Khảo Sát Thực Trạng Bồi Dưỡng Kỹ Năng Kiểm Tra, Đánh Giá Của Đội Ngũ Ttcm‌

Bảng 2.12. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá của đội ngũ TTCM‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiểm tra hồ sơ công tác của

giáo viên bộ môn


39


32,5


56


46,7


17


14,2


8


6,7


2

Kiểm tra trực tiếp các hoạt động

của học sinh


32


26,7


45


37,5


28


23,3


15


12,5


3

Nghe giáo viên trong bộ môn

báo cáo


37


30,8


53


44,2


20


16,7


10


8,3


4

Thông qua kế hoạch và báo cáo

thường xuyên của giáo viên


23


19,2


46


38,3


32


26,7


19


15,8

5

Thông qua các tổ chức đoàn thể

19

15,8

45

37,5

33

27,5

23

19,2


6

Thông qua phiếu thông tin của

giáo viên


25


20,8


47


39,2


32


26,7


16


13,3


7

Thông qua ý kiến của cha mẹ

học sinh


17


14,2


40


33,3


36


30,0


27


22,5

8

Thông qua ý kiến của học sinh

22

18,3

45

37,5

29

24,2

24

20,0


9

Thông qua kết quả công tác của

giáo viên bộ môn


36


30


57


47,5


15


12,5


12


10,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 9

Qua kết quả khảo sát có thể thấy TTCM sử dụng kỹ năng kiểm tra, đánh giá qua 3 nội dung chủ yếu là: Thông qua kết quả công tác của giáo viên bộ môn (có 77,5% ý kiến đánh giá là tốt và khá; Kiểm tra hồ sơ công tác của giáo viên bộ môn (có 79,2% ý kiến đánh giá là tốt và khá) và Nghe giáo viên trong bộ môn báo cáo (có 75% ý kiến đánh giá là tốt và khá). Các TTCM đã tập trung đánh giá các kết quả giảng dạy của giáo viên trong bộ môn, và kết quả học tập của học sinh, việc đánh giá như vậy là đúng hướng tuy nhiên chất lượng công tác đánh giá ở đây

chưa khẳng định được. Hai nội dung có thứ bậc thấp nhất là Thông qua ý kiến của cha mẹ học sinh (có 52,5% ý kiến đánh giá trung bình và yếu) và Thông qua các tổ chức đoàn thể (với 46,7% ý kiến đánh giá trung bình và yếu). Trong quá trình đánh giá nên khảo sát, phỏng vấn TTCM để làm rõ hơn các vấn để nảy sinh trong quá trình kiểm tra, đồng thời cũng nên tham khảo ý kiến một số cha mẹ học sinh để đánh giá kỹ năng kiểm tra, đánh giá, sự quan tâm của TTCM đến từng học sinh. Chúng tôi thấy rằng, kỹ năng kiểm tra, đánh giá của TTCM còn hời hợt, nặng về hình thức, chưa phát huy được tác dụng của hoạt động kiểm tra đánh giá trong việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trong các nhà trường.

2.3.5. Thực trạng bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho TTCM

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm,... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

Thực tế cho thấy những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột,…

Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về thực trạng bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho TTCM, chúng tôi thu được bảng khảo sát 2.12 như sau:

Bảng 2.13. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho TTCM



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kỹ năng tư duy về công việc

27

22,5

52

43,3

22

18,3

19

15,8

2

Kỹ năng tổng hợp kiến thức

21

17,5

49

40,8

28

23,3

22

18,3


3

Kỹ năng xây dựng mối quan

hệ giữa TTCM với các giáo viên trong trường


37


30,8


49


40,8


19


15,8


15


12,5


4

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa các giáo viên trong

tổ chuyên môn với nhau


42


35,0


51


42,5


17


14,2


10


8,3


5

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong trường để chăm

lo giáo dục cho học sinh.


30


25,0


45


37,5


28


23,3


17


14,2


6

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phổ cập

giáo dục.


26


21,7


40


33,3


33


27,5


21


17,5


7

Kỹ năng xây dựng mối quan

hệ tốt với trường bạn, phòng giáo dục


20


16,7


35


29,2


36


30,0


29


24,2

Từ bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng, kỹ năng mềm của đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hiện nay còn khá yếu. Đội ngũ TTCM mới chỉ chú trọng đến kỹ năng xây dựng các mối quan hệ trong bộ môn, trong nhà trường mà chưa chú trọng đến kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phổ cập

giáo dục và kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt với trường bạn, với Phòng Giáo dục- Đào tạo.

2.3.6. Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

Kết quả khảo sát 120 CBQL và giáo viên thực trạng về phương pháp, hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, chúng tôi thu được bảng kết quả 2.13 như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng về phương pháp, hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu

là thuyết trình.

17

14,2

43

35,8

30

25,0

30

25,0


2

Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới: tổ trưởng chuyên môn được thảo luận và làm bài tập

thực hành.


37


30,8


67


55,8


10


8,3


6


5,0

3

Bồi dưỡng tập trung.

23

19,2

56

46,7

23

19,2

18

15,0

4

Bồi dưỡng sau kiểm tra của CBQL.

28

23,3

59

49,2

21

17,5

12

10,0

5

Bồi dưỡng qua thực hành, trải nghiệm

29

24,2

49

40,8

28

23,3

14

11,7

6

Trao đổi ở các diễn đàn, trang

mạng internet.

30

25,0

63

52,5

16

13,3

11

9,2

7

Tự nghiên cứu bồi dưỡng.

26

21,7

56

46,7

24

20,0

14

11,7

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.12 chúng tôi thấy rằng, phương pháp bồi dưỡng bị đánh giá thấp đó là phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình, với 14,2% ý kiến đánh giá tốt, 35,8% khá, 25% trung bình và 25% yếu. Nguyên nhân do phương pháp bồi dưỡng này không lôi cuốn được người nghe, không có sự tham gia của người học vào quá trình bồi dưỡng.

Có 86,7% CBQL và giáo viên đánh giá Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới: TTCM được thảo luận và làm bài tập thực hành là tốt và khá. Nguyên nhân, TTCM có thể thảo luận, trao đổi với báo cáo viên về các kỹ năng quản lý còn vướng mắc trong quản lý TCM. Có thể thấy phương pháp bồi dưỡng này đã có sự đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, việc bồi dưỡng đã tập trung vào các nội dung còn yếu.

Về hình thức Bồi dưỡng tập trung có 19,2% ý kiến đánh giá là tốt, 46,7% khá, 19,2% trung bình và 15% yếu. Đây là hình thức mà mức độ đánh giá đạt được hiệu quả thấp nhất. Do nó không có sự linh động về thời gian bồi dưỡng, TTCM phải mất thời gian, tiền bạc trong việc bố trí, di chuyển đến địa điểm bồi dưỡng.

Hình thức bồi dưỡng qua trao đổi ở các diễn đàn, trang mạng internet, có 65% người được khảo sát mức độ thực hiện là tốt và khá. Do hình thức bồi dưỡng này TTCM có thể bố trí thời gian phù hợp với công việc giảng dạy, cũng như công việc quản lý trong nhà trường. TTCM có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong hình thức bồi dưỡng này.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho TTCM cần phải đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng (bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng, tổ chức dự giờ sinh hoạt, giao lưu giữa TTCM các trường...), phương pháp bồi dưỡng phải có sự đổi mới thay vì thuyết trình, báo cáo, bằng phương pháp làm việc nhóm, tình huống,...

2.3.7. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM

Đề tài tiến hành khảo sát 120 CBQL và giáo viên trong các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.14:

Bảng 2.15. Khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM‌


TT


Các yêu tố

Mức độ đánh giá


Điểm trung bình


Thứ bậc

Ảnh hưởng nhiều

(3 điểm)

Ảnh hưởng ít (2 điểm)

Không ảnh hưởng

(1 điểm)

1

Quy định của Đảng, Nhà nước

276

56

0

332

1


2

Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.


219


94


0


313


2

3

Các quy định của địa phương

165

130

0

295

6

4

Các yếu tố về kinh tế - xã hội

135

150

0

285

7

5

Năng lực của hiệu trưởng nhà trường

207

102

0

309

3

6

Năng lực của tổ trưởng

186

116

0

302

4

7

Ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên

168

128

0

296

5

8

Cơ sở vật chất

186

116

0

302

4

Từ kết quả của bảng khảo sát cho thấy: yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là quy định của Đảng, Nhà nước. Đây là yếu tố mang tính quyết định, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động bồi dưỡng nói chung, và hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang nói riêng.

Tiếp đến là yếu tố công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, sẽ quyết định việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, cũng như là chủ thể quản lý trực tiếp của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những mặt đạt được

- Đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và hết lòng vì học sinh.

- Đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đa số có thâm niên làm tổ trưởng, đồng thời đều là những giáo viên cốt cán ở các trường và một số là giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh; họ đều có vai trò quan trọng trong các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; đều là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp, về chuyên môn nghiệp vụ đối với các GV trẻ.

Trong những năm học vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang và Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã quan tâm hơn đến công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM và coi đội ngũ TTCM là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn các nhà trường.

Đội ngũ TTCM đã được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, được cử đi đào tạo trên chuẩn, được cử làm cốt cán các bộ môn trong nhà trường và làm cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh.

Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch cho TTCM trong các hoạt động chuyên môn của trường được tiến hành thường xuyên hơn, khoa học hơn, việc giao ban hằng tuần có mời TTCM tham dự đã được thực hiện ở nhiều trường trong những năm học gần đây.

Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá cho TCM đã được các Hiệu trưởng quan tâm hơn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

Ở một số trường, đội ngũ TTCM tuổi đời đã cao thường trên dưới 50 tuổi.Ở các đồng chí này có sức ỳ và có nhiều hạn chế về việc tiếp thu tinh thần đổi mới, chủ yếu quản lý tổ CM bằng kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và triển khai nhiệm vụ một cách khoa học gặp nhiều khó khăn.

Đa số TTCM có trình lý luận chính trị ở mức thấp, chưa được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục; Trình độ tin học, ngoại ngữ đặc biệt là ở các đồng chí TTCM có tuổi còn hạn chế.

Công tác quản lý, điều hành tổ chuyên môn ở một số đồng chí TTCM còn lúng túng, công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của tổ chuyên môn còn chưa sát sao, chưa thường xuyên và chưa khoa học.

Vẫn còn một bộ phận CBQL và giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Về hình thức và phương pháp bồi dưỡng còn hạn chế, chưa đa dạng, chưa kích thích việc tham gia của TTCM vào các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý.

Kỹ năng lập kế hoạch của TTCM còn sơ sài, chưa áp dụng đúng quy trình trong việc xây dựng kế hoạch, dẫn đến kế hoạch lập ra không sát, không phù hợp với mục tiêu của nhà trường.

Kỹ năng tổ chức của TTCM còn yếu, chưa thực sự hiểu quả, chưa phối hợp được sự tham gia tích cực của giáo viên, lực lượng xã hội vào công tác giáo dục của nhà trường

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Ở một số trường thuộc trung tâm huyện, đội ngũ GV tương đối ổn định, ít bị biến động; do tâm lý không muốn thay đổi hoặc do cả nể ở một số Hiệu trưởng nên một số TTCM có thâm niên làm tổ trưởng lâu năm, mặc dù có nhiều đóng góp lớn trong thành tích GD ở các nhà trường, song trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay, đội ngũ các TTCM này đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tiếp cận những đổi mới như: đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý...

- Trình độ lí luận chính trị ở đội ngũ TTCM còn thấp do:

+ Một số TTCM có tuổi ngại đi học dài hạn, ngại tham gia các lớp bồi dưỡng.

+ Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế ở một số TTCM còn nhiều khó khăn nên chưa tham gia được các lớp bồi dưỡng.

- Công tác quản lý tổ chuyên môn đối với nhiều TTCM còn lúng túng hoặc chưa đạt hiệu quả cao trước yêu cầu mới, chủ yếu do: các TTCM chưa được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về QLGD mà chủ yếu quản lý hoạt động của tổ chuyên môn dựa trên kinh nghiệm và thực hiện theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí