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường cũng không

giống với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường. Trong thời gian tới, khi Luật Bồi thường Nhà nước được ban hành sẽ quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này.

Ngoài ra, nếu căn cứ vào lĩnh vực bồi thường thì trách nhiệm BTTH có thể được phân loại thành bồi thường trong lĩnh vực hành chính, hình sự, tố tụng hình sự, sở hữu trí tuệ; căn cứ vào số lượng chủ thể chịu trách nhiệm có thể phân trách nhiệm BTTH thành trách nhiệm một người và trách nhiệm nhiều người; căn cứ vào điều kiện lỗi có thể phân thành trách nhiệm BTTH có yếu tố lỗi và bồi thường thiệt hại không cần có yếu tố lỗi; căn cứ các yếu tố có liên quan đến pháp luật nước ngoài hay không có thể phân trách nhiệm BTTH thành trách nhiệm BTTH trong nước và trách nhiệm BTTH có yếu tố nước ngoài … Tuy nhiên, những cách phân loại này không có nhiều ý nghĩa nên không được đề cập đến trong phạm vi bài viết này

1.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:

a) Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; do sức khoẻ bị xâm phạm, do tính mạng bị xâm phạm; do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.

Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.

Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm … và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.

Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai….

b) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự, là một hình thức của trách nhiệm pháp lý. Vì vạy hành vi trái pháp luật được coi là điều kiện khách quan để xác định trách nhiệm dân sự [1]. Trong khoa học pháp lý hành vi trái luật, theo cách hiểu thông thường, là hành vi được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào việc người thực hiện hành vi đó có biết hay không biết sự không hợp pháp của hành vi. Nói cách khác, hành vi trái luật thể hiện một cách khách quan sự không phù hợp của hành vi của chủ thể với yêu cầu của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước, hành vi trái luật là hành vi của chủ thể gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. hành vi trái luật cũng được coi là những hành vi của chủ thể không đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra cho việc thực hiện một loại nghĩa vụ nào đó. Những yêu cầu mà pháp luật dân sự đặt ra cho việc thực hiện nghĩa vụ không những được quy định trong các văn bản pháp luật, mà còn được quy định ngay trong cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ. Vì vậy tiêu chí trái luật của hành vi còn được quy định trong các giao dịch dân sự: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.

Hành vi trái luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động và dưới dạng không hành động. Thực tiễn cho thấy hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động được xác định không gặp mấy khó khăn, trong khi đó việc xác định hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động trong thực tế lại gặp khá nhiều khó khăn.

Không hành động được coi là hành vi trái luật nếu chủ thể không thực hiện một hành vi nào đó mà theo qui định của pháp luật, chủ thể đó cần phải và đã có thể thực hiện. “Cần phải” – là một tiêu chí pháp lý đặt ra nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một hành vi xác định nào đó. “Đã có thể” – được coi là tiêu chí tự nhiên xác định khả năng thực tế thực hiện hành vi. “Cần phải” và “đã có thể” là hai tiêu chí cần thiết để xác định việc không thực hiện một hành vi nào đó có phải là hành vi trái pháp luật hay không. Pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện một hành vi nào đó nhưng chủ thể không thực hiện – không hành động, thì việc không thực hiện này có được coi là hành vi trái pháp luật hay không còn phụ thuộc vào việc chủ thể đó có thể hay không có thể. Nếu chủ thể có thể nhưng không thực hiện, rõ ràng đó là hành vi trái pháp luật, còn nếu không thực hiện vì không thể thì không được coi là hành vi trái pháp luật. Vì vậy, khi xác

định một hành vi nào đó dưới dạng không hành động có phải là hành vi trái pháp luật hay không, cần thiết phải xác định chủ thể có khả năng hay không có khả năng thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện hay không. Khả năng này có thể là khả năng của chính chủ thể và cũng có thể là hoàn cảnh. Khả năng của chính chủ thể có nghĩa là vì những lý do sức khỏe, vì chuyên môn, vì kỹ năng nên chủ thể không thể thực hiện được hành vi mà pháp luật yêu cầu phải thực hiện. Trong nhiều trường hợp, chủ thể không thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật là do hoàn cảnh đã loại bỏ khả năng của chủ thể (ví dụ khi gặp bất khả kháng).

Để xác định trách nhiệm dân sự, ngoài hành vi trái luật, còn cần phải xác định có sự tồn tại của hậu quả tiêu cực do hành vi đó gây ra cho tài sản của người mà quyền lợi chủ thể của họ bị xâm hại. Nếu trách nhiệm pháp luật dân sự được áp dụng dưới hình thức bồi thường thiệt hại thì hậu quả tiêu cực cho tài sản là yếu tố bắt buộc.

Như vậy, hành vi trái pháp luật là hành vi bị pháp luật cấm hay không cho phép thực hiện, do đó, tất cả các hành vi thể hiện việc thực hiện quyền chủ thể và khong vượt ra ngoài phạm vi được pháp luật giới hạn cho quyền chủ thể thì không bị coi là hành vi trái luật hay vi phạm pháp luật ngay cả khi hành vi đó có gây thiệt hại.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp

luật

Có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, điều đó chưa đủ để bắt buộc người

thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm dân sự. Pháp luật của hầu hết các nước và pháp luật Việt Nam đều quy định rằng, thiệt hại cần phải được bồi thường là những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, như quy định tại Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005. Theo quy định này, chủ thể thực hiện hành vi trái luật chỉ chịu trách nhiệm về những hậu quả do chính hành vi đó gây ra. Như vậy, thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật thì mới được bồi thường. Điều này có nghĩa là, một trong những điều kiện của trách 31

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí