Quan Điểm Hoàn Thiện Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

những bức xúc của người tiêu dùng mà thường người tiêu dùng bị thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm mới vào cuộc.

Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa ý thức được doanh nghiệp cần người tiêu dùng. Trên thực tế còn một số doanh nghiệp còn “hành” người tiêu dùng như khi người tiêu dùng mua phải hàng bị kém chất lượng, yêu cầu người bán đổi hàng thì người bán còn né tránh, hứa lần, hứa lượt rồi mới giải quyết. Điển hình như vụ người tiêu dùng mua máy vi tính mới có cấu hình cao, khi phát hiện máy bị hư, người tiêu dùng yêu cầu đổi lại thì người bán lại đổi cho người tiêu dùng máy có cấu hình thấp hơn cấu hình máy mua ban đầu.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ngày càng nhiều. Để hạn chế được tình hình này, chúng ta cần có các giải pháp khắc phục.

Tựu chung lại, trong Chương 2 chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, tiếp cận với hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, nổi bật lên vai trò của chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng và song song là những minh họa cụ thể của việc thực thi pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại chúng ta đã rút ra được những nguyên nhân sâu xa từ đó sẽ đề ra được hướng khắc phục và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tăng cường tính khả thi và áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, nghiêm minh. Qua đó bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại khi quyền lợi bị xâm phạm nói riêng. Góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, là bệ phóng cho nền kinh tế đất nước.

Chương 3‌

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG


3.1 Quan điểm hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

3.1.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với người tiêu dùng

Trong mối quan hệ giao dịch mua bán trên thị trường, người tiêu dùng thường bị thiếu thông tin. Các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thường chỉ đem đến cho người tiêu dùng những thông tin tốt về sản phẩm của họ. Do vậy, trong mối quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh thì người tiêu dùng thường bị thiệt thòi. Người tiêu dùng cũng thường xuyên phải chịu sự bất cân xứng về mặt kinh tế và khả năng thương lượng trong mua bán. Trong khi đó, người tiêu dùng lại là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế thị trường. Người tiêu dùng do vậy mà cần phải được pháp luật bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hướng tới mục đích trước nhất là bảo vệ người tiêu dùng chống lại những hành vi xâm hại đến lợi ích của họ. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng công nhận các quyền cơ bản của người tiêu dùng và chính là một công cụ để đảm bảo việc thực thi những quyền đó. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chống lại sự bất bình đẳng trong quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, những người làm chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Chính phủ cũng phải thừa nhận rằng họ không thể bảo vệ người tiêu dùng chống lại tất cả các trường hợp lạm dụng thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, phải tự nâng cao

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 12

kiến thức về sản phẩm, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ, trở thành những người tiêu dùng thông thái, thận trọng. Người tiêu dùng cần nhận thức rõ về quyền và trách nhiệm của mình và chủ động đấu tranh cho những quyền lợi hợp pháp đó. Việc hiểu biết về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng không còn bị thiệt thòi trong mối quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh khi tiến hành các giao dịch trên thị trường và có thể giúp họ giải quyết những khó khăn khi xuất hiện sự tranh chấp trên thị trường.

3.1.2 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhà sản xuất, kinh doanh phải nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng mà pháp luật đã quy định. Nhà sản xuất, kinh doanh muốn phát triển vững chắc phải quan tâm đến người tiêu dùng, do đó họ phải lắng nghe người tiêu dùng, phải làm công việc tiếp thị một cách tốt nhất, phải phục vụ tốt người tiêu dùng: bảo hành, sửa chữa, hướng dẫn người tiêu dùng và tiếp nhận khiếu nại, đền bù cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tiếp cận được thị trường thì nhà sản xuất, kinh doanh cũng phải chú ý nghiên cứu và đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó, việc tôn trọng người tiêu dùng, tôn trọng các quyền người tiêu dùng trước tiên là xuất phát từ quyền lợi của nhà sản xuất, kinh doanh và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần tạo nên ý thức kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức về vai trò của mình từ phía các doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp đã bắt đầu thừa nhận sự cần thiết phải quan tâm đến các lợi ích chung của người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, hiện nay, trên

thực tế có rất ít doanh nghiệp hoạt động phù hợp với cách nhìn này. Nhìn chung, các doanh nghiệp luôn ưu tiên mục đích tối đa hóa lợi nhuận và cho rằng họ không cần phải có những khung luật pháp để đảm bảo lợi ích và nhu cầu của người tiêu dùng. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ với nhau vì thương mại nhằm phục vụ người tiêu dùng và thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Lý do mà các doanh nghiệp xem người tiêu dùng như là những trở ngại là vì họ muốn khai thác người tiêu dùng cho khoản lợi ích kỉ của bản thân mình. Về ngắn hạn họ có thể thành công nhưng họ không thể đứng vững về lâu dài.

Hầu hết các bộ luật, cũng như các hướng dẫn chỉ đạo của Liên hiệp quốc đều nhằm một mục đích: bảo vệ người tiêu dùng chống lại sự bất bình đẳng trong quan hệ với các doanh nghiệp là những người luôn mạnh hơn và có đầy đủ thông tin hơn. Tuy nhiên, về mặt phát triển kinh tế, các nghiên cứu và các chính sách đều chủ yếu tập trung vào cung, nghĩa là các doanh nghiệp. Theo đó thì vấn đề quan trọng của phát triển kinh tế là phải khuyến khích đầu tư đồng thời phải tập trung vào các lĩnh vực hành chính, thuế cũng như các chính sách về việc làm. Tuy vậy, cần phải thừa nhận rằng thị trường hoạt động hiệu quả không phải chỉ nhờ vào cung mà còn nhờ vào sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Trong khi đó, cạnh tranh chỉ tồn tại thật sự khi mà quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, khi người tiêu dùng có tiếng nói và có khả năng lựa chọn một cách đúng đắn. Các nền kinh tế phát triển đều nhận thức được rõ điều này và thường có những cơ chế quản lý chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng cũng như bảo đảm cạnh tranh trên thị trường.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp. Bảo vệ người tiêu dùng là bảo vệ tất cả mọi người trong đó có cả các nhà sản xuất kinh doanh.

3.1.3 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Khi người tiêu dùng không được bảo vệ thì xã hội không thể có công bằng, văn minh. Thông qua việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào việc chống những bất công trong xã hội. Người tiêu dùng là tất cả chúng ta, bởi vậy quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm sẽ làm cho xã hội công bằng hơn, văn minh hơn.

Chính sách tiêu dùng hiệu quả là một nhân tố quan trọng để đảm bảo thị trường hoạt động tốt. Bảo vệ người tiêu dùng đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và khiến cho người bán giữ vững những cam kết về sản phẩm của mình, từ đó bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào sự cạnh tranh có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là động lực phát triển của sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền kinh tế xã hội nói chung. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có chủ trương chính sách hướng về dân và phục vụ quyền lợi của nhân dân. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ sở pháp lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không những là bảo vệ lợi ích của số đông mà còn làm cho xã hội được văn minh, công bằng hơn, chống lại sự

lũng đoạn của những người sản xuất, kinh doanh không chân chính, ủng hộ những người sản xuất kinh doanh trung thực, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho kinh tế phát triển, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nhằm mục đích bảo đảm mọi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất và kinh doanh phát triển, người tiêu dùng có sức tiêu thụ cao thì nền kinh tế sẽ đi lên. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng một đất nước không những dân giàu, nước mạnh mà phải có xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong đó không có sự sản xuất kinh doanh không lành mạnh và mọi quyền của người tiêu dùng đều được đảm bảo.

3.2 Phương hướng cơ bản hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

a, Pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, góp phần bảo đảm an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho người tiêu dùng đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì thị trường được điều tiết bởi chính tiêu dùng. Nó là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động đó là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người cả về vất chất và tinh thần. Tuy nhiên, do nước ta mới bước và nền kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế để hội nhập với thế giới; mặt khác nước ta xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu vì vậy kinh nghiệm quản lý còn nhiều yếu kém, người dân

còn chưa bắt kịp với các xu hướng và kiến thức của thời đại đặc biệt là kiến thức về tiêu dùng. Lợi dụng tình trạng đó, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thiếu đứng đắn, chạy theo lợi nhuận đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp nên có nhiều hành vi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không đảm bảo gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng, và gây thiệt hại cho họ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự… Vì vậy, những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được liên hiệp quốc trong đó có Việt Nam công nhận đặc biệt là quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại. Pháp luật phải góp phần tạo hành lang pháp lý cho người tiêu dùng thực hiện quyền này của mình. Từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho người tiêu dùng;

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trò quan trọng, mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một thương hiệu. Có thể nói người tiêu dùng chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và là trọng tâm của kế hoạch kinh tế. Nếu như sản phẩm làm ra mà không có người tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, nền kinh tế không phát triển và các doanh nghiệp không thể tồn tại. Các quy định của Luật hướng tới việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này. Luật không thể hiện xu hướng quá thiên về bảo vệ người tiêu dùng mà hạn chế đi quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, tránh tạo ra những kẽ hở để một số cá nhân lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng gây thiệt hại cho doanh nghiệp (Luật tránh việc tạo ra cơ chế khiếu nại tràn lan không có cơ sở, không quy định quyền được đổi trả lại hàng hóa sau một thời gian sử dụng như quy định của pháp luật một số nước).

b, Pháp luật tôn trọng các quyền của người tiêu dùng, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội

Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm hữu ích cùng với phương thức kinh doanh hiện đại đã ra đời và phát triển đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận nên một số doanh nghiệp, nhà sản xuất đã vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng khi đưa ra thị trường các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thậm chí có sản phẩm còn gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Những vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là các vi phạm về chất lượng hàng hóa, gian lận định tính, định lượng...), đó là những hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh. Chúng ta cần lên án, đấu tranh chống lại những hành vi này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng và lợi ích cho toàn xã hội nói chung để xây dựng xã hội phát triển lành mạnh vì lợi ích cộng đồng. Pháp luật phải bảo đảm tính răn đe các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình sản xuất, lưu thông hàng hoá nếu không muốn bị áp dụng các hậu quả bất lợi khi gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

c, Xây dựng hệ thống chế tài một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Áp dụng phù hợp các chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là công việc thuộc về tất cả mọi người với tư cách là những nhà sản xuất, những nhà nhập khẩu, những người cung cấp, những nhà phân phối, những người sử dụng và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Không chỉ pháp luật dân sự mà những ngành luật khác có liên quan khi quy định các vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, bồi

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí