Phạm Vi Chủ Thể Có Quyền Nộp Đơn Yêu Cầu Tuyên Bố Phá Sản Còn Quá Hẹp

Điểm thuận lợi của Luật phá sản năm 2004 là ra đời khi nền kinh tế đang trên đà phát triển và cơ chế vận hành chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường. Điều nay đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh lớn dẫn đến ngày càng nhiều các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thêm vào đó, chính bản thân nội dung Luật phá sản năm 2004 đã có nhiều điểm tiến bộ so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 cũng góp phần đáng kể cho việc thực hiện Luật này hiệu quả hơn trong thực tiễn. Cụ thể:

Thứ nhất, đã hoàn thiện hơn khái niệm phá sản hay khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Đây là khái niệm quan trọng của Pháp luật phá sản. Như đã phân tích ở trên, khái niệm về phá sản trong pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Tuỳ thuộc vào khái niệm này trong pháp luật phá sản mà sự quản lý, chính sách của Nhà nước đối với hiện tượng phá sản là tích cực hay không tích cực, là nghiêng về bảo vệ bên nào: chủ nợ hay con nợ.

Theo Pháp luật phá sản năm 1993 quy định chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu con nợ không trả nợ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày đòi nợ, quy định về thời hạn 3 tháng nợ lương liên tiếp với người lao động. Nhưng trên thực tế chủ nợ sẽ không bao giờ thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ của mình bởi lẽ họ phải chứng minh con nợ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh mà điều này thì nằm ngoài khả năng của chủ nợ. Luật phá sản năm 2004 (Điều 3) đưa ra khái niệm phá sản “Doanh nghiệp, hợp tác xã, không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Đây là một tiến bộ của Luật phá sản năm 2004 trong việc đơn giản hoá thủ tục xem xét doanh nghiệp bị phá sản con nợ cũng không có nghĩa vụ phải chứng minh con nợ thua lỗ như trước kia nữa, và do đó việc tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản sẽ nhanh chóng hơn.

Thứ hai, Luật phá sản năm 2004 khẳng định thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt.

Có thể chia thủ tục phá sản là một quá trình bao gồm ba giai đoạn chính yếu:

+ Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn điều tra khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này nếu con nợ không muốn rơi vào giai đoạn sau thì phải chứng minh cho Tòa án khả năng thanh toán nợ của mình. Nếu Tòa án nhận thấy con nợ không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn thì áp dụng ngay giai đoạn tiếp theo.

+ Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Giai đoạn này có nội dung chủ yếu là xây dựng phương án hòa giải, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không hòa giải được hoặc phương án hòa giải thực hiện không thành công thì Tòa án chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

+ Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn phá sản và thanh lý tài sản của doanh nghiệp.


Trong thủ tục phá sản nhiệm vụ của các thủ tục cấu thành có tính độc lập với nhau rất lớn. Thực hiện nhiệm vụ của thủ tục này không phải lúc nào cũng là tiền đề để thực hiện nhiệm vụ của thủ tục kia. Ví dụ như nhiệm vụ của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác hẳn với nhiệm vụ của thủ tục thanh lý tài sản và thực hiện nhiệm vụ của thủ tục phục hồi không phải là tiền đề cho thủ tục thanh lý tài sản mà có thể loại trừ sự cần thiết của chính thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Điểm tiến bộ được ghi nhận trong Luật Phá sản năm 2004 chính là những quy định về mối quan hệ đặc thù giữa các thủ tục cấu thành trong thủ tục phá sản. Điều này cho phép Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một cách uyển chuyển tùy thuộc vào những tình huống cụ thể. Tòa án có thể quyết định tuyên bố phá sản với con nợ ngay mà không cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 87 LPS 2004) hoặc sau khi thụ lý (khoản 2 Điều 87) hoặc khi đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 86). Thủ tục phục hồi không còn là một thủ tục bắt buộc trước thủ tục thanh lý tài sản trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Không những thế, khi mà nhiệm vụ của thủ tục này không thể thực hiện được hoặc thực hiện không thành công thì có thể chuyển đổi sang thủ tục thanh lý tài sản ngay (Điều 79, 80).

2. Những khó khăn và bất cập.‌

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 6


2.1. Phạm vi chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản còn quá hẹp


Pháp luật phá sản trước hết là bảo vệ quyền về tài sản của các chủ nợ. Do vậy đối tượng được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là các chủ nợ. Theo quy định của Luật phá sản năm 2004 có ba loại chủ nợ : chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm.

Điều 6 (Luật phá sản năm 2004) quy định:


+ Chủ nợ có đảm bảo một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng giá trị của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba mà giá trị bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.

+ Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng giá trị của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba mà giá trị bảo đảm bằng với khoản nợ đó

+ Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng bất cứ giá trị nào của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cũng theo Luật phá sản năm 2004, chỉ có ba đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản: doanh nghiệp hay hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ và đại diện người lao động. Nhưng lại chỉ có chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới được nộp đơn, còn chủ nợ có bảo đảm và các cơ quan công quyền có chức năng như Toà án, cơ quann Thanh tra, cơ quan Thuế… lại không có quyền này. Nhưng trên thực tế, các chủ nợ ở nước ta cũng rất ít khi làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản hoặc nếu có làm thì với mục đích khác chứ không phải mục đích bảo vệ quyền lợi của mình. Họ thường tìm các biện pháp để thu hồi nợ, theo họ làm như vậy dễ dàng hơn, còn nếu họ nộp đơn yêu cầu phá sản vừa tốn thời gian lại có khi không thể đòi được nợ vì tài sản của một doanh nghiệp mắc nợ là rất ít trong khi chủ nợ lại rất nhiều.

2.2. Thủ tục giải quyết phá sản còn kéo dài


Ngoài lý do về tính khả thi của pháp luật phá sản chưa cao thì khi tiến hành một vụ phá sản các bên có liên quan (doanh nghiệp vỡ nợ, chủ nợ, Toà án) thực thi các bước theo luật phá sản một cách chậm chạp, bất hợp tác dẫn đến thời gian giải quyết một vụ phá sản ở nước ta thường kéo dài ít nhất là một năm thay vì từ bốn đến sáu tháng như dự kiến của pháp luật.

Vụ công ty Tamexco ở TP. Hồ Chí Minh kể từ khi nộp đơn đến khi được toà tuyên bố phá sản mất hơn 3 năm. Điều đó làm nản lòng các đối tượng có liên quan như chủ nợ, người lao động, thậm chí cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Toà án.

Một trong những lý do chính dẫn đến sự chậm trễ này là do yếu kém trong chế độ thực hiện tài chính doanh nghiệp. Hiện nay các quy định của pháp luật về kiểm toán rất đa dạng và liên quan đến việc kiểm toán khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ít nhất có những văn bản sau: Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 (Điều 11); Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Điều 89); Luật Doanh nghiệp 1999 (Điều 92); Nghị định 105/2004/NĐ- CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập (Điều 10), đều có nội dung là báo cáo hàng năm của các công ty, doanh nghiệp phải được kiểm toán. Do vậy, việc áp dụng các văn bản đó như thế nào cho thống nhất là khó khăn thường xảy ra trong thực tiễn thi hành, chẳng hạn:

Điểm a khoản 4 điều 15 Luật Phá sản năm 2004 quy định: “báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã , trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập”, trong khi khoản 2 Điều 4 LPS 2004 quy định: “trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật phá sản và quy định của luật khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật phá sản”.

Tuy nhiên, áp dụng quy định này, các Toà án địa phương khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (không phân biệt thành phần kinh tế) đều yêu cầu phải có kèm theo báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán, nếu có thì mới thụ lý giải quyết, nếu báo cáo tài chính chưa có kiểm toán thì trả lại đơn, vì vậy thời gian thụ lý, giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thường kéo dài do phải chờ kiểm toán. Điều này dẫn đến hậu qủa là các giao dịch được thực hiện trong thời gian 03 tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu theo khoản 1 điều 43 Luật Phá sản năm 2004.

2.3. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không nộp đơn yêu cầu phá sản vì các quy định trong Luật phá sản năm 2004 vẫn chưa cụ thể

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp biết rõ mình đang lâm vào tình trạng phá sản mà không “chịu” nộp đơn yêu cầu phá sản. Đây cũng là nguyên nhân chính giải thích cho việc số lượng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là rất ít.

Ngoài hình thức phá sản ra các doanh nghiệp còn có thể chọn cho mình con đường khác là giải thể hoặc bỏ không. So với phá sản, giải thể là biện pháp chấm dứt hoạt động công ty một cách nhanh gọn hơn nữa giám đốc của công ty tiến hành giải thể vẫn có thể tiếp tục thành lập doanh nghiệp hoặc đứng ra điều hành công ty khác còn nếu chọn hình thức phá sản thì không. Nhiều công ty thì lại chọn biện pháp an toàn là “không hành động gì cả”. Thí dụ như Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng nông lâm nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán từ năm 2004 đến nay vẫn chưa tuyên bố phá sản. Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng nông lâm nghiệp là công ty thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội có 9 xí nghiệp thành viên, 5 chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh và 5 phòng chức năng, nghiệp vụ. Trong một thời gian ngắn đã dính đến hai vụ hình sự đến nay chỉ còn công ty chỉ còn lại một toà nhà tại số 01 ngõ 1002 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và hai nhân viên bảo vệ cùng với một số chức trách chủ chốt khác. Đối với một số doanh nghiệp của người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam lại chốn chạy về nước khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Có thể kể ra hai doanh nghiệp Công ty TNHH Giày Anjin và Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (tại TP. Hồ Chí Minh) do các doanh nhân Hàn Quốc quản lý đã bỏ chạy khi doanh nghiệp

lâm vào tình trạng phá sản đẩy hàng trăm lao động Việt Nam vào tình trạng thất nghiệp, không thanh toán lương và bảo hiểm.‌

3. Nguyên nhân bất cập trong quá trình thực hiện Luật phá sản năm 2004


Luật phá sản năm 2004 ra đời đã được điều chỉnh nhiều so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1994 nhưng trên thực tế áp dụng luật xảy ra nhiều những khó khăn, bất cập do những nguyên nhân sau:

3.1 Tính khả thi của luật không cao


Đối với doanh nghiệp khu vực Nhà nước việc phá sản hay không phụ thuộc quá nhiều vào chủ sở hữu, tức là Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Vì những lý do nào đó, cả lý do của tập thể hay lý do cá nhân của một số người và cũng không loại trừ khả năng vì nhận thức của một số bộ phận nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa đúng, vì động cơ thành tích của mình, của thiểu số một số người mà trì hoãn làm chậm hoặc kéo dài thời gian phá sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán.

Bản thân doanh nghiệp nếu có muốn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mà chưa có ý kiến của cơ quan chủ quản cũng không thể được. Hơn nữa, theo quy định thì chỉ có doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới bị ràng buộc về yêu cầu mở thủ tục phá sản, còn đối với doanh nghiệp Nhà nước thì nghĩa vụ ấy được xem như là quyền lợi. Trong bối cảnh hiện nay rõ ràng làm như vậy là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn tránh phá sản.

Đối với bản thân chủ doanh nghiệp cũng vì những động cơ các nhân khác nhau mà không báo cáo, nộp đơn xin phá sản khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ. Người ta né tránh trách nhiệm bằng việc về hưu, hoặc chờ sự điều chuyển đến nơi công tác mới, những người khác thay thế họ sẽ là những người phải giải quyết hậu quả mà lỗi đáng lẽ thuộc về mình. Nhiều trường hợp khi doanh nghiệp đưa đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Toà án thì doanh nghiệp chỉ còn nhà, tài khoản trống trơn hoặc còn không đáng kể, chỉ còn lại mấy nhân viên bảo vệ trông nom khuyên viên, còn công nhân thì đã bỏ đi kiếm sống từ lâu.

Thêm một lý do nữa là chi phí cơ hội cho một vụ phá sản đối với doanh nghiệp là quá lớn so với lợi ích mà doanh nghiệp nhận được. Cái lợi lớn nhất ở đây là sau khi được tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng phải trả nợ nữa (trừ doanh nghiệp tư nhân), đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi thì được tạo cơ hội để chạy chữa và hoạt động trở lại. Trong khi đó, đổi lại những lợi ích trên thì doanh nghiệp phải đối mặt với không ít phiền phức. Ngoài việc phải làm sáu loại báo cáo khác nhau cho toà, doanh nghiệp phải tốn tiền tạm ứng chi phí phá sản và mất thời gian. Nếu làm trôi chảy thì chỉ riêng giai đoạn từ khi mở thủ tục phá sản đến khi mở thủ tục thanh lý tài sản đã mất ít nhất là sáu tháng. Nhưng trên thực tế các vụ phá sản thành công cũng phải mất ít nhất là hơn một năm. Thêm vào đó, theo quy định thì chủ doanh nghiệp phá sản và những người quản lý doanh nghiệp sẽ bị toà ra quyết định không được thành lập doanh nghiệp và cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Quy định này cũng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý không muốn nộp đơn yêu cầu phá sản của các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản.

Đối với các chủ nợ cũng không mặn mà gì đối với việc đưa đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với con nợ của mình. Nguyên nhân là do theo quy định thì một doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản bắt buộc phải thông báo công khai cho các tất cả các chủ nợ biết. Từ đây các chủ nợ nảy sinh tâm lý ngăn cản các chủ nợ tìm đến toà bằng con đường nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản: nếu nộp đơn thì dễ bị vỡ lở chuyện doanh nghiệp sắp phá sản và các con nợ ùn ùn kéo đến thì quyền lợi của bản thân chủ nợ chưa chắc đã đến lượt nên thà cứ im lặng tìm biện pháp để đòi nợ hoặc kiện bằng một vụ kiện riêng biệt thì còn có khả năng thu hồi.

3.2 Văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn chậm


Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa phù hợp với thực tế hoặc quá khái quát, làm cho người nghiên cứu áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Thí dụ như Luật phá sản năm 2004 được thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lục từ ngày 15/10/2004 nhưng đến ngày 11/7/2006 Chính phủ mới có Nghị định hướng dẫn về hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản dẫn đến

tâm lý chờ đợi, sợ sai không dám làm, và đó cũng là nguyên nhân chính để cả năm 2005 ngành Toà án cả nước mới chỉ giải quyết được một vụ phá sản.

Cho đến nay, để thực hiện LPS năm 2004 đã có những văn bản dưới luật được ban hành:

+ Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC/KHXX ngày 27-4-2005 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về Quy chế làm việc của Tổ thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản.

+ Nghị quyết số 03/2005/NĐ-HĐTP ngày 28-4-2005 của Hội đồng thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản.‌

+ Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

+ Thông tư liên tịch số 19/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 19-02-2008 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết đoán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Bên cạnh đó, còn nhiều văn bản vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ như văn bản hướng dẫn Luật Phá sản việc thu hồi xử lý tài sản một cách cụ thể cho phù hợp với tính chất đặc thù của việc phá sản vì nó khác về căn bản khi xử lý tài sản thế chấp, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án dân sự đối với cá nhân, hộ gia đình, hoặc doanh nghiệp không lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa động tĩnh xây dựng.

II. Áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Hà Nội


1. Thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra.

TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung lớn nhất cả nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số vụ phá sản ở hai thành phố này cũng lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành khác. Dưới

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí