Những Hạn Chế, Bất Cập Của Pháp Luật Hiện Hành Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Và Nguyên Nhân

trong các quy định của pháp luật đã có sự tách bạch giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội đòi hỏi phải có những quy định sát thực với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với những quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, nhiều chiều. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được quy định rõ ràng và cụ thể trong pháp luật thời kì này.

Đến năm 1972, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho giao lưu dân sự, khắc phục lỗ hổng của pháp luật, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư 173-UBTP ngày 23/03/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Lần đầu tiên pháp luật nước ta ban hành một văn bản hướng dẫn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đây cũng là lần đầu tiên pháp luật dân sự nước ta có sự phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy đã ra đời cách đây 35 năm nhưng vào thời điểm đó Thông tư là một bước tiến trong lịch sử lập pháp với những quy định khá đầy đủ và rõ ràng như: cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những hợp đồng cụ thể, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, tính toán thiệt hại và ấn định mức bồi thường...đã tạo điều kiện tiền đề cho công tác xét xử và đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi công dân. Tuy nhiên Thông tư cũng chưa đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, điều này cũng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội nước ta lúc bầy giờ.

Hai mươi năm sau ngày thống nhất, Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam được thông qua ngày 28-10-1995, có hiệu lực ngày 01-07-1996 trong đó chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lần đầu tiên được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng trong một văn bản luật có giá trị pháp lý cao chỉ sau Hiến pháp. Và đây cũng là lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại do vi

phạm quyền lợi người tiêu dùng được ghi nhận thành một điều luật trong Bộ luật Dân sự. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tiếp tục hoàn thiện trong Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 với những quan hệ xã hội mới mẻ, diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những quy định phù hợp, tiến bộ.

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã có một bề dày lịch sử, được phát triển lên từ những quy định về bồi thường thiệt hại trong cổ luật và ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật lập pháp của chúng ta hiện nay thì liệu những văn bản pháp luật được ban hành đã đáp ứng được với nhu cầu phát triển xã hội và quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng có được đảm bảo.

2.2.2 Những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà ta có thể thấy được một cách dễ dàng từ hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước ta thì trong quá trình nghiên cứu, áp dụng pháp luật trên thực tế ta có thể phát hiện những “lỗ hổng”, những điều không phù hợp ngay trong hệ thống pháp luật tưởng như rất đầy đủ và chặt chẽ đó.

a) Quy định của pháp luật quá khái quát, chung chung, thiếu rõ ràng

Ta có thể nhận thấy điều này ngay trong quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Điều 630 chỉ quy định việc sản xuất, kinh doanh “không đảm bảo chất lượng hàng hóa" phải bồi thường. Ở đây nhà làm luật không hề đề cập đến chất lượng của "dịch vụ" trong khi đó dịch vụ trong những năm gần đây rất phát triển, đóng góp phần lớn trong GDP của cả nước, những loại hình dịch vụ vô cùng đa dạng, phong phú và không ít người tiêu dùng đã gặp phải những rắc rối, phiền toái từ việc cung ứng những dịch vụ này.

Phải chăng lĩnh vực này bị pháp luật bỏ ngỏ? Thực ra bên cạnh Bộ luật Dân sự thì còn có những văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng như: Luật bưu chính viễn thông, Luật kinh doanh bảo hiểm... Tuy nhiên, dưới góc độ là một văn bản luật chung thì Bộ luật Dân sự cần có những quy định tạo tiền đề cho các văn bản luật chuyên ngành và việc thực thi trên thực tế. Với quy định của Bộ luật Dân sự như vậy ta có thể hiểu "hàng hóa" ở đây theo nghĩa rộng nhất; bao gồm cả dịch vụ (dịch vụ gồm dịch vụ được vật chất hóa thì kết quả của việc cung ứng dịch vụ là sản phẩm vật chất nhất định và dịch vụ không được vật chất hóa là một loại hàng hóa đặc biệt và vô hình, được tiêu hoa ngay trong quá trình người tiêu dùng được cung ứng). Nhưng về nguyên tắc, phong cách ngôn ngữ trong văn bản luật phải mang tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và không mang tính đa nghĩa. Nếu một từ có nhiều nghĩa thì phải có văn bản hướng dẫn giải thích rõ ràng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào như vậy được ban hành. Theo Luật thì mọi người đều được làm những việc mà "pháp luật không cấm". Như vậy nếu chỉ hiểu quy định của Bộ luật Dân sự theo một nghĩa chắc chắn việc "không đảm bảo chất lượng dịch vụ" sẽ bị bỏ ngỏ, nhà sản xuất kinh doanh vi phạm sẽ không bị "nắm gáy". Bên cạnh đó, Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng chỉ đề cập đến việc "không đảm bảo chất lượng" nhưng cũng không nói rõ là chất lượng trong khâu chế biến, sản xuất hay đóng gói, bảo quản sản phẩm... Mặt khác nếu chỉ quy định sự vi phạm về chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ được bồi thường vậy khi người tiêu dùng bị vi phạm quyền được thông tin về sản phẩm hay khi quảng cáo gian dối dẫn đến người tiêu dùng không có được sản phẩm như mong muốn... liệu người tiêu dùng có được bồi thường không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào lý luận chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi hội đủ 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái

pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Trừ một số trường hợp pháp luật quy định phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Tuy nhiên, tại Điều 630 nhà làm luật đã không tỏ rõ ý chí của mình trong việc xác định vai trò của yếu tố lỗi trong việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này có nhiều khả năng sẽ gây ra tình trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, gây khó khăn cho công tác xét xử tại Tòa án.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

Trên đây là một số vấn đề của Bộ luật Dân sự, một văn bản có tính chất điều chỉnh chung đối với chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng ngay cả văn bản pháp luật chuyên ngành đó là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ VIII năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011, tuy mới áp dụng vào thực tế một năm nhưng cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Các văn bản liên quan là Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, ban hành ngày 27-10-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ mới góp phần hướng dẫn làm rõ thêm những quy định trong luật mà chưa khắc phục được những bất cập đó.

Do Luật còn quá mới, các văn bản liên quan cũng mới vừa được ban hành nên hiệu quả của các văn bản này áp dụng vào thực tế như thế nào thì phải cần nhiều thời gian hơn nữa để bàn luận. Tuy vậy, nó cũng ít nhiều bộc lộ tính chung chung, thiếu rõ ràng của một số quy định khi áp dụng cụ thể vào cuộc sống. Nếu xét một cách tổng quát về phạm vi ảnh hưởng thì có thể coi Luật Bảo quyền lợi vệ người tiêu dùng là văn bản quy phạm pháp luật có độ bao phủ rộng nhất vì nó liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày của gần 90 triệu người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sau một năm luật có hiệu lực, hiện vẫn

còn rất nhiều bất cập. Như tại Khoản 2, Điều 10, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định cấm “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.” Quy định này không rõ ràng vì hành vi gây cản trở đến công việc sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng là những hành vi nào? Tiêu chí nào xác định hành vi đó là gây cản trở đến công việc sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng?”. Quy định thiếu chuẩn xác như trên gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của tổ chức cá nhân kinh doanh.

Hay tại Khoản 2, Điều 31 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.” Về giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, là chưa có chế tài xử phạt khi tổ chức, cá nhân kinh doanh không tiến hành thương lượng trong thời hạn bảy ngày làm việc. Điều này đang gây khó cho người tiêu dùng bởi không có chế tài bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng mà hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của doanh nghiệp - điều được coi là “của hiếm” - khi xảy ra tranh chấp.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, tại Khoản 5, Điều 48 quy định, Bộ Công thương có trách nhiệm: “Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.” Khoản 4, Điều 49 cũng quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tương tự. Nghị định 99/2011/ND-CP lại không giải thích cụ thể thẩm quyền của Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã trong vấn đề này. Do đó đến nay, người tiêu dùng vẫn không rõ nếu khiếu nại, tố cáo về

hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì gửi đến cơ quan nào? Một trong những ưu điểm của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua quy định các điều kiện để vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản (khoản 2, điều 41). Tuy nhiên, quy định này đến nay người tiêu dùng chưa có điều kiện pháp lý để thực hiện, bởi những lý do sau: Thế nào là vụ án đơn giản, có chứng cứ rõ ràng chưa được giải thích cụ thể nên rất khó xác định trong thực tế; Thủ tục đơn giản chỉ được áp dụng để giải quyết đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nếu điều này quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự. Rất tiếc đến nay Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi (2011) cũng chưa thừa nhận điều này. Từ sự bất cập trong quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Bộ luật tố tụng dân sự có thể thấy, quy định về thủ tục đơn giản mà người tiêu dùng kỳ vọng sẽ giúp mình khi lựa chọn toà án để giải quyết tranh chấp với thương nhân không biết đến bao giờ mới có giá trị áp dụng trong thực tế.

Hạn chế lớn nhất của Luật là vẫn chưa thể hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Các địa phương hiện đang giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho những đầu mối khác nhau như Chi cục quản lý thị trường, phòng kinh tế quận, huyện, phòng pháp chế... Chẳng hạn tỉnh Hải Dương thì giao nhiệm vụ này cho Chi cục Quản lý thị trường, TP.Hà Nội thì giao cho Phòng Quản lý thương mại, hoặc Phòng Kinh tế đối ngoại, tỉnh Cà Mau lại giao cho Phòng Pháp chế... nên gây ra sự đứt quãng, thiếu đồng bộ trong biện pháp và hành động làm giảm hiệu lực quản lý của chính quyền.

Bên cạnh đó, các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản, nhưng Luật Sửa đổi, bổ sung một số

điều của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa quy định nội dung này nên cũng gây khó trong quá trình giải quyết khiếu nại của họ. Chưa có văn bản hướng dẫn về tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp tỉnh và huyện, về kinh phí hoạt động của tổ chức Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, về hướng dẫn người tiêu dùng khiếu nại…

Ngoài ra, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung đã hết thời hạn đăng ký, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện theo quy định. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, tới nay, cả nước mới chỉ có 80 hồ sơ được đăng ký tại các Sở Công Thương. Địa phương tiếp nhận nhiều nhất là 6 bộ hồ sơ (Đắk Lắk, Đắk Nông). Nhiều sở công thương chưa tiếp nhận bộ hồ sơ nào như Lâm Đồng, Phú Thọ, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Nguyên. Hiện ở Việt Nam có các dịch vụ như điện, nước, viễn thông, internet... do một hoặc một số ít doanh nghiệp cung cấp. Khi muốn sử dụng các dịch vụ này, người tiêu dùng phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp mà không có quyền được thỏa thuận hoặc lựa chọn các quyền cho chính mình. Mỗi khi có khiếu kiện xảy ra, người tiêu dùng luôn là người chịu thiệt thòi do các điều khoản quy định trong hợp đồng luôn có lợi cho doanh nghiệp. Để hạn chế sự độc quyền, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đặt ra quy định đối với các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu liên quan đến nhiều người tiêu dùng, thì doanh nghiệp phải sử dụng các hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung đăng ký với cơ quan quản lý nhằm kiểm soát các điều khoản đưa ra trong hợp đồng phải công bằng, bình đẳng và người tiêu dùng phải được bảo vệ. Sau khi đưa 9 ngành hàng thiết yếu vào diện phải thực hiện sử dụng hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung thì đến nay, sau một năm thực hiện, tại các địa phương có rất ít các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đến đăng ký hợp đồng mẫu.

Chỉ mới một năm áp dụng nhưng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều bất cập, cần phải hoàn thiện. Thiết thực nhất là cần phải có các văn bản hướng dẫn như thông tư để quyền lợi người tiêu dùng ngày càng được bảo vệ theo đúng các quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và hợp lý cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

b) Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật

Có một thực tế là các văn bản pháp luật của nước ta được ban hành khá nhiều và khá đầy đủ. Hầu như tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật. Đặc biệt là trong thời gian qua nước ta đã tích cực hoàn thiện các thủ tục để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, một trong những điều kiện gia nhập là sự minh bạch hóa thị trường, điều này đồng nghĩa với việc phải thiết lập một hệ thống các quy định pháp luật một cách rõ ràng và ổn định. Chính yêu cầu này đã thúc đẩy công tác ban hành pháp luật của nước ta diễn ra khẩn trương. Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh... là những văn bản Luật ra đời trong khoảng thời gian này. Các hoạt động thương mại được thúc đẩy thì cũng đồng nghĩa với việc mua bán, trao đổi diễn ra sôi động và đây chính là môi trường phát sinh những hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh những ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu của đất nước cũng như sự đòi hỏi phải có những văn bản để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới nảy sinh...thì hệ thống pháp luật nước ta cũng bộc lộ nhiều bất cập. Hiện nay chưa thể có sự pháp điển hóa một cách triệt để. Các văn bản tuy có hiệu lực nhưng vẫn chưa thể thực thi trên thực tế vì thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành. Điển hình là BLDS năm 2005 được ban hành với rất nhiều sự sửa đổi nhưng phải rất lâu sau đó mới có một vài văn bản hướng dẫn. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay đã có Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/07/2006 hướng dẫn

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí