Việt Nam. Lý do là giá cả tương đối thấp và kỹ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Từ tháng 5 năm 2005, đã có rất nhiều nhà nhập khẩu dệt may của Nhật chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Năm 2006, hàng dệt may sang Nhật đạt kim ngạch xuất khẩu 627,6 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 12,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 8 năm 2006 sang thị trường Nhật Bản đạt 66,7 triệu USD, tăng 28,3% so với tháng 7 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2005. Đạt được mức tăng trưởng cao trong tháng 8 năm 2006 do các mặt hàng như áo Jackét, áo khoác, áo len, áo sơ mi, áo thun, mặt hàng quần… có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Trong đó, chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần, đạt 72 triệu USD, tăng 18% so với 8 tháng năm 2005. Mặt hàng kim ngạch cao thứ hai là kimono, đạt 63 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ - đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản. Đặc biệt, áo dài Việt Nam cũng xuất khẩu sang Nhật Bản, đạt trung bình 6USD/bộ. Năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 820 triệu USD, tăng 16,38% so với năm 2007, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm 2007/06.
Hàng hải sản
Ngoài EU, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng hàng đầu thế giới. Hàng năm, Nhật nhập khẩu tới 15 tỷ USD hàng hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Hiện nay EU vẫn đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của cả nước với gần 970 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ hai chiếm 18,1% với khoảng 683 triệu USD, xuất khẩu sang Mỹ, thị trường lớn thứ 3với khoảng 624 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 641 triệu USD, giảm 2,9% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng lên 4,68 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 9 tháng/2013, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; EU: 816 triệu
USD, giảm 3,4%; Nhật Bản: 788 triệu USD, tăng nhẹ 0,5%; Hàn Quốc: 327 triệu USD, giảm 10,8%...
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng 2012
(Đơn vị : Triệu USD)
4 tháng đầu năm 2012 | % so với 4 tháng đầu năm 2011 | |
Nhâṭ Bản | 311 | 33,7% |
Hoa Kì | 338 | 19,2% |
EU | 357 | -10,6% |
Hàn Quốc | 148 | 21,5% |
Tổng kim ngạch xuất khẩu | 1.790 | +12,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Chung Về Lợi Thế So Sánh Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Việt Nam
- Những Thành Tựu Chủ Yếu Của Việt Nam Trong Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Nhật Bản Năm 2010 Tổng Kim Ngạch : 7,727,659,550
- Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Nhật Bản
- Một Số Hạn Chế Bất Cập Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: Thống Kê Hải Quan – Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Năm 1990, Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang Nhật vói kim ngạch 51,9 triệu USD, trong đó chủ yếu là tôm đông lạnh, với giá trị 43,2 triệu USD, chiếm tới 83% kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản. Ngoài ra, còn có mực đông lạnh 7,4 triệu USD (chiếm 14,3%) và cá đông lạnh 1,3 triệu USD (chiếm 2,5%). Khoảng thời gian từ 1991 – 1994, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật khá cao. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật đã 284,8 triệu USD, tức tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với năm 1990, nhưng chỉ tăng 5,21% so với năm 1994, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật.
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Trong giai đoạn 2001 – 2004, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Điều này góp phần thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản Việt Nam sang Nhật. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ 652,9 triệu USD lên 771,4 triệu USD năm 2004 và 819,4 triệu USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này khoảng 6,22% - 23,2% và hàng hải sản luôn chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản sang thị trường Nhật chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này của cả nước, nhưng chỉ chiếm 16% trên thị trường Nhật. Điểm nổi bật là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam đã chiếm 22,8% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất vào Nhật Bản, vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Inđônêxia (20%), Ấn Độ (13%), Trung Quốc và Nga. Nguyên nhân là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam có giá rẻ (luôn thấp hơn từ 5 - 10% so với tôm Inđônêxia), đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ cũng như số lượng cho nhà nhập khẩu, được nuôi trồng trong môi trường đảm bảo, đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng Nhật Bản là những yếu tố chính hấp dẫn giới kinh doanh Nhật Bản tăng cường nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt 13,02 triệu USD, Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng của Nhật Bản. .
Năm 2007, hàng hải sản xuất khẩu sang Nhật tụt xuống vị trí thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu 753,6 triệu USD, giảm 10,74% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên hàng hải sản tụt xuống vị trí này sau 5 năm liên tục giữ vị trí thứ nhất trong tốp mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật. Nguyên nhân là tại Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chế biến của Nhật đều giảm, trong đó nhập khẩu tôm đông lạnh giảm xuống dưới 100.000 tấn trong 2 năm liên tiếp, đạt 85.273 tấn - mức thấp nhất sau 20 năm. Theo đánh giá của các nhà phân tích, các yếu tố khiến nhập khẩu tôm giảm là tiêu thụ trong nước giảm, thị hiếu tiêu dùng chuyển mạnh từ tôm nguyên liệu sang tôm chế biến như sushi, tôm bao bột và hải sản phối chế, đồng yên mất giá so với đô la, các thương gia Nhật đứng ngoài thị trường thế giới và lượng dự trữ ở thị trường trong nước cao. Mặt khác, giá thuỷ sản ngày càng tăng
trong khi nhu cầu thuỷ sản của Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới tăng cao. Điều này, ảnh hưởng tới sức mua của Nhật. Theo báo cáo của chính phủ Nhật, tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình ở nước này có thể sẽ giảm xuống thấp hơn mức tiêu thụ thịt. Năm 2005, tiêu thụ thuỷ sản của Nhật chỉ đạt gần 13 kg/người, giảm từ 16 kg/người vào năm 1965. Mức tiêu thụ thịt của Nhật lại tăng từ 6 kg/người lên 12 kg/người/năm.
Đồ gỗ
Việt Nam đang đứng thứ sáu thế giới, đứng thứ hai châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khầu đồ gỗ.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, với nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất trị giá khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), lượng hàng nội thất tiêu thụ ở Nhật hàng năm đạt 10,4 tỷ USD; tiêu dùng riêng đồ gỗ tại Nhật xấp xỉ 1.000 USD/hộ/tháng. Mỗi năm Nhật Bản nhập của Việt Nam khoảng 60 triệu đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ. Nguyên nhân là do lượng hàng đồ gỗ nội thất của Nhật Bản sản xuất đang có xu hướng giảm dần, bởi giá nhân công cao, khiến nhiều nhà kinh doanh đồ gỗ nội thất chuyển hướng sang nhập khẩu những sản phẩm với giá cả phải chăng hơn.
Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,3% tỷ trọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam và chiếm khoảng 9,5% nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9%. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 5,79% năm 2000; 5,77% năm
2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Tại thị trường Nhật Bản, 11 tháng đầu năm 2004, đồ gỗ nội thất của Việt Nam chỉ đứng thứ 5 với 7,2% thị phần nhưng năm 2005 đã vươn lên vị trí thứ 4, trở thành nước có tốc độ xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này nhanh nhất. Tháng 3 năm 2006, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3, sau Trung Quốc, Đài Loan, chiếm 8% thị phần và đến nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2. Các mặt
hàng đồ gỗ nội thất và ngoại thất của Việt Nam đến nay đã vào được hệ thống siêu thị tại Nhật như: MR Mart, Tokyu, OK, Mitsukoshi… và dần dần được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng hơn nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo.
Tháng 3 năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 22,27 triệu USD, tăng 45,71% so với tháng 3/2004, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ quí I/2005 đạt 55,277 triệu USD, tăng 39,16% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2005 là năm thứ 5 liên tiếp đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đến năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản đồ gỗ với trị giá 286,8 triệu USD, tăng 5,48% so với năm trước và năm 2007 khoảng 307,1 triệu USD.
Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản là 4,67 tỉ USD tăng 15,3% so năm trước và đây là lĩnh vực có tỷ lệ xuất siêu cao so với cả nước. Bảy tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái với kim ngạch 2,9 tỷ USD, tính riêng tháng 7/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 454 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 6.Dự báo năm 2013 xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng trưởng 10% với kim ngạch khoảng 5,5 tỉ USD.
Đối với thị trường Nhật Bản – đây là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 7 tháng năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 441 triệu USD (chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc), tăng 20,33% so với cùng kỳ. Với sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Zhinzo Abe chính thức thăm Việt nam (ngày 16/1/2013) vừa qua, đã đánh dấu bước phát triển lớn trong quan hệ giữa hai nước Nhật-Việt. Năm nay-năm 2013 cũng là “Năm hữu nghị Nhật-Việt”, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vì vậy, con đường xuất khẩu sang Nhật sẽ được mở rộng với nhiều thỏa thuận kinh tế chủ chốt đã được ký kết giữa hai nước như Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA), Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Nhật Bản và xúc tiến nhiều sáng kiến chung.
Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản 2004-2012
(Đơn vị: Triệu USD)
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của VN sang Nhâṭ | |
2004 | 150 |
2005 | 175 |
2010 | 300 |
2011 | 449 |
2012 | 638 |
7 tháng 2013 | 441 |
Nguồn: Số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính
Năm 1997 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Nhật linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính. Kim ngạch xuất khẩu trong năm này đạt 20,1 triệu USD đã tăng lên 97,4 triệu USD vào năm 2001, tức tăng gần 5 lần giá trị trong vòng 5 năm. Nước ta do tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học – kỹ thuật còn hạn chế, chưa có đủ điều kiện để sản xuất toàn bộ máy vi tính nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tranh thủ tận dụng ưu thế của các quan hệ hợp tác đầu tư liên doanh với nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Với lợi thế về đội ngũ nhân công lao động giá thấp hơn so với một số nước trong khu vực, đều đã và đang được đào tạo tay nghề kỹ thuật điện tử - tin học ngày càng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể lắp ráp, sửa chữa và chế tạo một số linh kiện các máy móc thiết bị kỹ thuật cao. Nhìn thấy được tiềm năng đó nên nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành chế tạo đã đến Việt Nam đầu tư hoạt động. Tháng 9 năm 1995, công ty sản phẩm máy vi tính Fujitsu 100% vốn Nhật Bản tại Khu công nghiệp Biên Hoà 2 đã được thành lập với số vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD. Các sản phẩm như cụm bảng mạch in điện tử dùng trong
bộ xử lý ổ đĩa cứng (PCBA) và đế bảng mạch in điện tử của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường các nước như Philíppin, Nhật Bản, Thái Lan… Tiếp sau là Fujitsu, đã có hàng loạt các công ty khác của Nhật Bản đã đầu tư làm ăn ở Việt Nam. Điều này, một mặt giúp tạo thêm việc làm cho người lao động, đem lại thu nhập cho nhà đầu tư, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng với các sản phẩm giá cả phải chăng. Mặt khác giúp Việt Nam thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tương lai và phát triển ngành công nghiệp chế tạo của mình.
Năm 2000 đánh dấu một sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Đây là năm đầu tiên, mặt hàng chế tạo linh kiện điện tử - ti vi, máy tính – linh kiện máy tính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản lọt vào danh sách bốn mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Với kim ngạch xuất khẩu 85,5 triệu USD, tỷ trọng 3,32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, mặt hàng này giữ vị trí thứ 4 trong tốp bốn mặt hàng xuất khẩu chính.
Những năm gần đây, từ 2002 – 2007, mặt hàng này xuất khẩu sang Nhật với kim ngạch ngày càng lớn đạt 269,3 triệu USD vào năm 2007. Tuy không phải là mặt hàng xuất khẩu truyền thống như hàng hải sản, dầu thô… nhưng linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính đã đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể với tốc độ tăng trưởng nhanh và hứa hẹn nhiều phát triển tốt đẹp trong tương lai.
Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng là gần 930 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2013 lên 7,7 tỷ USD, tăng mạnh 43,9% (tương đương tăng 2,35 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2012.
Dây cáp điện
Hiện nay mặt hàng dây cáp điện của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật là chính, hơn 90% dây và cáp điện của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu sang Nhật, còn lại một ít xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Australia. Theo Vụ xuất khập khẩu, các thị trường có khả năng mở rộng thêm ngoài Nhật là Mỹ, Đức, Pháp hay Trung Quốc và các nước ASEAN
Năm 2001, Việt Nam có mặt hàng xuất khẩu mới sang Nhật là dây cáp điện với kim ngạch xuất khẩu đạt 172,7 triệu USD. Những năm gần đây sản phẩm chế tạo dây, cáp điện Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng đạt 53% năm 2003 và trên 31% trong 2004 và 2005. Nếu năm 2004, dây, cáp điện Việt Nam đứng thứ 3 tại thị trường này, sau Trung Quốc và Philíppin thì hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của dây, cáp điện Việt Nam. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng dần qua từng năm, từ 9,2% năm 2003 lên 10,77% năm 2005.
Dây và cáp điện đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng dây và cáp điện có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào sản xuất mặt hàng này khá mạnh mẽ.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng dây, cáp điện của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2006 đạt khoảng 35%/năm. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 744,8 triệu USD, tăng 42,4% so với năm 2005. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 332,5 triệu USD, tăng trên 24% so với cùng kỳ năm 2006.
Với lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực; bên cạnh đó, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sẽ là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dây, cáp điện của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các chuyên gia dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện cả nước tăng trung bình khoảng 31%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và đạt khoảng 1,85 tỷ USD vào năm 2010; trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ đạt khoảng 800 triệu USD.