Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Điện Biên, Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Nậm Pồ

Bảng 3. 1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết

của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ


STT


Các biện Pháp

Mức độ cấp thiết



Thứ bậc

Rất cấp thiết


Cấp thiết

Không cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%




1

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở trường PTDT

Bán trú THCS


42


70


18


30


0



2.7


1


2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện

Nậm Pồ tỉnh Điện Biên


42


70


18


30


0



2.65


2


3

Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS theo định hướng

đổi mới giáo dục


35


58.33


25


41.66




2.58


3


4

Tăng cường huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm

cho giáo viên


31


51.66


29


48.33




2.51


4


5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN

cho giáo viên


28


46.66


31


51.66


1


1.66


2.45


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 12

Qua bảng 3.1, tác giả thấy rằng:

Nhận xét: Với kết quả trên cho thấy, các biện pháp đề xuất nêu trên l à cấp thiết. Tuy nhiên, mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất là không đồng đều. Trong khi biện pháp 1 “Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở trường PTDT Bán trú = 2,7) và biện pháp 2 “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ.” ( = 2,65) được cho là rất cấp thiết, thì biện pháp 5 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên”chỉ là tương đối cần thiết ( = 2,45). Vì vậy, đẩy mạnh bồi dưỡng, tăng cường nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục HĐTN cho học sinh và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên THCS là một việc làm cần thiết và khẩn trương đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa.

Qua bảng 3.2, tác giả thấy rằng:

Với bảng kết quả trên, cho thấy các biện pháp đề xuất nêu trên có tính khả thi. Trong đó, biện pháp 2 “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ.” = 2,68) được cho là khả thi nhất; thì các biện pháp 5 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên” chỉ là tương đối khả thi ( = 2,51) Tuy nhiên, để các biện pháp trên mang tính khả thi hơn, cần phải quan tâm hơn nữa đến các điều kiện hỗ trợ thực hiện các biện pháp cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan, Ban ngành khi thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDTBT THCS trong huyện.

Bảng 3. 2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của

các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ


STT


Các biện Pháp

Mức độ khả thi



Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở trường PTDT Bán trú

THCS


39


65


21


35




2.65


2

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện

Nậm Pồ tỉnh Điện Biên


39


65


21


35




2.68


1

3

Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS theo định hướng đổi mới giáo dục


39


65


21


35




2.61


3

4

Tăng cường huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên


35


58.33


25


41.66




2.58


4

5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN

cho giáo viên


32


53.33


27


45


1


1.66


2.51


5

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giả luận án xây dựng. Trong đó ý kiến đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi đạt tỷ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các biện pháp đã xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho GV góp phần quan trọng trong GD HĐTN cho HS giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở lí luận về quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDTBT THCS, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, đánh giá những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên. Đó là: 1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở trường PTDT Bán trú THCS; 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ;

3. Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS theo định hướng đổi mới giáo dục; 4. Tăng cường huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên; 5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên. Năm biện pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ, và được CBQL, GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ đánh giá cao về tính cấp thiết và khả thi trong việc quản lý, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường PTDT Bán trú THCS trên địa bàn huyện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Hoạt động trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thức học gắn với thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, khi vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề và ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.

1.2. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp học sinh thể nghiệm, trải nghiệm về những sự vật, hiện tượng hay các mẫu hành vi, các mối quan hệ,… có liên quan đến nội dung giáo dục, dạy học trong nhà trường, qua đó giúp học sinh chiếm lĩnh được nội dung được giáo dục, dạy học có liên quan bằng con đường kiến tạo tri thức vững chắc cho bản thân. Tổ chức HĐTN trong giáo dục nhà trường là yêu cầu, phương thức thực hiện đổi mới giáo dục - giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực. Đó là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay trong các nhà trường. Qua đó, học sinh thực học, thực làm, có hứng thú và tích cực học tập.

1.3. Năng lực TC HĐTN của đội ngũ GV là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng các hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường. Quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho GV nhằm thực hiện chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, đảm bảo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đạt kết quả, đạt mục tiêu đề ra.

1.4. Luận văn đã khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong vài năm trở lại đây. Từ đó chỉ ra những mặt mạnh và những hạn chế, bất cập. Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao năng lực TC HĐTN cho đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS.

Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục ở trường PTDT Bán trú THCS.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

Biện pháp 3: Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS theo định hướng đổi mới giáo dục

Biện pháp 4: Tăng cường huy động các nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên

Các biện pháp đã được khảo nghiệm và kết quả là CBQL, GV đánh giá cao tính cấp thiết và khả thi trong quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được, luận văn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rõ rệt.

Các biện pháp luận văn đề xuất không chỉ áp dụng được riêng ở huyện Nậm Pồ mà còn có thể áp dụng được ở các địa phương khác có hoàn cảnh kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo tương tự như huyện Nậm Pồ.

2. Khuyến nghị

Để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cần lưu ý mấy khuyến nghị sau đây

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định về chương trình giáo dục HĐTN cho học sinh các cấp học, trong đó có cấp THCS. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục HĐTN cho học sinh phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Các trường sư phạm có hình thức đào tạo giáo viên đáp ứng với yêu cầu giáo dục HĐTN và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS, nên sơ tuyển để đạt các yêu cầu nhất định như: Khả năng tổ chức, khả năng diễn đạt, hình thức,... Các trường sư phạm cần có các công trình nghiên cứu, biện pháp để nâng cao năng lực giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.

Quan tâm hơn nữa đến quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, cải tiến chế độ làm việc và tiền lương của nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục.

Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng phân cấp, phân quyền cho cơ sở.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ

Làm tốt công tác tham mưu với Ủy ban Nhân dân các cấp đối với việc xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Các địa phương nên tạo điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu giáo dục và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống.

Cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng GV; tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại ĐNGV, có biện pháp giải quyết đối với giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ CBQL các trường THCS về quản lí nhà trường nói chung và quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN nói riêng

2.3. Đối với cán bộ quản lí các trường PTDT Bán trú THCS

Hiệu trưởng các trường cần phát huy của người lãnh đạo, phải phân tích đúng thực trạng công tác quản lý của nhà trường, phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý.

Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục HĐTN cho học sinh THCS.

Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Cần chú trọng tạo điều kiện hơn nữa đối với các lực lượng nòng cốt như cán bộ Đoàn, Đội, tổ trưởng chuyên môn,… trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động giáo dục, nhất là họat động giáo dục HĐTN là mảng họat động còn khá mới đối với bậc học.

2.4. Đối với giáo viên PTDTBT THCS

- Không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Lập kế hoạch nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của cá nhân.

- Nỗ lực cố gắng, hỗ trợ, chia sẻ, động viên đồng nghiệp tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, chủ động trước yêu cầu và thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.5. Đối với tổ chức đoàn thể trong nhà trường

- Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tích cực tham gia, hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường diễn ra thuận lợi, thành công.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí