Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

lưu thông trên thị trường; nếu sản phẩm đã được tung ra thị trường thì phải được thu hồi xử lý.

* Thứ hai, quyền được thông tin [23. Khoản 2, Điều 8].

Những thông tin cần thiết và trung thực là điều quan trọng đầu tiên để người tiêu dùng biết đến và tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn một mặt hàng hay một dịch vụ nào đó nghĩa là họ tin tưởng vào những thông tin về sản phẩm. Để có một môi trường kinh doanh lành mạnh và một xã hội phát triển thì nhà sản xuất phải tuyệt đối trung thực khi đưa ra những thông tin liên quan đến sản phẩm của mình. Điều đó tạo được uy tín và tâm lý an tâm ở người tiêu dùng. Nếu việc cung cấp thông tin là thiếu chính xác thậm chí sai lệch để cố tình gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng là vi phạm nghiêm trọng quyền được thông tin của người tiêu dùng. Nội dung thông tin cho người tiêu dùng có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhãn, các hướng dẫn sử dụng hay qua các giới thiệu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước đây. Xuất phát từ yêu cầu chính đáng cần được bảo vệ thông tin trong khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa nguyên tắc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật, trong đó khẳng định: Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm: Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; Sử dụng

thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý; Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác; Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

* Thứ ba, quyền được lựa chọn [23. Khoản 3, Điều 8].

Đây là một quyền quan trọng của người tiêu dùng chỉ có thể có được khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây khi còn trong thời kỳ bao cấp người tiêu dùng chỉ biết đến người cung cấp duy nhất đó chính là Nhà nước. Tình trạng đó đã làm triệt tiêu quyền được lựa chọn của người tiêu dùng. Ngày nay nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh một mặt đem đến vô vàn cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng, họ được lựa chọn trong số những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp với giá cả phải chăng và chất lượng như ý nhưng một mặt cũng khiến họ phải đau đầu để cân nhắc lựa chọn được sản phẩm tối ưu nhất. Không hiếm những nhà kinh doanh “che mắt” người tiêu dùng bằng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khiến họ không phân biệt được đâu là “thật”, “giả”. Tình trạng độc quyền vẫn còn tồn tại trên thị trường làm vi phạm nghiêm trọng quyền được lựa chọn của người tiêu dùng.

* Thứ tư, quyền được lắng nghe [23. Khoản 4, Điều 8].

Có thể khẳng định tầm quan trọng của quyền được lắng nghe khi không phải ngẫu nhiên được đề cập đến ở cả hai điều luật. Quyền được lắng nghe là một bước thể hiện sự dân chủ, công bằng trong xã hội. Người tiêu dùng được đặt ngang tầm trong mối tương quan với Nhà nước và nhà sản xuất, kinh doanh. Người tiêu dùng là người trực tiếp mua, khai thác những giá trị sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

dụng của hàng hóa dịch vụ hoặc có thể tặng cho bởi vậy họ được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến sản phẩm đó. Điều này rất có ý nghĩa vì như vậy sẽ giúp những nhà sản xuất kinh doanh nhận ra những sai sót để chỉnh sửa hoặc biết được những ưu điểm phù hợp với thị hiếu của khách hàng để phát huy còn người tiêu dùng sẽ được giải đáp thắc mắc, sẽ có được những mặt hàng đúng như yêu cầu. Đồng thời người tiêu dùng là một lực lượng đông đảo nhưng hầu như hoạt động mang tính cá thể, riêng biệt không tập hợp được sức mạnh, họ cần có những cơ quan thực sự chuyên biệt đại diện cho họ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Chính những cơ quan này sẽ là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh.

* Thứ năm, quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [23. Khoản 5, Điều 8].

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

Với quy định này, người tiêu dùng được giữ một vị trí quan trọng trong việc đóng góp ý kiến với Nhà nước, với những cơ quan hoạch định chính sách pháp luật liên quan tới chính quyền lợi của họ. Hơn ai hết chỉ có người tiêu dùng mới biết mình có nhu cầu gì, cần được đáp ứng những gì. Khi những ý kiến của họ được ghi nhận trong luật thì việc thực thi chắc chắn sẽ hạn chế được những bất cập, thỏa mãn những nguyện vọng của người tiêu dùng.

* Thứ sáu, quyền được bồi thường [23. Khoản 6, Điều 8].

Nếu như những quyền trên đảm bảo cho người tiêu dùng có được những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mình thì quyền được bồi thường hạn chế, khắc phục những “rủi ro” cho người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ không như ý. Đây là quyền của người tiêu dùng được khiếu nại, khởi kiện nhà sản xuất, kinh doanh khi sản phẩm, dịch vụ được cung cấp có “sự cố” bao gồm việc thông tin, quảng cáo sai sự thật; không đúng chất lượng, mẫu mã như trong hợp đồng giao kết; thái độ, cung cách phục vụ… Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ có thể được bồi thường

khi việc khiếu nại đó là đúng đắn và chính xác. Quyền này có được đảm bảo hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thực tế nhiều trường hợp quyền lợi của người tiêu dùng rõ ràng bị xâm phạm nhưng họ lại thiếu chứng cứ để chứng minh sự thiệt hại của mình và do vậy đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nhưng cũng có trường hợp người tiêu dùng mắc lừa những công ty “ma” nên mặc dù có đủ bằng chứng thì cũng không thể được bồi thường. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cho tình trạng này? Đây chính là vấn đề tác giả đi sâu nghiên cứu và sẽ được làm sáng tỏ trong những phần tiếp theo.

* Thứ bảy, quyền được giáo dục về tiêu dùng [23. Khoản 8, Điều 8].

VINASTAS (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) đưa ra khẩu hiệu “Người tiêu dùng thông thái”, đây là một điều thực sự có ý nghĩa và tuyệt đối cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Một khi hàng hóa tràn ngập thị trường và những dịch vụ nhan nhản mọc lên nếu không có những kiến thức cần thiết về tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ tự biến mình thành con mồi trước những chiêu thức tinh vi của nhà sản xuất kinh doanh, mặt khác họ cũng phải tự chịu trách nhiệm khi không tuân thủ đúng những nguyên tắc mà nhà sản xuất hướng dẫn. Do vậy, người tiêu dùng cần phải được trang bị những kiến thức về đời sống tiêu dùng. Đối với những sản phẩm công nghệ cao, những sản phẩm cần có sự bảo quản đặc biệt… thì người tiêu dùng cần phải được hướng dẫn, chú thích tỉ mỉ để tránh những sự cố không mong muốn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, được giáo dục về tiêu dùng sẽ giúp người tiêu dùng thực hiện được các quyền của mình một cách đầy đủ nhất và tự ý thức được trách nhiệm và vị thế của mình trong tiêu dùng. Nhà nước tạo điều kiện cho người tiêu dùng được giáo dục, đào tạo thông qua các kênh khác nhau như qua các trường lớp, các phương tiện thông tin đại chúng… quan trọng là người tiêu dùng cần nắm bắt, lĩnh hội những kiến thức đó.

Qua việc tìm hiểu những vấn đề khái quát nhất về người tiêu dùng,

những quyền lợi căn bản của người tiêu dùng ta có thể hiểu được người tiêu dùng họ là ai; họ có gì và họ đang cần những gì. Qua đó ta cũng thấy được vị trí, tầm quan trọng của quyền được bồi thường của người tiêu dùng

- là quyền và cũng là một điều luật cụ thể trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Luật dân sự. Cũng bởi một lẽ “việc nghiên cứu các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng không thể nào tách rời việc tìm hiểu các quyền của người tiêu dùng” nên từ đây ta có thể đi sâu vào nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở những kiến thức nền về quyền lợi của người tiêu dùng đã được đề cập đến ở phần trên.

* Thứ tám, quyền được khiếu nại [23. Khoản 7, Điều 8].

Người tiêu dùng “được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình” theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đây là một quyền rất quan trọng của người tiêu dùng. Hiện nay trên thực tế quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Hơn ai hết, chính bản thân người tiêu dùng phải tự biết cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện chính là cách thức hợp pháp mà Nhà nước tạo điều kiện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi. Đây là một quyền rất cụ thể, sát thực mà người tiêu dùng cần biết và vận dụng.

Theo Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong thời hạn

15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu trong trường hợp các vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn, nhưng không được quá 15 ngày làm việc. Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết, nhưng phải có văn bản trả lời ngời tiêu dùng…

Như vậy, so với pháp luật quốc tế, còn hai quyền chưa được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là: Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững. Tuy không quy định trong Luật, nhưng những quyền này hiện đã được quy định trong hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác nên không cần thiết phải nhắc lại trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một luật đặc thù, chỉ quy định riêng cho nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, nội dung của luật của nước ta không có mâu thuẫn gì với pháp luật quốc tế.

1.2 Khái niệm và đặc điểm của bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm

“Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.” [29]

Bồi thường thiệt hại là một chế định thuộc về trách nhiệm dân sự trong pháp luật dân sự và được chia làm hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định là một điều luật tại Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 630, Mục 3, Chương XXI, Phần thứ ba: nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.).

Luật cũng quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” [15. Khoản 1, Điều 604]. Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó người có hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có cơ sở pháp lý là những quy định của pháp luật. Pháp luật quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của các chủ thể. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoàn toàn do pháp luật quy định bởi vì trước thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại các bên trong quan hệ pháp luật này không có mối quan hệ với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc nếu có thì cũng không liên quan gì đến mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được quy định rải rác trong những văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động, Luật Hàng không dân dụng, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa… Tuy nhiên, ở đây ta chỉ nghiên cứu chế định này trong pháp luật dân sự.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể và hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề này mà chỉ quy định Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.” [15. Điều 630]

Điều luật quy định hết sức ngắn gọn, cô đọng nhưng đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng nói riêng thông qua chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Xuất phát từ lý luận chung nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kết hợp với Điều 630, Bộ luật Dân sự ta có thể đưa ra khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do hành vi của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

1.2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Cũng giống như các trường hợp khác của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng sẽ phát sinh khi thỏa mãn bốn điều kiện:

- Có thiệt hại thực tế xảy ra;

- Có hành vi trái pháp luật;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại đã xảy ra;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023