Bảng 2.7. Khảo sát về chất lượng đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang
Nội dung | Mức độ đánh giá | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
I | Về kiến thức | ||||||||
1 | Kiến thức môn học | 44 | 36,7 | 56 | 46,7 | 20 | 16,7 | 0 | 0,0 |
2 | Lý luận dạy học | 26 | 21,7 | 47 | 39,2 | 47 | 39,2 | 0 | 0,0 |
3 | Kiến thức về cách tiếp cận đối tượng | 23 | 19,2 | 46 | 38,3 | 49 | 40,8 | 2 | 1,7 |
4 | Kiến thức tổ chức hoạt động dạy học | 28 | 23,3 | 48 | 40,0 | 44 | 36,7 | 0 | 0,0 |
5 | Kiến thức về các lĩnh vực có liên quan | 19 | 15,8 | 47 | 39,2 | 43 | 35,8 | 11 | 9,2 |
II | Về kỹ năng | ||||||||
1 | Kỹ năng phân tích chương trình bậc học | 29 | 24,2 | 45 | 37,5 | 43 | 35,8 | 3 | 2,5 |
2 | Kỹ năng thiết kế kế kế hoạch dạy học | 32 | 26,7 | 42 | 35,0 | 41 | 34,2 | 5 | 4,2 |
3 | Kỹ năng tiếp cận học sinh | 26 | 21,7 | 40 | 33,3 | 50 | 41,7 | 4 | 3,3 |
4 | Cách soạn giáo án theo mô hình mới | 23 | 19,2 | 46 | 38,3 | 47 | 39,2 | 4 | 3,3 |
5 | Xây dựng các tài liệu chuyên đề | 28 | 23,3 | 49 | 40,8 | 41 | 34,2 | 2 | 1,7 |
6 | Kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi | 31 | 25,8 | 45 | 37,5 | 41 | 34,2 | 3 | 2,5 |
7 | Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học | 36 | 30,0 | 53 | 44,2 | 30 | 25,0 | 1 | 0,8 |
8 | Kỹ năng giải quyết các tình huống trong dạy học | 27 | 22,5 | 48 | 40,0 | 41 | 34,2 | 4 | 3,3 |
9 | Kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh | 32 | 26,7 | 52 | 43,3 | 33 | 27,5 | 3 | 2,5 |
10 | Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu | 22 | 18,3 | 43 | 35,8 | 48 | 40,0 | 7 | 5,8 |
11 | Kỹ năng tổ chức tự học cho học sinh | 30 | 25,0 | 51 | 42,5 | 34 | 28,3 | 5 | 4,2 |
12 | Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin | 27 | 22,5 | 39 | 32,5 | 48 | 40,0 | 6 | 5,0 |
13 | Kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp | 23 | 19,2 | 33 | 27,5 | 55 | 45,8 | 9 | 7,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Kĩ Năng, Năng Lực Quản Lý Của Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Trường Thcs
- Những Yêu Cầu Của Hoạt Động Bồi Dưỡng Kỹ Năng Quản Lý Cho Ttcm
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Ở Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương
- Khảo Sát Thực Trạng Bồi Dưỡng Kỹ Năng Kiểm Tra, Đánh Giá Của Đội Ngũ Ttcm
- Biện Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Quản Lý Cho Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Thcs Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương
- Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Kỹ Năng Quản Lý Cho Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Thcs
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Kết quả bảng khảo sát 2.7 cho thấy:
Nhìn chung CBQL và giáo viên các trường THCS huyện Ninh Giang đánh giá cao về mặt kiến thức của đội ngũ TTCM. Cụ thể đối với nội dung về kiến thức môn học có 36,7% ý kiến cho rằng tốt, 46,7% khá, 16,7% trung bình và 0% yếu.
Hầu hết TTCM tại trường THCS huyện Ninh Giang được đào tạo CĐSP chính quy tập trung và ĐH tại chức nên có đủ trình độ để dạy bậc THCS. Hạn chế của TTCM là thiếu kiến thức thực tế, kiến thức về xã hội, cho nên đến 45% ý kiến khảo sát cho rằng kiến thức về các lĩnh vực liên quan là trung bình và yếu.
Về mặt kỹ năng: Kết quả khảo sát cho thấy trừ nội dung kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học có 25,8% ý kiến cho rằng trung bình và yếu. Còn lại tất cả các kỹ năng như: kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp, kỹ năng tiếp cận học sinh, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu… đều bị trên 30% người được khảo sát đánh giá là trung bình và yếu. Đặc biệt ở kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp có 53,3% cho rằng trung bình và yếu. Nguyên nhân, TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang chưa có kỹ năng hợp tác tốt với đồng nghiệp, nhiều khi không cần tham khảo ý kiến giáo viên trong bộ môn, tự ý quyết định các vấn đề của bộ môn.
Nhìn chung, các trường THCS của huyện Ninh Giang đều bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn tay nghề tốt nhất trong tổ làm TTCM. Mặt khác, hầu hết TTCM được bổ nhiệm từ giáo viên giảng dạy, sau đó được cử đi học nghiệp vụ quản lý nên kinh nghiệm quản lý chưa có bề dày, phương pháp, kỹ năng quản lý chưa thật khoa học. Mặt kiến thức tương đối tốt, song kỹ năng quản lý chưa thật hiệu quả. Đặc biệt, TTCM tổ chức các hoạt động theo quy định, quản lý theo quy chế, chưa có tính sáng tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi phù hợp thực tế của đơn vị.
TTCM đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng khả năng tiếp cận các phương tiện hiện đại còn hạn chế. Số TTCM ở độ tuổi cao chiếm tỷ lệ không nhỏ nên việc phổ cập tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa mang tính phổ biến cao. Các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo, tư duy linh hoạt như nghiên cứu khoa học, xây dựng chuyên đề chuyên sâu,… hiệu quả còn thấp. Chính vì thế có 45% số người khảo sát cho rằng trung bình và yếu đối với nội dung kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.3. Thực trạng kỹ năng quản lý của các tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Khảo sát về kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM, chúng tôi tiến hành thăm dò 120 CBQL, giáo viên và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kỹ năng quản lý của các TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang
Các kỹ năng cần có của người TTCM | Mức độ đánh giá | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Kỹ năng lập kế hoạch | 32 | 26,7 | 42 | 35,0 | 41 | 34,2 | 5 | 4,2 |
2 | Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch | 23 | 19,2 | 46 | 38,3 | 47 | 39,2 | 4 | 3,3 |
3 | Kỹ năng kiểm tra đánh giá | 36 | 30,0 | 53 | 44,2 | 30 | 25 | 1 | 0,8 |
4 | Kỹ năng nhận thức tổng hợp | 32 | 26,7 | 52 | 43,3 | 33 | 27,5 | 3 | 2,5 |
5 | Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ | 27 | 22,5 | 39 | 32,5 | 48 | 40 | 6 | 5,0 |
Qua khảo sát cho thấy, các CBQL và GV được hỏi cho rằng chưa đánh giá cao các kỹ năng quản lý của các TTCM. Kỹ năng được đánh giá cao nhất là Kỹ năng kiểm tra đánh giá với 30% số người được hỏi đánh giá Tốt; 44,2% đánh giá Khá; 25% đánh giá Trung bình và 0,8% đánh giá Yếu. Trong khi đó Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ của TTCM bị đánh giá thấp nhất với 22,5% số người được hỏi đánh giá Tốt; 32,5% đánh giá Khá; 40% đánh giá Trung bình và có đến 5,0% đánh giá Yếu.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng cường hoạt động bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục đối với họ hiện nay.
2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương.
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM
Khảo sát 120 CBQL và giáo viên (20CBQL; 100 GV) về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM
Tầm quan trọng | Cán bộ quản lý | Giáo viên | Tổng hợp | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Rất quan trọng | 12 | 60 | 55 | 55 | 67 | 55,8 |
2 | Quan trọng | 5 | 25 | 29 | 29 | 34 | 28,3 |
3 | Bình thường | 3 | 15 | 16 | 16 | 19 | 15,8 |
4 | Không quan trọng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,0 |
Có thể thấy kết quả khảo sát có sự chênh lệch giữa 2 đối tượng khảo sát là CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM. CBQL đánh giá cao hơn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng (60% CBQL cho rằng rất quan trọng, trong khi chỉ có 55% giáo viên cho rằng rất quan trọng).
Mặt dù không có ý kiến nào cho rằng bồi dưỡng kỹ năng quản lý TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang là không quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn 15% CBQL và 16% giáo viên cho rằng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng là bình thường. Nguyên nhân, CBQL và giáo viên cho rằng TTCM chỉ cần có chuyên môn giỏi là đủ, kỹ năng quản lý là không quan trọng. TTCM không nhất thiết phải nắm bắt tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn, không cần có kỹ năng quản lý giỏi để điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn vì các hoạt động tổ chuyên môn do Hiệu trưởng quản lý, giám sát.
Điều đó chứng tỏ rằng: đa số CBQL và GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM và đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBQL và giáo viên đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý của TTCM.
2.3.2. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch của đội ngũ TTCM
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của năm học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các nhiệm vụ quản lý của TTCM. Kế hoạch thể hiện tầm nhìn, khả năng về chuyên môn, kỹ năng quản lý của TTCM trước tổ chuyên môn.
Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về kỹ năng xây dựng kế hoạch của TTCM, chúng ta thu được bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch của đội ngũ TTCM
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động tổ chuyên môn | 12 | 10 | 46 | 38,3 | 47 | 39,2 | 15 | 12,5 |
2 | Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động chuyên môn và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó | 36 | 30 | 57 | 47,5 | 20 | 16,7 | 7 | 5,8 |
3 | Xác định các hoạt động của tổ chuyên môn tương ứng với các mục tiêu của nhà trường. | 34 | 28,3 | 56 | 46,7 | 20 | 16,7 | 10 | 8,3 |
4 | Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động | 29 | 24,2 | 45 | 37,5 | 32 | 26,7 | 14 | 11,7 |
5 | Xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. | 16 | 13,3 | 42 | 35,0 | 50 | 41,7 | 12 | 10,0 |
6 | Trình bày kế hoạch của tổ chuyên môn. | 22 | 18,3 | 43 | 35,8 | 41 | 34,2 | 14 | 11,7 |
Qua khảo sát, TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang đã bước đầu có kỹ năng lập kế hoạch trong quản lý, bằng việc thực hiện lập kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch được xây dựng trên một quy trình khoa học, chặt chẽ. TTCM đã có kế hoạch thu thập thông tin trước, trong và sau khi xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở mục tiêu, tiêu chí của nhà trường và nhiệm vụ trọng tâm do Sở Giáo dục-Đào tạo, Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo cho mỗi năm học. Do vậy có 75% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt và khá đối với nội dung Xác định các hoạt động của tổ chuyên môn tương ứng với các mục tiêu của nhà trường.
Mức độ thực hiện tốt nhất đối với nội dung Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động chuyên môn và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó, có 30%
ý kiến cho rằng thực hiện tốt, 47,5% khá, 16,7% trung bình và 5,8% yếu. Nguyên nhân, TTCM thường xuyên lập kế hoạch chi tiết từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với mục tiêu chung.
Bên cạnh những ưu điểm trong kỹ năng xây dựng kế hoạch của TTCM trường THCS trong huyện, kỹ năng này của TTCM vẫn còn bộc lộ những hạn chế yếu kém. Tỷ lệ không nhỏ TTCM xây dựng kế hoạch không theo quy trình khoa học (không phân tích cụ thể thông tin trước khi xây dựng kế hoạch, kế hoạch chi tiết chưa phù hợp với mục tiêu cho từng năm học...). Cụ thể:
- TTCM chưa phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động tổ chuyên môn để làm cơ sở nền tảng cho việc lập kế hoạch, cụ thể nội dung này có 10% cho rằng mức độ thực hiện tốt, 38,3% khá, 39,2% trung bình và 12,5% yếu.
- Tiếp đến là nội dung Trình bày kế hoạch của tổ chuyên môn, CBQL và giáo viên cho rằng 34,2% trung bình và 11,7% yếu. Nguyên nhân, nhiều TTCM không quan tâm, tham khảo ý kiến của giáo viên trong tổ chuyên môn, tự ý quyết định việc lập kế hoạch, sau đó triển khai và yêu cầu giáo viên trong bộ môn thực hiện theo kế hoạch mình đã đặt ra.
Qua khảo sát nghiên cứu thực trạng, phần lớn những hạn chế này chủ yếu đối với các TTCM tuổi đã cao, kỹ năng quản lý chủ yếu là theo kinh nghiệm, thói quen, xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch, các nội dung của quản lý tổ chuyên môn được giao phó hết cho tổ phó, TTCM chỉ nắm chung chung. Một tỷ lệ không nhỏ kế hoạch còn chung chung, không rõ trọng tâm, không phân công, phân nhiệm rõ ràng, không thể hiện được cần phải làm gì, làm như thế nào, ai làm việc đó, thời gian thực hiện là bao lâu, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trong kế hoạch như thế nào, chỉ tiêu phấn đấu của năm học không có cơ sở khoa học… đã gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện trong năm học. Đặc biệt một số ít TTCM không đầu tư nhân lực, vật lực cho việc xây dựng kế hoạch mà trên cơ sở kế hoạch của năm học trước thay số liệu cần thiết, nghiêm trọng hơn trong quá trình tìm hiểu các cơ sở GD, tác giả phát hiện một số ít TTCM còn mượn kế hoạch
của trường bạn thay số liệu thành kế hoạch của trường mình. Từ đó đưa ra kế hoạch nặng tính hình thức, không khả thi và không hiệu quả.
2.3.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của đội ngũ TTCM
Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về trạng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của đội ngũ TTCM chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.10:
Bảng 2.11. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của đội ngũ TTCM
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | TTCM tổ chức cho đội ngũ giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục. | 35 | 29,2 | 47 | 39,2 | 24 | 20 | 14 | 12 |
2 | Tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học. | 23 | 19,2 | 42 | 35 | 37 | 30,83 | 18 | 15 |
3 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá các hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học. | 20 | 16,7 | 40 | 33,3 | 40 | 33,33 | 20 | 17 |
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: nội dung của kỹ năng tổ chức mà TTCM thực hiện tốt nhất đó là TTCM tổ chức cho đội ngũ giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục, với 29,2% tốt, 39,2% khá, 20% trung bình và 12% yếu. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong kỹ năng quản lý của TTCM, nó giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Trong những năm qua đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ thường xuyên đòi hỏi mỗi CBQL, TTCM, giáo viên của nhà trường phải nỗ lực, vượt qua khó khăn của trường, khó khăn trong tâm lý của bản thân. Bởi lẽ những giờ học
thầy giảng, trò nghe và ghi chép đã ăn sâu vào tâm thức mỗi thầy giáo cô giáo, nay trong mỗi giờ học thầy giáo đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới này thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị của giáo viên cho mỗi giờ lên lớp. Từ chỗ giáo án chỉ là bản sao những ý chính trong sách giáo khoa chuyển thành bản kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của học sinh trong giờ học. Từ việc mỗi giờ giảng thầy chỉ cần truyền thông tin trong sách đến học sinh chuyển sang việc thầy tổ chức các hoạt động để người học tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của không chỉ TTCM và còn toàn nhà trường. Tuy nhiên khâu thực hành đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự có chất lượng mà mang nặng tính hình thức. Việc đánh giá công tác thực hành đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn, chưa khách quan do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể. Chính vì vậy có 50% ý kiến được khảo sát cho rằng mức độ thực hiện trung bình và yếu đối với nội dung này.
Nội dung Đổi mới kiểm tra, đánh giá các hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học là nội dung bị đánh giá kém nhất với 60% người khảo sát cho rằng mức độ thực hiện trung bình và yếu. Nguyên nhân, TTCM chỉ mới dừng lại ở việc phổ biến việc đổi mới phương pháp dạy học, mà chưa chú trọng, tập trung vào giám sát, kiểm tra, đôn đốc hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong bộ môn.
2.3.4. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá của đội ngũ TTCM
Để tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá của đội ngũ TTCM, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 CBQL, giáo viên và thu được kết quả như sau: