Nhìn chung, CBQL, GV được hỏi đều thấy được bồi dưỡng cho GV là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nhà trường, được thể hiện thông qua các vai trò của kỹ năng DHPH được khảo sát đều có điểm trung bình
X 2,30 . Thực tế đang diễn ra mâu thuẫn là CBQL thấy được tầm quan trọng nhưng chưa có biện pháp để nâng cao kỹ năng DHPH cho GV. Một mâu thuấn nữa là GV nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng kỹ năng DHPH hiện tại của GV còn thấp.
Từ kết quả khảo sát trên đòi hỏi mỗi CBQL phải luôn luôn tư duy làm thế nào để thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao nhận thức, các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
2.2.2. Thực trạng kỹ năng DHPH của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Để làm rõ hơn về kỹ năng DHPH của giáo viên, tác giả đã đã thu thập ý kiến của 80 CBQL và 413 giáo viên ở các trường THCS về các kỹ năng DHPH và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá về kỹ năng DHPH của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Các nhóm kỹ năng DHPH | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | ||||||
Tốt | Đạt | Chưa đạt | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Nghiên cứu và phân loại học sinh | 75 | 15 | 173 | 35 | 245 | 50 | 1.66 | 2 |
2 | Thiết kế kế hoạch DHPH | 59 | 12 | 182 | 37 | 252 | 51 | 1.61 | 4 |
3 | Tổ chức thực hiện kế hoạch DHPH | 63 | 13 | 190 | 39 | 240 | 49 | 1.64 | 3 |
4 | Kiểm tra, đánh giá học sinh trong DHPH | 59 | 12 | 158 | 32 | 276 | 56 | 1.56 | 5 |
5 | Điều chỉnh và hoàn thiện quá trình DHPH | 83 | 17 | 211 | 43 | 199 | 40 | 1.76 | 1 |
Trung bình của nhóm | 68 | 14 | 183 | 37 | 242 | 49 | 1.65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Kỹ Năng Điều Chỉnh Và Hoàn Thiện Quá Trình Dhph
- Phương Pháp Bồi Dưỡng Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Thcs
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên
- Đánh Giá Về Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Kĩ Năng Dhph Cho Giáo Viên Thcs Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
- Biện Pháp Tổ Chức Bồi Dưỡng Kĩ Năng Dhph Cho Giáo Viên Thcs Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
- Tổ Chức Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học, Hội Giảng, Hội Thi Giáo Viên Dạy Giỏi Theo Yêu Cầu Dhph.
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: Kỹ năng DHPH của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được đánh giá ở mức độ thấp, thể hiện ở điểm trung
bình
X 1, 64 ( min 1; max 3). Tất cả các kỹ năng DHPH của giáo viên THCS
đều được đánh giá có mức độ thấp, điều đó thể hiện qua kết quả được đánh giá trung bình từ 1,76 trở xuống, đặc biệt là kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh trong
DHPH ( X 1, 56 ); kĩ năng nghiên cứu và phân loại học sinh X 1, 66 ; kỹ năng
thiết kế kế hoạch DHPH X 1, 61; kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch DHPH
X 1, 64 ; kỹ năng điều chỉnh và hoàn thiện DHPH X 1, 76 ; Điều này hoàn toàn
phù hợp với thực tế đang diễn ra, đó là việc GV còn bỡ ngỡ, lúng túng trong DHPH. Nhiều GV chưa hiểu đầy đủ về DHPH nên còn nhầm lẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án. Có GV còn hiểu DHPH là làm cho học sinh học lệch. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ giáo viên còn yếu trong công tác tự học tự bồi dưỡng, không tâm huyết với nghề.
Qua phỏng vấn thêm đội ngũ CBQL các nhà trường THCS chúng tôi thấy cá biệt có nhà trường còn chưa chú trọng đến việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên.
Tóm lại, kết quả khảo sát, quan sát quá trình dạy học và phỏng vấn về kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy: Nhiều GV kỹ năng DHPH còn hạn chế, một bộ phận còn tư tưởng “dạy cho xong”, lười đầu tư chuyên môn, ngại đổi mới. Kết quả kỹ năng DHPH đạt kết quả thấp. Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.
2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
2.2.3.1. Thực trạng về chủ thể bồi dưỡng kỹ năng DHPH
Để đánh giá thực trạng chủ thể tham gia bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 493 người với vai trò là CBQL, GV 19 nhà trường THCS trong toàn thị xã và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng DHPH | Mức độ đánh giá | Thứ bậc | |||||||
Hiệu quả | Ít hiệu quả | Không hiệu quả | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng DHPH. | 42 | 8.5 | 173 | 35 | 278 | 56 | 1.52 | 5 |
2 | Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nghiêm túc, hiệu quả. | 189 | 38 | 184 | 37 | 120 | 24 | 2.14 | 2 |
3 | Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu. | 202 | 41 | 192 | 39 | 99 | 20 | 2.21 | 1 |
4 | Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng năng lực dạy học tự chọn bám sát đối tượng. | 139 | 28 | 159 | 32 | 195 | 40 | 1.89 | 4 |
5 | Tổ chức kiểm tra đánh giá kỹ năng dạy học phân hóa thông qua dự giờ và kiểm tra hồ sơ giáo viên. | 144 | 29 | 159 | 32 | 190 | 39 | 1.91 | 3 |
Trung bình của nhóm | 143 | 29 | 173 | 35 | 176 | 36 | 1.93 |
Qua bảng 2.4 và kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho ta thấy công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã được thực hiện thông qua biệc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và thông qua các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên còn mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao.
Công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã được quan tâm thực hiện được thể hiện ở chỗ: Hàng năm, phòng giáo dục và đào tạo có tổ chức thực hiện các chuyên đề, hội thảo “Bồi dưỡng học sinh giỏi”; “Phụ đạo học sinh yếu”; Tập huấn “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên chứu bài học”; chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn nhà trường phải thực hiện tối thiểu 1 nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong một học kỳ; Các kỹ năng DHPH đã được đưa vào tiêu chí
đánh giá trong phiếu dự giờ (xem phần phụ lục); Các nội dung, phương pháp dạy học theo hướng DHPH đã được đưa vào yêu cầu trong hồ sơ chuyên môn như thiết kế giáo án, hồ sơ giáo viên chủ nhiệm.
Tuy nhiên các hoạt động DHPH và bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả thể hiện qua kết quả điều tra. Việc thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng hiệu quả còn thấp ( X 1, 52 ). Nguyên nhân do chất lượng báo cáo viên chưa cao, công tác chuẩn bị về chuyên môn, cơ sở
vật chất còn chưa được chu đáo, công tác đánh giá nghiệm thu kết quả còn
chưa được chú ý.
2.2.3.2. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH
Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện những nội dung đã tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 493 người với vai trò CBQL, GV của 19 trường THCS trong toàn thị xã và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá về nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS
Nội dung bồi dưỡng | Mức độ thực hiện |
| Thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Cơ sở lý luận về DHPH | 0 | 0 | 55 | 11 | 438 | 89 | 1.11 | 6 |
2 | Nghiên cứu và phân loại học sinh | 104 | 21 | 183 | 37 | 206 | 42 | 1.79 | 3 |
3 | Thiết kế kế hoạch DHPH | 196 | 40 | 211 | 43 | 86 | 17 | 2.22 | 1 |
4 | Tổ chức thực hiện kế hoạch DHPH | 197 | 40 | 209 | 42 | 87 | 18 | 2.22 | 1 |
5 | Kiểm tra, đánh giá học sinh trong DHPH | 41 | 8.3 | 68 | 14 | 384 | 78 | 1.30 | 5 |
6 | Điều chỉnh và hoàn thiện quá trình DHPH | 84 | 17 | 97 | 20 | 312 | 63 | 1.54 | 4 |
Trung bình của nhóm | 104 | 21 | 137 | 28 | 252 | 51 | 1.70 |
Kết quả ở bảng 2.5 cho ta thấy: nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho
GV THCS có mức độ thực hiện thấp
X 1, 70
( min 1; max 3). Nội dung
được thực hiện thường xuyên nhất là bồi dưỡng “Thiết kế kế hoạch DHPH” và
“Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa” đều có X 2, 22 . Qua phỏng
vấn thì thấy 2 nhóm kĩ năng này được bồi dưỡng thông qua việc thực hiện yêu cầu thiết kế giáo án và thực hiện dạy học bám sát đối tượng học sinh (ở hầu hết các trường THCS thị xã Chí Linh thực hiện chia lớp trong cùng 1 khối theo lực học của học sinh (phân hóa ngoài)). Nội dung cơ sở lý luận về DHPH là ít được
bồi dưỡng nhất ( X 1,11). Qua phỏng vẫn thì thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cảm thấy việc xếp lớp theo học lực là hợp lý tuy nhiên đây đại chỉ là nhận xét mang tính chất cảm tính chứ không đưa ra được cơ sở khoa học do chưa được bồi dưỡng lý luận về dạy học phân hóa. Cá biệt còn có cán bộ, giáo viên còn cho rằng nếu xếp hết học sinh học yếu vào 1 lớp thì sẽ “rất khó dạy” điều này chứng tỏ những cán bộ giáo viên này chưa hiểu vai trò và chưa thực hiện DHPH. Khi được hỏi về DHPH trong 1 lớp học (phân hóa vi mô) thì đa số giáo viên cho rằng “Thực hiện được như vậy thì sẽ tốt tuy nhiên rất khó thực hiện”. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý các trường mới chú ý đến việc phân hóa vĩ mô (phân hóa theo lớp) mà chưa quan tâm đến phân hóa vi mô (phân hóa đối tượng trong cùng 1 lớp) và kĩ năng dạy học phân hóa vi mô của giáo viên chưa được quan tâm bồi dưỡng.
Như vậy việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là cần thiết. Sau khi được bồi dưỡng cơ sở lý luận và các nhóm kĩ năng DHPH tôi tin rằng nhận thức và kĩ năng dạy học phân hóa của cán bộ quả lý và giáo viên sẽ tăng lên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2.3.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Để đánh giá về các phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 493 người bao gồm: cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên. Kết quả trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Các phương pháp đã sử dụng | Mức độ thực hiện |
| Thứ bậc | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thuyết trình | 118 | 24 | 375 | 76 | 0 | 0 | 2.24 | 1 |
2 | Thảo luận | 104 | 21 | 389 | 79 | 0 | 0 | 2.21 | 2 |
3 | Trực quan, làm mẫu | 0 | 0 | 316 | 64 | 177 | 36 | 1.64 | 3 |
4 | Luyên tập | 0 | 0 | 0 | 0 | 493 | 100 | 1.00 | 4 |
Trung bình của nhóm | 56 | 11 | 270 | 55 | 168 | 34 | 1.77 |
Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn có thể thấy các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn đơn điệu và chưa mang tích chủ động của cán bộ quản lý. Hầu hết các hoạt động được coi là bồi dưỡng kĩ năng DHPH cũng chỉ dừng lại ở mức các buổi thuyết trình (của báo cáo viên) hoặc thảo luận, tập huấn về công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu hay sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đôi khi có thực hiện phương pháp trực quan làm mẫu nhưng cũng chưa phải là hoạt động bồi dưỡng kĩ năng dạy học phân hóa theo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mà mới chỉ dừng lại ở việc kĩ năng DHPH của giáo viên được bồi dưỡng thông qua các tiết dự giờ, hội giảng, dạy thực nghiệm theo chuyên đề nghiên cứu bài học.
Như vậy có thể thấy công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương còn thiếu tính kế hoạch và chưa được quan tâm về phương pháp.
2.2.3.4. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Để đánh giá thực trạng hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 493 người bao gồm: cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên của 19 trường THCS trên địa bàn thị xã. Kết quả trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá về các hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Hình thức tổ chức | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | ||||||
Rất phù hợp | Phù hợp | Chưa phù hợp | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Bồi dưỡng ngắn hạn theo hình thức tập trung | 67 | 14 | 300 | 61 | 126 | 26 | 1.88 | 3 |
2 | Cung cấp tài liệu cho giáo viên tự bồi dưỡng, có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá. | 48 | 9.7 | 294 | 60 | 151 | 31 | 1.79 | 5 |
3 | Kết hợp trong bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên | 64 | 13 | 325 | 66 | 104 | 21 | 1.92 | 2 |
4 | Bồi dưỡng theo chuyên đề ở trường, cụm trường | 207 | 42 | 265 | 54 | 21 | 4.3 | 2.38 | 1 |
5 | Tích hợp trong bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ | 85 | 17 | 257 | 52 | 151 | 31 | 1.87 | 4 |
Trung bình của nhóm | 94 | 19 | 288 | 58 | 111 | 22 | 1.97 |
Kết quả ở bảng 2.7 cho ta thấy: các hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương có mức độ phù
hợp chưa cao, thể hiện ở điểm trung bình X 1, 97 (min=1; max=3). Hình thức
tổ chức bồi dưỡng được đánh giá phù hợp nhất là: “Bồi dưỡng theo chuyên đề
ở cụm, trường” có X 2,38 . Hình thức tổ chức bồi dưỡng được đánh giá ít
phù hợp nhất là “Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và
kiểm tra, đánh giá cụ thể”có X 1, 79 .
Hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tuy chưa được triển khai theo chuyên đề riêng, song thông qua các nội dung bồi dưỡng khác, hầu hết CBQL và GV đều nhận thấy nội dung này đã được lồng ghép, tích hợp trong hoạt động bồi dưỡng của cụm trường và của các nhà trường.
Các hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề ở cụm trường, theo trường, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhận được sự đồng thuận cao hơn vì những hình thức này có nội dung bồi dưỡng những vấn đề mới về cách thức, nội dung đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, hình thức cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể nhiều cán bộ quản lý và GV cho rằng chưa phù hợp. Điều này cho thấy họ chưa có động lực trong quá trình tự bồi dưỡng. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu về bồi dưỡng kĩ năng DHPH chưa phong phú, đọc còn khó hiểu, khi GV nghiên cứu xong khó áp dụng vào DHPH, một bộ phận GV còn ngại đọc tài liệu, chưa hiểu kĩ vấn đề liên quan đến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này có ảnh hơngr đến kết quả bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV.
Như vậy, ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH như trên cho thấy các nhà quản lý giáo dục cần phải lựa chọn các hình thức bồi dưỡng GV sao cho hợp lý, phù hợp với từng đối tượng GV của từng bộ môn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện thời gian của GV để quá trình bồi dưỡng đạt kết quả cao. Trong đó cần chuyển hóa từ quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
2.2.3.5. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Để nắm thực trạng công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 493 cán bộ quản lý và GV của 19 trường THCS trong thị xã, kết quả cụ thể trong bảng 2.8.