Đề Xuất Bổ Sung, Hoàn Chỉnh Một Số Tiêu Chí Bvmt Đối Với Các Cơ Sở Ăn Uống Cho Phù Hợp Với Thực Tiễn


các hướng dẫn cụ thể, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, bất cập để tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện áp dụng Bộ tiêu chí này.

Từ kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu, đề tài đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh một số tiêu chí để Bộ tiêu chí được các cơ sở đón nhận áp dụng trong thời gian tới. Nội dung đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 10. Đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh một số tiêu chí BVMT đối với các cơ sở ăn uống cho phù hợp với thực tiễn

TT

Tiêu chí

điều chỉnh/bổ sung

Nội dung

điều chỉnh/bổ sung

Lý do

điều chỉnh/bổ sung


1

Vị trí, kiến trúc, không gian thân thiện với môi trường

Điều chỉnh tên, quy định “Kiến trúc, không gian thân thiện với môi trường”

Điều chỉnh ngắn gọn, rõ ràng để thuận lợi cho quá trình áp dụng và đánh giá


2

Thu gom và vận chuyển CTR

Điều chỉnh tên tiêu chí: “Phân loại CTR tại nguồn”

Nhằm yêu cầu các cơ sở thực hiện phân loại CTR

tại nguồn


3

Nước sử dụng cho sinh hoạt

Điều chỉnh tên tiêu chí: “Nguồn nước sử dụng phải đảm bảo yêu cầu”

Điều chỉnh tên tiêu chí rõ nghĩa, quy định cụ thể


4


Công trình vệ sinh

Điều chỉnh tên tiêu chí: “Nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, đáp ứng yêu cầu kỹ

thuật”


Điều chỉnh tên tiêu chí rõ nghĩa, quy định cụ thể


5


Thực hiện báo cáo và xử lý thông tin về môi trường


Bỏ ra khỏi nhóm tiêu chí cơ bản do chưa thực sự cần thiết với các cơ sơ ăn uống

Các cơ sở ăn uống chỉ cần thực hiện báo cáo công tác BVMT tại cơ sở khi được Cơ quan chức năng yêu cầu


6


Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm


Bổ sung vào nhóm tiêu chí đặc thù đối với cơ sở ăn uống

Cơ sở ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản và phục vụ khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa - 9


Bên cạnh đó, cần phổ biến, tổ chức tập huấn giới thiệu bộ tiêu chí một cách rộng rãi để các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch trên cả nước được tiếp cận và nắm được nội dung của bộ tiêu chí, đồng thời, kêu gọi các cơ sở du lịch và dịch vụ tham gia thực hiện Bộ tiêu chí và đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường của Bộ tiêu chí.


Ngoài ra, các cơ sở du lịch và dịch vụ thường nằm trong một khu, điểm du lịch nhất định, bởi vậy, việc hình thành mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia các thành phần như Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; Ban quản lý các khu, điểm du lịch; Chính quyền địa phương; Cộng đồng địa phương và khách du lịch… là rất cần thiết.

3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ đạt chuẩn về BVMT của các cơ sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu

Trong những năm qua, sự phát triển du lịch tại khu du lịch Sầm Sơn đã có ít nhiều tác động tới môi trường nhưng mức độ khác nhau, hiện nay các chỉ tiêu cơ bản về môi trường đo được hàng năm chưa đến mức suy thoái và ô nhiễm trầm trọng, song đã có tiềm ẩn về nguy cơ về mặt môi trường đã xuất hiện khá rõ nét trên các vấn đề: Gia tăng các chất thải, rác thải, nước thải ở các khu du lịch gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, một số điểm đã có hiện tượng suy thoái môi trường, nhiều nơi xuất hiện các sự cố môi trường và đã có dấu hiệu mất đa dạng sinh học, việc thực hiện vệ sinh môi trường nhiều nơi chưa được đảm bảo đang diễn ra phổ biến tại các điểm du lịch biển ở Sầm Sơn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn tác động đối với phát triển du lịch. Do đó, cần có các giải pháp chính và các giải pháp cụ thể để nâng cao mức độ bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa.

3.5.1 Một số giải pháp chính để bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa

Từ kết quả điều tra các cơ sở ăn uống cho thấy, 64% các cơ sở được trang bị hệ thống bể lắng 03 ngăn để xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường; Một số nhà hàng xây dựng từ lâu chưa được cải tạo, xây dựng bổ sung; 83% các cơ sở không thực hiện thu hồi các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng; 67% các cơ sở sử dụng nguồn nước từ các nhà máy; 33% sử dụng nước giếng khoan đã qua hệ thống lọc, được lấy mẫu kiểm tra đạt QCVN về nước sử dụng cho ăn uống; 47% có lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (bình nước nóng; pin mặt trời); năng lượng gió (quả cầu thông gió) để giảm chi phí điện năng; 56% các cơ sở sử dụng các hóa chất tẩy rửa han thiện với


môi trường để rửa chén, bát, đồ nấu nướng. Do đó, cần một số giải pháp chính để nâng cao mức độ đạt chuẩn về BVMT của các cơ sở ăn uống tại Sầm Sơn như sau:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn; yêu cầu các cơ sở hoàn thiện các hồ sơ thủ tục về môi trường còn thiếu; thực hiện đầy đủ các biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận; kịp thời xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BVMT theo thẩm quyền;

- Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, xác nhận bản bản cam kết BVMT, đề án BVMT. Trong quá trình xem xét hồ sơ, yêu cầu nội dung báo cáo phải liệt kê đầy đủ các thông tin, số liệu; các tác động môi trường cũng như các giải pháp xử lý có tính khả thi, nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; yêu cầu các Chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình xử lý chất thải trước khi dự án đi vào hoạt động;

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt. Trong quá trình chôn lấp phải phân định rõ các khu vực chôn lấp rác, đổ rác dứt điểm cho từng khu vực, sau đó che phủ bằng bạt hoặc phủ đất trồng cây bề mặt bãi rác nhằm hạn chế mùi hôi và hạn chế nước mưa chảy tràn qua bề mặt bãi rác; định kỳ nạo vét bùn lắng tại ao sinh học chứa nước rỉ rác, lưu trữ nước rỉ rác tại ao sinh học, không xả ra nguồn nước tiếp nhận; tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh hạn chế mùi hôi và phun thuốc diệt ruồi, muỗi khu vực bãi rác.

- Rà soát, kiểm tra hệ thống thu gom nước thải, đảm bảo thu gom triệt để nước thải của Sầm Sơn về HTXLNT tập trung để xử lý; kịp thời sửa chữa hệ thống thu gom đã bị hư hỏng; duy trì thường xuyên hoạt động của HTXLT nước thải, đặc biệt vào mùa du lịch (từ tháng 5 – 8 trong năm) đảm bảo thu gom, xử lý triệt để nước thải phát sinh trước khi thải ra môi trường.

3.5.2 Một số giải pháp cụ thể nâng cao mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa

3.5.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách


Tiếp tục hoàn thiện hệ thống về pháp luật về bảo vệ môi trường và du lịch, đưa các quy định, hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường còn thiếu, chồng chéo, không đồng bộ vào các Nghị định hướng dẫn Luật du lịch năm 2017 nhằm nâng cao tính pháp lý và sự đồng bộ trong chế tài xử lý vi phạm, đồng thời giải quyết được một số bất cập về tính thực tiễn và nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia.

Tiếp tục xây dựng hệ thống các bộ tiêu chí bảo vệ môi trường cho các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khu du lịch làm căn cứ vận dụng và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.

Ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp/cơ sở du lịch và dịch vụ đầu tư phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường.

Xây dựng và ban hành chính sách sử dụng các nguồn thu phí, lệ phí hợp pháp được giữ lại và chính sách xã hội hóa chi cho công tác bảo vệ môi trường. Coi đây là giải pháp có tính chất quan trọng, thường xuyên, lâu dài.

Xây dựng và ban hành các Quy chế liên quan đến quản lý môi trường tại các khu du lịch trong đó chú trọng vai trò, trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch.

Một số quy định của pháp luật BVMT mang tính bắt buộc như việc phân loại chất thải độc hại; thu hồi các sản phẩm thải bỏ… không phải do các cơ sở du lịch và dịch vụ không có ý thức thực hiện, do vậy cần có các quy định, hướng dẫn cụ thể để các cơ sở áp dụng.

3.5.2.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường và du lịch

Gắn kết chặt chẽ, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả giữa Sở văn hóa Thể thao, Sở Du lịch với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Qua khảo sát và điều tra khu vực nghiên cứu, có 57% cơ sở có gắn các biển báo, nội quy có lồng ghép các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở; 69% khách du lịch đánh giá các cơ sở thực hiện tốt tiêu chí niêm yết các quy định về bảo vệ môi trường. Do đó, Ban quản lý khu du lịch cần rà soát, bổ sung, chỉnh trang hệ thống


thông tin, chỉ dẫn, biển báo còn thiếu, chưa hợp lý, nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh bảo vệ cảnh quan môi trường. Kiên quyết xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, theo chuyên đề và đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở các cơ sở kinh doanh ăn uống trong khu du lịch. Xử lý nghiêm vi phạm và kịp thời khắc phục sự cố môi trường xảy ra.

Quản lý chặt chẽ việc đầu tư, xây dựng các cơ sở kinh doanh ăn uống trong các khu du lịch. Đối với các dự án đầu tư mới, tùy theo quy mô cần đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc các quy định về xả thải trong quá trình vận hành. Đối với các dự án đã được đầu tư, cần rà soát lại các hạng mục công trình, quy trình xử lý nước thải, rác thải đảm bảo theo đúng quy định. Đặc biệt, địa phương cần quan tâm và có kế hoạch, lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, tránh không thải trực tiếp xuống các khu vực mặt nước như hồ đập, sông ngòi, biển…

Tăng cường các hình thức và mức độ xử phạt những vi phạm về môi trường của các cơ sở kinh doanh ăn uống, đặc biệt là các hành động xả thải làm ô nhiễm cảnh quan, ô nhiễm môi trường không khí, nước.

3.5.2.3. Tuyên truyền, đào tạo, giáo dục môi trường

Để Bộ tiêu chí được áp dụng rộng rãi cho các khu, điểm du lịch trên cả nước thì cần phổ biến Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn và tại các khu, điểm du lịch trên cả nước.

Vì vậy, tập huấn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các thành phần tham gia bảo vệ môi trường đặc biệt là các cơ sở du lịch dịch vụ và cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch là giải pháp cần thiết.

Cần đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ môi trường tại các cơ quản lý Nhà nước về môi trường và du lịch; chú trọng các cán bộ quản lý các khu du lịch; các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.


3.5.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và, đa dạng hóa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính cho công tác bảo vệ môi trường

Qua khảo sát khu vực nghiên sứu, do chưa có sự đồng bộ về hạ tầng cấp, thoát nước, nên khu du lịch chưa có hệ thống thu gom nước thải tập trung. Nước thải tại một số nhà hàng vẫn thải trực tiếp ra môi trường hoặc được thu gom lẫn với hệ thống thu gom nước mưa làm thay đổi thành phần nước thải gây khó khăn trong công tác xử lý. Vì thế, khu du lịch Sầm Sơn cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng, trang thiết bị bảo vệ môi trường. Chú trọng đầu tư tại khu vực dành cho kinh doanh ăn uống để đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường tại cơ sở cũng như phù hợp với cảnh quan, môi trường tại khu du lịch.

Mặt khác, địa phương cần bố trí vốn để đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, thu gom, xử lý rác thải, nước thải theo quy định hiện hành và kinh phí chi sự nghiệp môi trường thường xuyên hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành mô hình và thực hiện các biện pháp giám sát biến động tài nguyên & môi trường tại khu du lịch.

3.5.2.5 Giải pháp về xây dựng mô hình bảo vệ môi trường

Mô hình bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên bộ tiêu chí về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch. Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường đối với từng loại hình cơ sở và mô hình bảo vệ môi trường chung cho các cơ sở góp phần nâng cao chất lượng môi trường tại các cơ sở nói riêng và các khu, điểm du lịch nói chung. Mô hình bảo vệ môi trường phải nêu rõ các thành phần tham gia; quy định trách nhiệm, chức năng, quyền lợi của mỗi thành phần; mô hình phải có quy chế thực hiện thực hiện cụ thể trong đó có quy định về kinh phí duy trì bảo vệ môi trường hàng năm; các chế tài xử lý vi phạm về môi trường và các qui định cụ thể liên quan đến bảo vệ môi trường tại các cơ sở. Để thực hiện được nội dung trên, tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường cho loại hình cơ sở ăn uống và 01 mô hình chung cho các cơ sở du lịch và dịch vụ.


Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao hơn. Mô hình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chí BVMT. Thông qua đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường; mức độ đáp ứng các tiêu chí BVMT của các cơ sở ăn uống, đề xuất mô hình BVMT. Mô hình đề xuất được triển khai ứng dụng thử nghiệm trong một thời gian nhất định để đánh giá hiệu quả và xác định khó khăn, tồn tại từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn.


KẾT LUẬN

1. Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận, xác định khái niệm liên quan, phân tích các yêu cầu về BVMT đối với hoạt động của các cơ sở ăn uống trong các văn bản Luật, cũng như đưa ra thực trạng công tác BVMT đối với các cơ sở ăn uống và kinh nghiệm của các quốc gia liên quan đến áp dụng đánh giá các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT.

2. Đề tài thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT của cơ sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu dựa trên Bộ tiêu chí thông qua hình thức: Điều tra xã hội học 03 nhóm đối tượng (Cán bộ quản lý cơ sở ăn uống; Cộng đồng địa phương xung quanh các cơ sở ăn uống và khách du lịch sử dụng dịch vụ tại cơ sở ăn uống). Kết quả đánh giá cho thấy, Bộ tiêu chí là rất cần thiết, các tiêu chí đã bám sát các quy định của pháp luật về BVMT, phù hợp với các định hướng và chiến lược BVMT. Tuy nhiên, tại thời điểm áp dụng và đánh giá chưa có cơ sở nào đáp ứng 100% các tiêu chí bắt buộc, nguyên nhân do một số cơ sở chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Mặt khác, một số tiêu chí không nằm trong khả năng thực hiện của các cơ sở; một số tiêu chí lại có yêu cầu cao.

3. Từ những khó khăn, bất cập khi các cơ sở thực hiện áp dụng Bộ tiêu chí đạt chuẩn về BVMT, đề tài kiến nghị hoàn chỉnh thêm để Bộ tiêu chí này phù hợp với thực tiễn hơn và có thể áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.

4. Ngoài ra, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ đạt chuẩn về BVMT cho các cơ sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu bao gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường và du lịch; Tuyên truyền, đào tạo, giáo dục môi trường; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đa dạng hóa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính cho công tác bảo vệ môi trường và giải pháp về xây dựng mô hình BVMT cho các cơ sở ăn uống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023