Một Số Nhận Xét Và Kinh Nghiệm


tạo, đã được tha về trước đây phải chú ý sắp xếp lao động, tiếp tục quản lý, giáo dục, cải tạo” [47].

Để quản lý các đối tượng được tha về, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu các địa phương cần tiếp nhận, thực hiện việc quản lý, theo dòi các đối tượng và tiếp tục giáo dục họ để xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng phản cách mạng, tư tưởng ngại lao động; tạo điều kiện lao động sản xuất để họ có thể nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và cải tạo thành người lương thiện.

Khi các đối tượng được tha về, các Khu, Sở, Ty Công an phải kịp thời giải quyết tốt việc đăng ký hộ khẩu và cư trú, phối hợp với các UBHC địa phương để quản lý, giáo dục và tạo điều kiện làm ăn sinh sống lương thiện. Trong công tác quản lý lực lượng Công an phải có sự phối hợp và tham gia của các Ban, ngành có liên quan như: Lao động, Nông nghiệp, bộ phận lo về phát triển kinh tế miền núi… dưới sự lãnh đạo, điều hành của UBHC địa phương, Các Sở, Ty Công an chủ động đề nghị của UBHC Khu, Thành, Tỉnh và Kế hoạch quản lý những người này và phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong khi thực hiện để bảo đảm quản lý nơi cư trú cũ, cần chuyển vùng thì Sở, Ty Công an đề nghị với UBHC địa phương có kế hoạch chuyển vùng đến nơi cư trú mới trong phạm vi tỉnh mình để có điều kiện tiếp tục quản lý và cải tạo.

Các Khu, Sở, Ty Công an đã phối hợp với UBHC địa phương mình triển khai thực hiện các mặt công tác: Theo dòi, quản lý, phối hợp với các ngành ở địa phương thu xếp cho đối tượng tha về được lao động sản xuất để sinh sống và tiếp tục cải tạo đối với những người còn là đối tượng cải tạo ở địa phương, tiến hành quản lý chu đáo đối với những người còn bị quản chế; 3 tháng sau ngày người được tha về địa phương, các Ban Công an xã và các Công an Huyện báo cáo Sở, Ty Công an để Sở Ty báo cáo về Bộ tình hình tư tưởng, thái độ cải tạo, việc làm ăn sinh sống của những người được tha, sự


giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương đối với người được tha. Và cứ 3 tháng một lần, các Sở, Ty Công an báo cáo Bộ về tình hình người được tha về Bộ theo dòi, nghiên cứu và có biện pháp ngăn ngừa những người được tha phạm pháp lại.

Riêng đối với số chưa chịu cải tạo tiến bộ nhưng hết hạn cải tạo được tha thì “Công an địa phương có trách nhiệm theo dòi, quản lý và phối hợp với các ngành ở địa phương thu xếp có điều kiện lao động sản xuất ở các cơ sở kinh tế tập thể và giao cho chính quyền và Công an xã, bảo vệ dân phố tiếp tục giáo dục cải tạo, không để họ sống lang thang, vô nghề nghiệp rồi trở lại con đường phạm pháp”[24]. Nếu địa phương thấy việc đưa về nguyên quán không có lợi thì địa phương bố trí chuyển vùng hoặc đưa đi tham gia phát triển kinh tế miền núi.

Đối với số đối tượng vì lý do an ninh trật tự, ta chưa cho về cư trú ở các khu vực quan trọng theo tinh thần Quyết định số 125/CP ngày 08/07/1966 và Quyết định số 27/CP ngày 15/02/1968 của Hội đồng Chính phủ thì sau khi được tha về, ta thực hiện công tác quản lý bằng cách đưa đến lao động sản xuất tại các công trường, xí nghiệp quốc doanh, nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm và tiếp tục lao động cải tạo. Qua một thời gian lao động sản xuất thấy tiến bộ và họ muốn xin về với gia đình thì đồng ý cho thôi việc là tạo điều kiện thuận lợi cho họ trở về quê quán. Việc đưa một số đối tượng đi lao động ở các nông trường đã đem lại kết quả tốt, nhiều người được tiếp tục giáo dục chính trị tư tưởng, động viên lao động sản xuất và ta thi hành các chính sách chế độ của Nhà nước như mọi người khác nên họ đã tích cực sản xuất, công tác và học tập, có một số tiến bộ được tuyển vào biên chế chính thức, nhưng cũng còn một số vẫn tỏ ra lười biếng, không chịu làm ăn lương thiện.

