Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

nhưng trước đó vẫn phải căn cứ vào Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2002 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 1995 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tình trạng chậm trễ này là rất phổ biến mặc dù đã có quy định là: "Văn bản quy định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh của hiệu lực"[17. Khoản 2, Điều 7]. Luật cạnh tranh là một luật mới hoàn toàn nhưng cũng trong tình trạng tương tự khi phải chờ đợi sự hướng dẫn của văn bản dưới luật; Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 chỉ hướng dẫn cho hành vi hạn chế cạnh tranh còn một mảng lớn là cạnh tranh không lành mạnh thì phải dẫn chiếu đến các quy định tương ứng trong các ngành luật khác, ví dụ: vấn đề về quảng cáo so sánh thì phải xem quy định trong Pháp lệnh Quảng cáo...

Vấn đề bồi thường thiệt hại mà đặc biệt là bồi thường thiệt hại do vị phạm quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được quy định trong Bộ luật Dân sự mà còn được quy định lẻ tẻ, rải rác trong các văn bản luật tại cá ngành luật khác nhau. Ta có thể thấy là trong luật Hàng không dân dụng cũng có quy định bồi thường thiệt hại cho hành khách trong những chuyến bay khi xảy ra sự chậm trễ, hủy chuyến... Luật Bảo vệ môi trường có quy định về cơ sở sản xuất kinh doanh những sản phẩm gây ô nhiễm cũng phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra... Tuy nhiên, việc bồi thường cũng không được quy định một cách cụ thể, thậm chí các văn bản luật còn có sự "vênh" nhau. Ví dụ: việc bồi thường thiệt hại trong Luật Hàng không dân dụng là hoàn toàn độc lập với bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự. Luật Hàng không dân dụng không xét một cách cụ thể từng loại thiệt hại như trong Luật Dân sự mà trong mọi trường hợp hành khách đều được bồi thường một khoản tiền nhất định (mức bồi thường được quy định tại Điều 162 tùy theo giá trị thiệt hại thực tế). "Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay trong trường hợp người thứ ba ở mặt đất bị chết, bị thương hoặc bị tổn hại khác về sức khỏe không quá một trăm năm mươi nghìn đơn vị tính toán cho mỗi người." [24. Khoản 2, Điều 180]. Luật Hàng không dân dụng cũng quy định trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp theo như quy định trong Luật này và trong pháp luật Tố tụng dân sự. Ngoài ra nếu hành khách đã được bồi thường theo như quy định trong Luật Dân sự thì sẽ không được bồi thường khoản tiền theo quy định trong Luật này.

Chính những quy định đơn lẻ và không có tính hệ thống đó khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn. Cùng một vụ việc có thể phải áp dụng quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau để giải quyết nhưng cũng có khi không tìm ra văn bản nào điều chỉnh trực tiếp một vấn đề và lại phải áp dụng tương tự pháp luật. Điều này đã khiến cho công tác xét xử của Tòa án không được thống nhất và dễ dẫn đến tiêu cực, bản án có thể không máng tính công bằng và nghiêm minh.

Bên cạnh đó ta cũng nhận thấy rằng hiệu lực của văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không cao. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời cách đây quá lâu, có thể trước đây nước ta mới thoát khỏi sự trì trệ của nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp và một vài năm sau đổi mới cũng chưa nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến tiêu dùng nên Nhà nước chỉ cần ban hành Pháp lệnh cũng đủ để điều chỉnh. Nhưng hiện nay cùng với chính sách mở của hội nhập, các quan hệ kinh tế mở rộng nhưng đi kèm với nó là cạnh tranh ngày càng khốc liệt và để tồn tại trên thị trường thì các nhà kinh doanh phải phát huy sáng tạo, nâng cao năng lực tối đa nếu không tất yếu sẻ phát sinh những "thủ đoạn", điều này không chỉ gây hại cho đối thủ cạnh tranh mà người tiêu dùng lại chính là những nạn nhân. Chưa bao giờ tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng lại phổ biến như hiện nay. Trước tình hình đó, Nhà

nước đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Vậy mà sau hơn một năm đi vào cuộc sống, Luật vẫn chưa mang lại một hiệu quả tối ưu cho công tác bảo vệ người tiêu dùng, đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể.

c) Thiếu cơ sở pháp lý để Hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện chức năng đại diện cho người tiêu dùng

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) được thành lập năm 1988, gia nhập IOCU năm 1991 và được CI công nhận thành Hội viên chính thức năm 1999. Hội đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào bảo vệ người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Chức năng đại diện cho người tiêu dùng của Hội được ghi nhận tại Chương III, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại Chương V, Nghị định 99/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, đến nay địa vị pháp lý của Hội vẫn chưa được rõ ràng. Vẫn có những quan điểm trái ngược nhau như Hội là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng nói chung hay là chỉ bảo vệ lợi ích của những người tiêu dùng là thành viên của Hội? Những sự tranh cải đều xuất phát từ việc pháp luật quy định không rõ ràng, không đi vào chi tiết nên không khẳng định được thẩm quyền của Hội đến đâu. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng hoạt động: Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.[23. Khoản 1, Điều 28]. Tuy nhiên trên thực tế các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng chưa thể đại diện cho họ khởi kiện hoặc tự khởi kiện các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng. Nguyên nhân chính là do vấn đề còn quá mới, chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục, kinh phí. Dù khi khởi kiện về quyền lợi người tiêu dùng chưa phải nộp án phí, nhưng nếu thua kiện, các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không có tiền để trả án phí trong khi quyền được cung cấp thông tin, quyền được bảo đảm an toàn của người tiêu dùng vẫn đang bị

vi phạm rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, đo lường, dịch vụ… “Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật”. [23. Điều 29]. Nhưng sau một năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiều tổ chức xã hội hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn lúng túng khi chưa biết mình sẽ lấy tiền đầu để hoạt động. Vai trò của các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bảo vệ người tiêu dùng nói riêng là rất quan trọng và đã được định hướng "xã hội hóa" trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật đã dành hẳn một chương (chương II) để quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động này. Ngoài các nội dung về trách nhiệm, Luật còn quy định việc các tổ chức này được giao thực hiện một số nhiệm vụ gắn liền với nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Nghị định số 99/2011 của Chính phủ đã chỉ rõ những loại việc, thẩm quyền mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Quy định này xuất phát từ thực tiễn hoạt động đặc thù, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng có thể thực hiện một cách có hiệu quả, giảm sức ép, gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước. Theo thống kê, năm 2011, có hơn 550 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỷ lệ giải quyết thành công là 90,2%, khoảng 60 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Trong khi đó, có gần 2.000 vụ khiếu nại đến Hội bảo vệ người tiêu dùng các địa phương với tỷ lệ giải quyết thành công là 70-80%. Tuy nhiên, khác với các tổ chức khác, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng không có nguồn thu từ hội phí của hội viên cũng như không có nguồn thu nào ổn định. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 01/2011 quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ

của nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho hội. Song cho đến thời điểm này, việc triển khai các quy định nói trên vẫn gặp lúng túng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Một trong nhiều lý do là các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về vấn đề này chưa quan tâm đúng mức và chưa ý thức được trách nhiệm quản lý của mình. Không chỉ thiếu tiền và nhân lực, cái vướng tiếp theo của các hội kể cả hội trung ương và các hội địa phương là không được giao việc. Hiện mới chỉ có 7 hội nhờ có sự nhận thức đầy đủ của chính quyền một số tỉnh thành mà đến nay đã được công nhận là hội đặc thù. Ngoài ra một số hội thuộc tỉnh thành khác tuy chưa được công nhận là đặc thù nhưng đã có hỗ trợ về mặt kinh phí và giao việc. Những hội như vậy hiệu quả hoạt động một năm qua tốt hơn hẳn. Nhiều ý kiến của các luật sư, chuyên gia và đại diện các hội địa phương cũng thống nhất, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tuy đã có nhưng chưa đầy đủ. Những nghị định, thông tư hướng dẫn Luật vẫn còn yếu, chung chung, thậm chí lạc hậu. Cơ chế xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn thiếu, yếu, chưa rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

* Nguyên nhân dẫn đến những bất cập của hệ thống pháp luật

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất cập của hệ thống pháp luật, một phần xuất phát từ công tác lập pháp của nước ta. Mặc dù cũng có sự tham khảo luật pháp các nước nhưng việc áp dụng sao cho phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, tình hình kinh tế, xã hội nước ta lại là điều không dễ dàng. Hơn nữa, quy trình soạn thảo văn bản phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm những công đoạn nhỏ phức tạp làm kéo dài thời gian dự thảo bởi vậy mà sau khi văn bản luật có hiệu lực trên thực tế lại sớm trở nên lạc hậu. Việc giao cho một cơ quan chuyên trách của Chính phủ xây

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 9

dựng đề án luật và soạn thảo dự thảo ít nhiều khiến cho dự án luật mang tính chủ quan của cơ quan đó. Mặt khác, công tác lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, của các Đại biểu Quốc Hội vẫn chưa có hiệu quả, nhiều khi mang tính hình thức. Điều này được thể hiện qua việc có rất nhiều ý kiến đóng góp rất xác đáng, cần được lưu tâm nhưng lại không được truyền tải vào nội dung dự thảo. Thực tế là không ít văn bản luật đi vào cuộc sống mới thấy phát sinh nhiều lỗ hổng mà một trong những nguyên nhân là không thực hiện tốt công tác lấy ý kiến đóng góp của nhân dân - là những người trực tiếp chịu tác động của các quy phạm pháp luật.

Công tác hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù đây là một việc có ý nghĩa giúp cơ quan có thẩm quyền có được sự nhìn nhận tổng quát đối với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo, những lỗ hổng của hệ thống này để kịp thời khắc phục, hoàn thiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống pháp luật nước ta thiếu sự đồng bộ, dẫn đến việc "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Tuy nhiên, việc hệ thống hóa, pháp điển hóa không phải là một việc một sớm một chiều có thể đạt được kết quả bởi đây là những công việc hết sức phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi phải tiến hành phù hợp với những yêu cầu của kỹ thuật lập pháp, bên cạnh đó còn phải vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội. Hơn nữa, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật lại rất đồ sộ, lại không theo một trật tự nhất định về thời gian, không gian... có thể nói đây là một thử thách đối với các nhà lập pháp.

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ yếu tố nhân lực và tài chính. Muốn có được một văn bản pháp luật tốt thì những người soạn thảo ra nó phải có trình độ, phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực đó đồng thời cũng cần có những kiến thức xã hội liên quan nhưng hiện nay lực lượng này vẫn còn thiếu.

Đại biểu Quốc hội chính là những người đại diện cho tiếng nói của cử tri nhưng hầu như lại là những kiêm nhiệm, do vậy không thể có thời gian sát sao tình hình ở mọi lĩnh vực đời sống nhân dân nên một số đại biểu chưa có sự đóng góp tích cực trong việc xây dựng pháp luật. Một khi sự làm việc là không hiệu quả thì việc lãng phí tiền của của dân là điều tất yếu.

2.2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Do những bất cập trên đây của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên công tác thực thi pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Việc áp dụng thiếu thống nhất tạo nên những kẻ hở làm cho quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng bị xâm hại trong nhiều lĩnh vực.

Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, mà điển hình là Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) được đánh giá ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy vậy, hoạt động của Hội vẫn còn nhiều khó khăn mà trong đó nguyên nhân chính do thiếu cơ sở pháp lý để hoạt động. Trong hai năm 2009, hai Văn phòng của Vinastas tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 310 hồ sơ khiếu nại của người tiêu dùng. Trong các hồ sơ khiếu nại, đã có khoảng 80% số vụ được giải quyết thành công và có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế thì số vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vượt xa so với số vụ khiếu nại. Điều này có thể do người tiêu dùng thiếu thông tin, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, không biết phải tìm sự trợ giúp từ cơ quan nào khi xảy ra các sự cố hoặc không tin tưởng vào năng lực giải quyết của cơ quan quản lý… Số người hiểu biết về Hội và đến khiếu nại với Hội về các thiệt thòi của mình còn quá hạn chế, chưa phản ánh đúng với các biến động của xã hội. Trong khi đó, Hội vẫn còn thiếu cán bộ có tâm huyết và có trình độ, năng lực cũng như kinh phí tối thiểu để

trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động, đặc biệt là phụ cấp cho người thường trực chuyên trách theo giờ hành chính ở văn phòng khiếu nại.

Hiện nay pháp luật giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng vẫn thông qua các hình thức như hòa giải, thương lượng, trọng tài và Tòa án. Tuy nhiên, đến nay chưa có tranh chấp nào của người tiêu dùng được giải quyết bằng trọng tài. Bên cạnh Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), Tòa án cũng là cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng tuy vậy hình thức giải quyết qua Tòa án ít khi người tiêu dùng lựa chọn do trình tự, thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài. Ngoài ra còn những vấn đề “tiêu cực” khác khiến người tiêu dùng không mặn mà với việc kiện tụng ra tòa. Vụ kiện ở nhà hàng My Way là một ví dụ. Ngày 13/2/2011, anh Vũ Song Toàn (SN 1977) đi xe máy Honda PS BKS 29Y1 – 1673 đến nhà hàng My Way (24T2 Trung Hoà, Nhân Chính để tiếp khách). Khi dựng xe trước cửa nhà hàng, quan sát không thấy có nhân viên bảo vệ đón tiếp và trông xe như thường lệ, anh Toàn đã cẩn thận khoá xe và có hỏi kỹ nhân viên lễ tân. Khoảng hơn một tiếng sau, anh Toàn ra lấy xe thì phát hiện xe của mình đã mất. Ngay sau đó, anh Toàn thông báo cho quản lý nhà hàng về sự việc và chụp ảnh lại hiện trường nơi chiếc xe bị mất. Khi làm việc với nhà hàng My Way, tổ bảo vệ và người quản lý nhà hàng đều tỏ ra bối rối, thừa nhận trách nhiệm của mình và “mong khách hàng thông cảm”. Phía My Way hứa sẽ giải quyết ổn thoả, không để khách hàng phải chịu thiệt hại cũng như thất vọng. Mặc dù vậy, sau 2 tháng xảy ra vụ việc My Way “phớt lờ” trách nhiệm của mình, thậm chí không một lần liên lạc buộc anh Toàn phải khởi kiện ra toà án nhân dân quận Cầu Giấy. Trước phiên toà, phía My Way trắng trợn chối bỏ trách nhiệm của mình. Cuối cùng với lập luận riêng của mình đó, Toà tuyên bố bác đơn kiện của anh Toàn và phía My Way không phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho anh Toàn. Từ kết quả của vụ kiện trên đã khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào việc quyền lợi của mình sẽ được bảo vệ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023