Thẩm quyền giải quyết vụ việc: Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bất kể là vụ kiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng hay theo quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhìn chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện (thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú).
Thủ tục khởi kiện: Người tiêu dùng muốn tiến hành khởi kiện đối tượng đã gây thiệt hại cho mình thì phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Chẳng hạn, người tiêu dùng phải nộp các loại chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Trường hợp Toà án thụ lý vụ kiện, các thủ tục sau đó sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác: Người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo mức quy định của Nhà nước (Điều 130 Bộ luật Tố tụng Dân sự). Người tiêu dùng khi yêu cầu Toà án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định (Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự).v.v…
Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Người tiêu dùng có thể yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hoá đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được (Khoản 1 và 2 Điều 99, Khoản 12 Điều 102 và Điều 115 Bộ luật Tố tụng Dân sự).
(ii) Các quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 và
Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Phát Sinh Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại
- Các Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng
- Quy Định Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 9
- Những Vấn Đề Tồn Tại Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/Pl-UBTVQH10 ngày 27/04/1999 (“Pháp lệnh”), Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999 gồm 06 chương, 30 điều. Ngày 24/04/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Pháp lệnh (“Nghị định 55”) thay thế cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết Pháp lệnh trước đó.
Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả và các loại hàng giả khác; thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin, quảng cáo sai sự thật; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh không có quy định chính thức về đối tượng áp dụng, mà thông qua các quy định tại Điều 1, 4, 5, 6 có thể nhận thấy đối tượng áp dụng của Pháp lệnh là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá (trong và ngoài nước) và người tiêu dùng. Cụ thể hoá điều này, Nghị định 55 quy định rõ đối tượng áp dụng là người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Nghị định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 9 Pháp lệnh quy định về quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết, có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật. Tương ứng với quyền này của người tiêu dùng, Điều 17 Pháp lệnh quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng và bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Làm rõ hơn các quy định này của Pháp lệnh, Nghị định 55 quy định chi tiết về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, theo đó: (i) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; phải hướng dẫn đầy đủ về các thông tin an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, phải hướng dẫn đầy đủ về các thông tin an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, phải chấp hành đầy đủ các quy
định của pháp luật về đảm bảo an toàn sản phẩm; (ii) Đối với hàng hoá, dịch vụ khi sử dụng có thể đe doạ gây ảnh hưởng về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và môi trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải cảnh báo trước cho người tiêu dùng về những nguy cơ đó, giải thích rõ ràng và hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá và các biện pháp phòng tránh các tác hại có thể xảy ra;
(iii) Trong trường hợp để xảy ra thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản cho người tiêu dùng khi sử dụng đúng các hướng dẫn về hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tiến hành ngay mọi biện pháp nhằm ngăn chặn và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Điều 14 Pháp lệnh quy định: “Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ”. Các loại hình kinh doanh này khá phổ biến ở Việt Nam, việc quản lý lĩnh vực này khá nhạy cảm, khó khăn. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi, Pháp lệnh quy định Chính phủ sẽ quy định chi tiết. Tuy nhiên, Nghị định 55 đã không có những quy định này. Nói khác hơn, trong trường hợp này, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ dựa trên các nguyên lý chung của luật dân sự mà không có quy phạm chuyên ngành.
Trong đời sống luôn tồn tại nhiều kiểu “hợp đồng chấp nhận” – những hợp đồng được soạn thảo sẵn mà người tiêu dùng chỉ có thể chấp nhận hay không chấp nhận tham gia, không được sửa chữa gì (hợp đồng cung cấp điện, nước, thông tin truyền thông, tín dụng …), trong đó người sản xuất, kinh doanh đưa nhiều điều kiện bất lợi cho người tiêu dùng – và do tính chất “độc quyền”, người tiêu dùng buộc phải ký các hợp đồng này. Khi xảy ra tranh chấp, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như thế nào thì Pháp lệnh và Nghị định 55 đều không quy định rõ. Trong thời gian tới, khi xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cần hạn chế việc đưa vào hợp đồng những điều khoản gây bất lợi, bất bình đẳng cho người tiêu dùng.
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. Pháp lệnh chỉ đưa ra các nguyên tắc chung trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để thực hiện việc khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường; việc giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, nếu không hoà giải được, người tiêu dùng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; người sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật … Các quy định này rất chung chung, chủ yếu mang tính nguyên tắc, hiến chương, dẫn chiếu luật (mà cũng chỉ có tính chất dẫn chiếu chung) nên hiệu quả áp dụng không cao. Việc Nghị định 55 quy định nguyên tắc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo là không hợp lý. Bởi lẽ, hành vi khiếu nại ở đây không thuộc nội dung khiếu nại hành chính mà là khiếu nại dân sự, do vậy, cần có quy định riêng, cụ thể về việc cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Nói khác hơn, khi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về trách nhiệm của mình theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định 55 thì không có chế tài cho cá nhân, tổ chức đó. Điều đó không thể hiện tính trừng phạt, răn đe, giáo dục, từ đó làm giảm tính hiệu quả của việc bảo vệ người tiêu dùng.
Trong cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng, theo tinh thần của Nghị định 55 thì khi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhận được khiếu nại của người tiêu dùng phải cấp phiếu tiếp nhận và có nghĩa vụ giải quyết trong vòng 07 ngày. Nếu như cách giải quyết của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không được sự đồng thuận của người tiêu dùng thì vụ việc sẽ được chuyển cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Mặt khác, trong quá trình khiếu nại người tiêu dùng có quyền khởi kiện (hoặc uỷ quyền cho Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng văn bản) ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết khiếu nại, để đòi bồi thường trong phạm vi pháp luật về hợp đồng và pháp
luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo đúng quy trình của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh những quy định mới mang tính thực tiễn cao, Dự thảo còn có nhiều quy định phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Dự thảo cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp với sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, giảm sút về thu nhập của người tiêu dùng nếu có (tiền cấp cứu, khám chữa bệnh, chi phí cho người chăm sóc …). Quy định này nhằm xác định rõ thiệt hại của người tiêu dùng, để nhà cung cấp sản phẩm phải bồi thường khi thương lượng, hoà giải, hoặc giải quyết bằng con đường Toà án.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ nên tập trung ghi nhận quyền của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; cơ sở pháp lý cho các hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động và cung cấp cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng (trong đó có việc thiết lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng và thiết kế các quyền năng phù hợp cho cơ quan này). Đạo luật không nên có các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng với thương nhân, bởi các vấn đề về hợp đồng đã được nêu tương đối đầy đủ và chi tiết trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại năm 2005. Nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại điều chỉnh cả quan hệ hợp đồng sẽ tạo sự chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định đã có trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Tuy nhiên, theo tác giả, quan điểm trên có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Quan điểm này chưa nhận thấy rõ những bất cập của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại hiện hành trong việc giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.
Chúng ta đều biết rằng, Bộ luật Dân sự được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng nhau về địa vị pháp lý (không có mối quan hệ lệ thuộc nhau về tài sản hoặc tổ chức) nên việc bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng là yêu cầu hàng đầu của Bộ luật này. Luật Thương mại cũng tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng nhau về địa vị pháp lý, nhưng các chủ thể này đều mang tính chuyên nghiệp trong các hoạt động liên quan tới quan hệ được điều chỉnh. Do nhấn mạnh tới sự bình đẳng của các chủ thể tham gia quan hệ, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại không có đủ điều kiện để tính đến các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa một bên có tính chuyên nghiệp với một bên có tính nghiệp dư trong các quan hệ giao dịch, mua bán. Quan hệ giữa các thương nhân với người tiêu dùng tuy có sự bình đẳng nhất định vì hai chủ thể này là hai chủ thể không lệ thuộc nhau về mặt tài sản hoặc tổ chức; nhưng do đây là mối quan hệ giữa một bên có tính chuyên nghiệp (thương nhân) với một bên mang nặng tính nghiệp dư (người tiêu dùng) trong các giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ nên mức độ bình đẳng về mặt thực tế của các chủ thể này có nhiều vấn đề. Khi đó, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, với việc nhấn mạnh nguyên tắc tự do hợp đồng sẽ trở nên không phù hợp để điều chỉnh quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng trong một số trường hợp nhất định.
Chính vì vậy, nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng là rất cần thiết. Pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều nước hoặc Luật Hợp đồng tiêu dùng ở một số nước có sứ mệnh này. Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng nên có các quy tắc điều chỉnh quan hệ hợp đồng với các nội dung quy định khác với các quy tắc tương ứng trong Bộ luật Dân sự trong những trường hợp cần thiết nhằm nâng cao mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với thương nhân.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam nên tập trung điều chỉnh các nội dung: Hệ thống các quyền của người tiêu dùng và những trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Các hành vi thương mại không lành mạnh như: hành vi thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cưỡng ép người tiêu dùng v.v..; Các vấn đề về hợp đồng tiêu dùng, trong đó có quy định về điều khoản hợp đồng không công bằng, ngôn ngữ hợp đồng, bảo hành và một số loại hợp đồng tiêu dùng đặc thù như hợp đồng bán hàng trực tiếp, hợp đồng cung ứng dịch vụ liên tục, hợp đồng bán hàng từ xa v.v…; Các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm (phân chia trách nhiệm chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm); Cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng và các quyền năng của cơ quan này, nhất là quyền thanh tra, kiểm tra, quyền xử lý vi phạm; Các biện pháp chế tài và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp chế tài, trong đó cần bổ sung các loại chế tài như cảnh báo, công bố công khai hành vi vi phạm, khuyến nghị phương thức chấp hành pháp luật v.v..; Các quy định về Hội bảo vệ người tiêu dùng, trong đó cần nêu rõ cơ chế hỗ trợ tài chính cho các Hội này hoạt động.
Để khắc phục những yếu thế của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên được quan niệm có vị trí ưu tiên áp dụng so với các quy định về hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng mà Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đã quy định. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại là đạo luật có tính chất quy định chung về các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong mối tương quan với các đạo luật điều chỉnh từng loại thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh nhất định. Ví dụ, trong mối tương quan với các đạo luật điều chỉnh từng lĩnh vực kinh doanh nhất định như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Dược, Luật Điện lực v.v…, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là đạo luật chung, còn các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể sẽ là đạo luật chuyên ngành. Trường hợp đạo luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng quy định của đạo luật chuyên ngành. Trường hợp đạo