Đối với các đối tượng sau khi được xét tha trở về địa phương được tạo điều kiện để yên tâm làm ăn sinh sống và trở thành người lương thiện, đây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


chính là chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 1961 - 1975, Hà Nội đã giúp đỡ tạo việc làm cho 2.268 đối tượng, bố trí được 588 người tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 10

Công tác TTGDCT các đối tượng nguy hại cho xã hội là một biện pháp chuyên chính, thể hiện quyền lực và sức mạnh của Nhà nước XHCN, có tác dụng trấn áp mạnh mẽ các đối tượng ngoan cố, đi ngược lại quyền lợi của Nhà nước và nhân dân lao động, buộc các đối tượng này phải chấp nhận cưỡng bức trong cải tạo, để từ chỗ bắt buộc dẫn đến tự nguyện, tự giác cải tạo trở thành người lương thiện.

Tiểu kết chương 2

Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, công tác TTGDCT đóng vai trò quan trọng nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhờ làm tốt công tác TTGDCT đã có tác dụng phát huy những yếu tố thắng lợi trong công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng và các loại tội phạm khác bởi thời gian này ta bắt và TTGDCT được hầu hết số đối tượng nguy hiểm theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nghị quyết số 49-NQ/TVQH và Thông tư số 121/CP. Quá trình lập danh sác hồ sơ xét duyệt, bắt tập trung, xét tha, gia hạn với tinh thần “kiên quyết và thận trọng”, được thực hiện đúng phương châm “nâng cao cảnh giác, không để lọt kẻ địch; đề phòng lệch lạc không làm oan người ngay”. Do đó, đã hạn chế được số người bị oan sai và đưa được hết số đối tượng TTGDCT cần phải đi tập trung cải tạo.

Tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự, làm ổn định tình hình đời sống của nhân dân, góp phần thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước. Công tác tập trung giáo dục cải tạo đã có tác dụng răn đe, giáo dục tội phạm, việc gia hạn đối với các đối tượng TTGDCT có ý thức chống đối là một biện pháp nhằm đánh mạnh vào tư tưởng của những đối tượng TTGDCT


còn ngoan cố. Công tác TTGDCT những phần tử gây nguy hại cho xã hội đã góp phần xóa bỏ cơ sở xã hội mà địch chú ý lợi dụng nên tình hình trật tự xã hội giai đoạn này tốt hơn, nhân dân yên tâm lao động sản xuất.‌

Quá trình thực hiện công tác, cán bộ thực hiện có thái độ tích cực, ít mắc sai phạm và từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp. Trong khi tiến hành các bước, do thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nên đã phát hiện và uốn nắn, sửa chữa kịp thời các thiếu sót, sai phạm, sơ hở. Công tác TTGDCT giai đoạn này đã phát huy tác dụng to lớn trong việc giữ gìn an ninh trật tự, cải tạo số lượng lớn đối tượng TTGDCT là tiền đề cho việc đảm bảo tốt các đối tượng không chống phá cách mạng góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi.


Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Ưu điểm

Quá trình Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần từ nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 đã có những ưu điểm sau:

Một là, Bộ Công an đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTGDCT, ban hành một số chính sách phù hợp với công tác.

Đất nước trong bối cảnh vừa tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, vừa tiến hành cách mạng giải phóng ở miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền cách mạnh do giai cấp công nhân lãnh đạo nhất định phải trấn áp nghiêm khắc mọi hành động phản kháng của lực lượng phản cách mạng. Để tiến hành trấn áp hành động của lực lượng phản cách mạng thì TTGDCT là một biện pháp quan trọng vì vậy ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đảng và Nhà nước đã đưa ra những văn bản về vấn đề này. Đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước qua các giai đoạn có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của Bộ Công an trong quá trình chỉ đạo các đơn vị, trại cải tạo tiến hành công tác TTGDCT qua các giai đoạn.

Công tác TTGDCT từ năm 1961 - 1975 đã đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANTT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng. Công tác TTGDCT giành được những thắng lợi trước hết là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ nên đã phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngành Công an đã chủ động tham mưu, kiên quyết và


kiên trì tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác TTGDCT. Nghị quyết số 49/NQ/TVQH, ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội đã cụ thể hóa các loại đối tượng cần tập trung giáo dục cải tạo. Đó là mốc mở đầu cho công tác TTGDCT những phần tử nguy hại cho xã hội.

Để thực hiện công tác tập trung giáo dục cải tạo, ngày 01/03/1961, Ban Chấp hành Trung ương có Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường công tác đấu tranh chống cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh, ngày 04/10/1961, Ban Bí thư có Chỉ thị số 27-CT/TW về lãnh đạo công tác TTGDCT những phần tử nguy hại cho an ninh xã hội và nhiều văn bản khác đối với công tác này. Từ những văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác TTGDCT những phần tử nguy hại cho xã hội thấy được Đảng và Nhà nước rất coi trọng công tác này. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo sát sao Bộ Công an nói chung, lực lượng Công an làm công tác TTGDCT nói riêng cần phải thường xuyên kiểm tra, tránh những sai sót trong công tác TTGDCT, đưa đi TTGDCT số lượng lớn những đối tượng nguy hại cho xã hội nhằm đảm bảo an ninh trật tự.

Thực hiện sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Công an đã cụ thể hóa chủ trương Ban Chấp hành Trung ương Đảng bằng các văn bản và Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc từ năm 1961 đến năm 1975. Bên cạnh đó Bộ Công an đã có những Chỉ thị, hướng dẫn các trại giam, trại cải tạo đối với công tác TTGDCT những phần tử nguy hại cho xã hội như Chỉ thị số 15/VP-C51 về tăng cường công tác trại giam đã quy định 4 tiêu chuẩn giáo dục phạm nhân, đối tượng TTGDCT, 6 điều cải tạo đối tượng lấy làm chuẩn. Bộ Công an đã tổ chức các Hội nghị trại giam để phổ biến nội dung, phương pháp, biện pháp trong công tác quản lý, giáo dục phạm nhân và đối tượng TTGDCT.


Bộ Công an đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTGDCT, Bộ Công an còn chỉ đạo công tác TTGDCT được tiến hành một cách khẩn trương, tích cực, nhanh chóng và đã đưa đi tập trung được phần lớn các đối tượng nguy hại cho an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Hai là, trong quá trình chỉ đạo công tác TTGDCT, Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã xác định sự cần thiết thực hiện chính sách với ác phần tử phản cách mạng “Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên cơ sở liên minh công nông và được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, phải thực hiện chuyên chính với bọn phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Phải kiện toàn cơ quan Công an nhân dân, cơ quan Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng động viên và tổ chức quần chúng. Tích cực tham gia giữ gìn trật tự trị an, đấu tranh nhằm trừng trị bọn phản cách mạng và cải tạo những phần tử lạc hậu” [37].

Công tác TTGDCT muốn làm tốt cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể đặc biệt là sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và gia đình của những người tập trung giáo dục giáo dục cải tạo. Vì vậy, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân là đặc biệt cần thiết để hoàn thành công tác TTGDCT.

Đến năm 1961, trước yêu cầu đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác bảo vệ an ninh trật tự phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước, Bộ Công an đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất Nhà nước


ban hành chính sách TTGDCT. Ngày 20/6/1961, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TVQH về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Để thực hiện Nghị quyết trên, ngành Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Thông tư 121/CP ngày 09/8/1961 hướng dẫn thi hành công tác TTGDCT. Những Nghị quyết trên là văn bản quan trọng thể hiện tư tưởng chủ động, phòng ngừa, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ ANTT, phục vụ công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng và Nhà nước ta.

Về sự phối hợp các ban ngành, Chỉ thị số 27-CT/TW, Chỉ thị số 15- CT/TW đã nêu lên cần phải phối hợp với các tổ chức như Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát, các Khu ủy, Thành ủy, Tỉnh ủy đối với công tác TTGDCT. Trong quá trình tiến hành công tác TTGDCT Bộ Công an đã phối hợp với nhiều các ban ngành trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo trong công tác TTGDCT nhằm làm tốt công tác bắt giữ, gia hạn, công tác xét tha, giáo dục cải tạo đối với các đối tượng TTGDCT.

Để giúp UBHC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo công tác TTGDCT nhất là việc tổ chức xét duyệt, ra quyết định, ngành Công an cần phối hợp với Viện Kiểm sát, tạo điều kiện để Viện Kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát công tác TTGDCT theo quy định. Qua thực tế công tác TTGDCT trong giai đoạn từ năm 1961 - 1975, Bộ Công an đã chủ động phối hợp với Viện Kiểm sát, tranh thủ ý kiến trong khâu kiểm tra hồ sơ, xét duyệt ra quyết định, nhiều địa phương đã phối hợp cùng Viện Kiểm sát tham gia hội đồng xét duyệt, hoặc làm tư vấn cho UBHC, nên tránh được sai sót khi xét duyệt.

Công tác TTGDCT được thực hiện trong điều kiện đất nước có nhiều biến động, lúc chiến tranh, lúc hoà bình; nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở mỗi giai đoạn diễn biến khác nhau nhưng phức tạp và nặng nề. Việc tổ chức thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022