Thống Kê Kết Quả Sếp Loại Thi Đua Hiệu Trưởng Trường Thcs

Về công tác kiểm tra, giám sát của Phòng Giáo dục - Đào tạo đối với toàn bộ hoạt động bồi dưỡng được khảo sát từ học viên cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã được quan tâm tương đối thường xuyên ( 100% ý kiến của học viên đánh giá về vấn đề này), tuy nhiên chưa có những biện pháp mạnh để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Khi nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động bồi dưỡng của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục - Đào tạo, tác giả luận văn thu được các thông tin sau đây: Kết thúc mỗi khoa bồi dưỡng, Phòng Giáo dục - Đào tạo đều có chỉ đạo hướng dẫn các lớp bồi dưỡng viết chuyên đề thu hoạch hoặc viết tiểu luận theo chủ đề do báo cáo viên xây dựng, tuy nhiên khi nghiên cứu một số chuyên đề và báo cáo thu hoạch, tác giả luận văn thấy các bản thu hoạch và tiểu luận còn viết chung chung, chưa sát thực với hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS, chưa có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao, các chuyên đề và tiểu luận viết theo hình thức báo cáo kinh nghiệm nhiều hơn là kết quả nghiên cứu.

Phòng Giáo dục - Đào tạo thực hiện kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS theo kế hoạch, kết quả kiểm tra được sử dụng để kịp thời điều chỉnh kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.

Phòng Giáo dục - Đào tạo, chỉ đạo báo cáo viên tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của cá nhân trong quá trình bồi dưỡng, có những chỉ dẫn để cán bộ tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước.

Hoạt động bồi dưỡng kiến thức quản lý cho Hiệu trưởng các trường phổ thông nói chung trong đó có Hiệu trưởng trường THCS đã được thực hiện từ lâu, đã giúp các đồng chí Hiệu trưởng thực hiện được nhiệm vụ, nhưng để được như vậy thôi đã phải có sự cầm tay chỉ việc của phòng Giáo dục. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, sự bùng nổ của công nghệ, sự quan tâm nhiều hơn đến vai trò, vị trí đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là Hiệu trưởng đối với sự phát triển của nhà trường và của ngành hoạt động bồi

dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng các trường ngày càng được chú trọng hơn khi đối tượng quản lý ở mức cao hơn.

Hoạt động Giáo dục và Đào tạo của huyện Đồng Hỷ những năm gần đây ngày càng có kết quả cao hơn đã đạt được thành tích tốt qua từng năm học. Liên tục đạt được những danh hiệu cao do Tỉnh và Chính phủ tặng để có kết quả như vậy, không thể không kể đến thành tích, sự cống hiến của đội ngũ các Hiệu trưởng trường THCS. Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng các trường đã trang bị cho các đồng chí những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các đồng chí không chỉ chủ động, linh hoạt mà còn sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, những kế hoạch xây dựng sát với thực tế địa phương, tham mưu cho địa phương phát huy được những lợi thế và điểm mạnh phát triển địa phương góp phần xây dựng huyện Đồng Hỷ ngày càng giàu mạnh. Trong 3 năm học gần đây Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện được lãnh đạo địa phương đánh giá cao 14/19 đồng chí là Uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn; được ngành đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bảng 2.8. Thống kê kết quả sếp loại thi đua Hiệu trưởng trường THCS



Năm học


Tổng số

Số Hiệu trưởng đạt danh hiệu

cấp tỉnh trở lên

Số Hiệu trưởng đạt danh hiệu Chiến sỹ thi

đua cấp cơ sở

Số Hiệu trưởng đạt được nhận khen

thưởng


Ghi chú

2014-2015

18

04

16

02


2015-2016

18

03

15

03


2016-2017

19

05

16

03


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 8

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ)

2.4. Những khó khăn trong hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu những khó khăn trong quá trình bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Những khó khăn trong bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ quản lý trường THCS Huyện Đồng Hỷ


STT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ khó khăn

Khó khăn

Đôi khi khó

khăn

Không khó

khăn

1

Năng lực quản lý nhân sự của cán bộ

quản lý Phòng GD- ĐT còn chưa tốt

17/43

39,5 %

26/43

60,5%


0,0


2

Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ của địa phương chưa có tác dụng tạo động lực

cho cán bộ bồi dưỡng

43/43

100%


0,0


0,0


3

Chuẩn năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng chưa có quy định rõ

ràng mà chủ yếu theo chuẩn Hiệu trưởng

43/43

100%


0,0


0,0


4

Ý thức tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THCS chưa tốt, chưa quan tâm

đến hoạt động bồi dưỡng


27/43

62,79%


16/43

37,21%


0,0


5

Năng lực của báo cáo viên, giảng viên bồi

dưỡng chưa có tác dụng thu hút cán bộ tham gia bồi dưỡng

31/43

72,1%

12/43

27,9%


0,0


6

Các yếu tố tài chính hỗ trợ cho cán bộ

tham gia hoạt động bồi dưỡng chưa có tác dụng tạo động lực cho cán bộ


25/43

58,1%


15/43

34,9%


3/43

6,9%

7

Môi trường bồi dưỡng chưa thực sự thân

thiện cởi mở, thu hút cán bộ tham gia

15/43

34,9%

28/43

65,1%


0,0

8

Nội dung, chương trình, hình thức bồi

dưỡng chưa thực sự hấp dẫn, thu hút

27/43

62,79%

16/43

37,21%


0,0

Kết quả khảo sát cho thấy theo đánh giá của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục - Đào tạo và cán bộ quản lý trường THCS những khó khăn lớn nhất họ gặp

phải trong quá trình bồi dưỡng đó là chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương chưa phù hợp, chưa có tác dụng tạo động lực cho cán bộ tham gia bồi dưỡng chiếm 100% ý kiến đánh giá. Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức. Bởi chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS. Dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách đào tạo và bồi dưỡng để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan về bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS. Dựa vào các văn bản quy định chính sách để xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương nâng cao chất lượng. Dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm soát công tác bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS.

Khó khăn được xếp tương đương với khó khăn về chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của địa phương đó là chưa ban hành chuẩn năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng trường THCS có 100% ý kiến đánh giá. Đây là yếu tố cơ bản dẫn tới những hạn chế trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS.

Khó khăn thứ 3 là năng lực của báo cáo viên, giảng viên bồi dưỡng chưa có tác dụng thu hút cán bộ tham gia bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 72,0% ý kiến đánh giá. Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Bởi vì trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần

thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Cho nên, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức mới thu được kết quả như mong muốn.

Yếu tố khó khăn thứ 4 là: Nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng chưa thực sự hấp dẫn, thu hút; ý thức tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý chưa tốt chiếm tỷ lệ 62,79% ý kiến đánh giá. Nội dung chương trình, hình thức bồi dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng có sức cuốn hút người tham gia bồi dưỡng nếu chương trình thiết thực, hấp dẫn, sát với năng lực của người được bồi dưỡng. Nguyên nhân các chương trình bồi dưỡng chưa theo kịp thực tiễn đổi mới của giáo dục phổ thông do đó thường trở nên lạp hậu và thiếu cập nhật.

Bên cạnh đó ý thức tự bồi dưỡng đóng vai trò có tính chất quyết định kết quả bồi dưỡng bởi nếu cán bộ quản lý trường THCS có ý thức về chức năng nhiệm vụ của mình, thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh mình và tự bồi dưỡng để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ theo vị trí việc làm được mô tả thì kết quả bồi dưỡng sẽ cao.

Ngoài ra còn một số khó khăn khác như năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng, đặc biệt là năng lực quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; Nguồn tài chính hỗ trợ cho cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng cũng là yếu tố có tác động lớn tới hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý.

Đánh giá chung: Những khó khăn cán bộ quản lý giáo dục trường THCS gặp phải trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng là những khó khăn sau đây: Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của địa phương; chưa có quy định về chuẩn năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng; nội dung chương trình bồi dưỡng chưa thực sự thu hút, hấp dẫn; báo cáo viên chưa thu hút được học viên tham gia tích cực và ngoài ra còn một số khó khăn khác như môi trường bồi dưỡng, chế độ chính sách về tài chính hỗ trợ cho cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng; ý thức tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý THCS vv…

2.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng trường THCS huyện Đồng Hỷ được thực hiện đồng bộ, thường xuyên từ khâu khảo sát, đến lập kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí, huy động các nguồn lực, tổ chức thực hiện được UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên; giao cho cơ quan chuyên môn là Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Nội vụ, phòng Tài chính kế hoạch tham mưu, tổ chức thực hiện, báo cáo hàng năm.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Về năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng trường THCS được giáo viên đánh giá tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở một số năng lực đó là năng lực lập kế hoạch dài hạn, xác định tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường, năng lực giám sát các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, đặc biệt là năng lực đánh giá các hoạt động giáo dục; năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường vv…

Đối với công tác lập kế hoạch về cơ bản là Phòng Giáo dục - Đào tạo đã thực hiện tốt, tuy nhiên có một số nội dung mới về năng lực cần có của hiệu trưởng THCS để thực hiện chương trình giáo dục THCS mới chưa được quan tâm bồi dưỡng đó là các năng lực sau đây:

Năng lực quản lý phát triển chương trình nhà trường Năng lực quản lý dạy học tích hợp

Năng lực xây dựng các mối quan hệ xã hội Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường,

Năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS

Năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ

Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS đã được triển khai một số nội dung chương trình bồi dưỡng đã đáp ứng nhu cầu của cán bộ, Phòng GD - ĐT đã tổ chức bồi dưỡng dựa trên khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý giáo dục và huy động được các nguồn lực tham gia bồi dưỡng. Tuy nhiên một số nội bồi dưỡng Hiệu trưởng đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục THCS mới như quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường, quản lý dạy học tích hợp; quản lý hoạt động trải nghiệm, quản lý nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS chưa được quan tâm bồi dưỡng.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt còn mang tính hình thức chưa đi vào đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường THCS.

Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi được biết trong quá trình bồi dưỡng cán bộ quản lý còn gặp phải một số khó khăn sau đây:

Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của địa phương chưa có tác dụng tạo động lực cho cán bộ tham gia bồi dưỡng; chưa có quy định về chuẩn năng lực quản lý hành chính nhà nước của Hiệu trưởng; nội dung chương trình bồi dưỡng chưa thực sự thu hút, hấp dẫn đối với cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng; Báo cáo viên chưa thu hút được học viên tham gia tích cực vào quá trình bồi dưỡng và ngoài ra còn một số khó khăn khác như môi trường bồi dưỡng, chế độ chính sách về tài chính hỗ trợ cho cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng; ý thức tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý THCS vv…

Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý thư viện, khai thác sử dụng phương tiện dạy học cho GV còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy một số năng lực cần có để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới của cán bộ quản lý còn hạn chế chưa được quan tâm bồi dưỡng như: Năng lực quản lý phát triển chương trình nhà trường; năng lực quản lý dạy học tích hợp, năng lực xây dựng các mối quan hệ xã hội; năng lực xây dựng văn hóa nhà trường, năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS, năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng còn bất cập ở một số vấn đề như chỉ đạo nội dung bồi dưỡng về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông THCS, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, chỉ đạo bồi dưỡng về năng lực kiểm tra giám sát hoạt động chuyên môn, đánh giá hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Đây là vấn đề cần tập trung quan tâm khi đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng ở chương 3.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí