Thuốc Khử Trùng Và Trị Ký Sinh Trùng

-Tính chất, tác dụng: có tên thương phẩm Gadinan, thuốc ít được hấp thu qua niêm mạc ruột vì thuốc không tan trong môi trường kiềm của ruột nên không khuếch tán trong cơ thể như các Sulfamid khác, chỉ đạt nồng độ cao tạo chỗ ở ruột, khiến cho hiệu quả tốt với các bệnh đường ruột. Thuốc dùng cho đường ruột rất tốt.


Ảnh 18 Thuốc Sulfaguaniddin Thuốc dùng chữa tiêu chảy ở các loài ăn thịt nhất 1

Ảnh 18: Thuốc Sulfaguaniddin

Thuốc dùng chữa tiêu chảy ở các loài ăn thịt, nhất là mèo. Chữa viêm ruột, nhiễm khuẩn ở các loài gia súc trưởng thành, non và bệnh do nguyên sinh động vật ở loài chim nhất là cầu trùng ở gia cầm.

-Liều lượng: cho gia súc uống dưới dạng viên nén, viên nhộng

+ Trâu, bò, ngựa: 30-40g/con/ngày

+ Bê, nghé, ngựa non: 8-10g/con/ngày

+ Lợn: 4-8 g/con/ ngày

+ Chó: 1-5 g/con/ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

+ Gà: 0.25-0.5g/con/ngày

2.2.5.2. Sulfaquinoxalin

Tính chất và tác dụng Thuốc hấp thu qua ruột nhanh khuếch tán khắp các tổ 2

-Tính chất và tác dụng: Thuốc hấp thu qua ruột nhanh, khuếch tán khắp các tổ chức và bài tiết qua thận. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn với một số vi khuẩn đường ruột có hiệu lực cao đối với cầu trùng của chim và gia cầm.

Thuốc được dùng trong các bệnh đường ruột ở gia súc và gia cầm, bệnh cầu trùng ở gia cầm và thỏ, bệnh nhiễm trùng huyết.

-Liều lượng và cách dùng:

+ Bê, nghé, dê, cừu: 500mg/kgP pha với 10l

nước. điều trị trong 2 ngày

+ Gia cầm: 20g/15 lít nước. dùng liên tục 3-4 ngày

Ảnh 19: Thuốc Sulfaquinoxaline

2.2.5.3. Sulfachloropyrazin

-Tính chất, tác dụng: Thuốc có tên thương phẩm là Vinacoc. ACB. Thuốc hấp thu nhanh qua đường ruột, bài tiết qua mật và nước tiểu sau khi bị axetin hóa nhẹ.

Thuốc dùng đặc trị các bệnh cầu trùng và nhiễm khuẩn đối với gà, thỏ và thủy cầm. Phòng và trị bệnh hồng lị, nhiễm trùng huyết, viêm ruột, cầu trùng, viêm phế quản ở trâu, bò, lợn, dê.

Ảnh 20 Thuốc Sulfachloropyrazin và chế phẩm Liều lượng và cách dùng Gà cút ngan 3Ảnh 20 Thuốc Sulfachloropyrazin và chế phẩm Liều lượng và cách dùng Gà cút ngan 4

Ảnh 20: Thuốc Sulfachloropyrazin và chế phẩm

-Liều lượng và cách dùng:

+ Gà, cút, ngan, vịt: 2g/l nước/ ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

+ Thỏ, lợn, bê, nghe, dê, cừu: 2g/1 kg TA/20kgP. Dùng liên tục 3-5 ngày.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày nguyên tắc sử dụng kháng sinh?

2. Nêu tính chất, tác dụng, ứng dụng điều trị của các loại thuốc kháng sinh?

3. Trình bày đặc điểm và cơ chế tác dụng của Sulfamid?

Phần thực hành

Bài 1. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc kháng sinh đã học và nghiên

cứu?


cứu?


Bài 2. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc Sulfamid đã học và nghiên

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về tên, thành phần thuốc kháng sinh và sulfamid dùng cho vật nuôi

Ghi nhớ

Mỗi loại thuốc kháng sinh và Sulfamid học sinh đều phải xác định được tác dụng và cách dùng.


CHƯƠNG 3: THUỐC KHỬ TRÙNG VÀ TRỊ KÝ SINH TRÙNG

Mã chương: C03

Giới thiệu

Thuốc khử trùng và trị ký sinh trùng là những loại thuốc hay được dùng để khử trùng, tiêu độc chuồng trại và trị ký sinh trùng cho vật nuôi. Xác định được tính chất, tác dụng dược lý và ứng dụng vào thực tế điều trị đối với từng bệnh trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Mục tiêu

- Trình bày được tính chất, tác dụng của thuốc khử trùng và thuốc trị ký sinh trùng.

- Xác định được ứng dụng và liều lượng sử dụng của mỗi loại thuốc

Nội dung chính

3.1. Thuốc khử trùng

3.1.1. Chloramin T

3.1.2. Handiodine

3.1.3. Hantox 200

3.1.5. Cồn

3.1.6. Methylen Blue

3.1.7. Oxy già

3.2. Thuốc trị ký sinh trùng

3.2.1. Thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa

3.2.1.1. Piperazin

3.2.1.2. Mebendazol

3.2.1.3. Ivermectin

3.2.1.4. Praziquantel

3.2.2. Thuốc trị ký sinh trùng đường máu

3.2.2.1. Berenil

3.2.2.2. Naganil

3.2.2.3. Tripamidium

3.2.2.4. Trypanosoma

3.2.3. Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da

3.2.3.1. Hantox spay

3.2.3.2. Axit boric

3.1. Thuốc khử trùng

3.1.1. ChloraminT

Tính chất Ở dạng bột tan trong nước cho dung dịch hơi kiềm dạng dung dịch dễ 5

- Tính chất: Ở dạng bột tan trong nước cho dung dịch hơi kiềm. dạng dung dịch dễ bị phá hủy bởi ánh sáng.

- Hợp chất chứa Cl hoạt tính dưới dạng HOCl

- Cl ức chế enzyme, bất hoạt AND và biến tính protein

- Tác dụng: vi khuẩn, virus và nấm

- Ứng dụng: xử lý môi trường, chuồng nuôi, dụng cụ vắt sữa, vết thương và xử lý nước sinh

hoạt: Nhà máy nước, vùng lũ. Ảnh 21: Thuốc Chloramin T

3.1.2. Iod (iodine)

Tính chất Ít tan trong nước tan nhiều trong cồn cồn iod 3 và dung dịch lugol Tác 6

-Tính chất: Ít tan trong nước, tan nhiều trong cồn, cồn iod 3% và dung dịch lugol

- Tác dụng: Diệt khuẩn:

+ Ngăn cản quá trình chuyển hóa

+ Ức chế quá trình tổng hợp protein

+ Tăng tác dụng ở môi trường (ethanol 70%)

Độc tính: gây khô da

Phổ tác dụng: vi khuẩn (cả nha bào), virus, nấm và trứng KST

-Ứng dụng: sát trùng tay, vết thương và chuồng nuôi (trực tiếp vào gia súc).

* Chú ý: Ăn mòn kim loại Ảnh 22: Thuốc Han-iodine

3.1.3. Hantox 200

- Tính chất: dạng nước, Mỗi ml chứa: Deltamethrin 20 mg

- Tác dụng của thuốc:

+ Hantox 200 là thuốc phun diệt: Muỗi, ruồi, nhặng, kiến, gián, bọ chét… trong trang trại chăn nuôi và trong gia đình.

+ Hantox 200 còn có tác dụng phòng trị: Rận, ghẻ, bọ chét, ve bò, mòng ở gia súc, mạt gà ở gia cầm.

Cách dùng thuốc Pha 50 ml dung dịch Hantox 200 với 5 lít nước phun 50–70m2 bề mặt 7

-Cách dùng thuốc:

+ Pha 50 ml dung dịch Hantox 200 với 5 lít nước phun 50–70m2 bề mặt để diệt: Ruồi, nhặng….

+ Pha 50 ml dung dịch Hantox 200 với 5 lít nước phun 80–100 m2 bề mặt tường nền, chuồng trại để diệt: Ruồi, kiến, gián….

+ Dùng Hantox 200 để diệt: Ve bò, mòng, bọ chét, rận ghẻ, mạt gà: Pha 50 ml với 20 lít nước, phun đẫm hoặc tắm.

+ Hantox 200 dùng 2 lần cách nhau 10 ngày.

+ Phun 1 lần hiệu quả 6–8 tuần.

Ảnh 23: Thuốc Hantox 200

3.1.4. Cồn

Tính chất Dạng lỏng mùi thơm vị cay cháy được Tác dụng Biến tính protein 8

-Tính chất: Dạng lỏng, mùi thơm, vị cay, cháy được

-Tác dụng:

+ Biến tính protein (ethanol và isopropanol)

+ Sát khuẩn mạnh với dung môi nước (Ethanol 70% và Isopropanol 50%)

+ Tác dụng: Hầu hết với vi khuẩn (cả trực khuẩn lao), nấm và virus có vỏ bọc: 1-3 phút có thể diệt tới 80% VSV

Giảm tác dụng tại ổ nhiễm khuẩn có mủ Tương kỵ với KMn04

-Ứng dụng: sát trùng tiêm, phẫu thuật và

trong phòng thí nghiệm VSV. Ảnh 24: Cồn 700


3.1.5. Methylen Blue (xanh methylene)

- Tính chất: ở dạng bột kết tinh nhỏ, màu xanh tối.

- Tác dụng: Thuốc có tính sát trùng tốt, không gây độc cho gia súc. Có tác dụng với vi khuẩn Gram (+), gram (-) thuốc còn có tác dụng giải độc khi gia súc bị ngộ độc HCN (bằng cách tách nhóm CN độc ra khỏi men hô hấp xytochromoxydaza. Do xanh methylene kết hợp với Hb thành MetHb. MetHb ít độc, tác động với CN thành xyano-hemoglobin. Nhờ vậy mà men hô hấp xytochromoxydaza được giải phóng.

- Ứng dụng và cách dùng:

+ Chữa đậu gà và bôi lên vết loét, ung nhọt, abces dùng dung dịch 1%.

+ Bôi lên vết loét ở bệnh lở mồm long móng dùng dung dịch 1%.

+ Chữa ngộ độ HCN, tiêm dưới da dung dịch 1%, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch:

Trâu, bò: 350-750ml Lợn. dê: 40-100ml


3.2. Thuốc trị ký sinh trùng


Ảnh 25 Thuốc Xanh Methylen 3 2 1 Thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa 3 2 1 1 9

Ảnh 25: Thuốc Xanh-Methylen

3.2.1. Thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa

3.2.1.1. Piperazin

Tính chất chung Tan tốt trong nước Có khả năng hấp thụ nước và CO 2 bảo 10

- Tính chất chung

+ Tan tốt trong nước

+ Có khả năng hấp thụ nước và CO2 => bảo quản tránh ánh sáng và không khí

+ Hấp thu hoàn toàn trên ống tiêu hóa

+ Chuyển hóa tại mô (một phần)

+ Thải trừ qua thận (30-40%) trong 24h

-Cơ chế tác dụng: mất vai trò của Aetylcholine trên tấm vận động cơ vân

=> giun bị tê liệt. Nhu động đường tiêu hóa đẩy giun ra khỏi vật chủ

-Tác dụng

+Hiệu quả tẩy giun tốt: Giun đũa

Giun xoăn Giun kết hạt


Ảnh 26: Thuốc Piperazin

+Tác dụng mạnh với giun trưởng thành hơn giun non và ấu trùng => cần lặp lại (chó 2 tuần, GS khác 4 tuần)

+Không hiệu quả đối với các ký sinh trùng khác

+ Độc tính thấp, có thể dùng cho động vật non

3.2.1.2. Mebendazol

-Tính chất: Thuốc ở dạng bột, màu vàng nhạt, tan rất ít trong nước và dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định ở không khí.

- Tác dụng:

+ Hấp thu kém qua đường tiêu hóa

+ Thải trừ: chủ yếu qua tiêu hóa (phân)


Ảnh 27 Thuốc Mebendazol Cơ chế tác dụng Mebendazol ái lực chọn lọc với tế bào 11


Ảnh 27: Thuốc Mebendazol

-Cơ chế tác dụng

+ Mebendazol ái lực chọn lọc với tế bào giun sán. Gắn vào tế bào ruột giun sán (cấu trúc hình ống). Ngăn cản hoạt động tế bào ruột. Ức chế fumarate reductase. Ngăn cản hấp thu glucose => dự trữ glycogen giảm => KST “chết đói”

- Độc tính:

+ Độc tính thấp, khoảng an toàn rộng

-Chống chỉ định

+Gia súc mang thai (thời kỳ đầu)

+Phổ tác dụng - phổ rộng (giun trưởng thành và chưa trưởng thành)

Trâu bò: Giun tròn đường tiêu hóa, giun phổi và giun tóc. Sán lá và một số sán dây

Lợn: Giun tròn: giun đũa, giun tóc, giun phổi và giun thận Chó, mèo: Giun đũa, giun móc, giun tóc và sán dây

Gia cầm: Giun tròn và sán dây

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí