Vận Dụng Sáng Tạo Chủ Trương, Quan Điểm Chỉ Đạo Của Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ Về Công Tác Ttgdct Vào Thực Tiễn Của Ngành Công An.


công tác TTGDCT ở mỗi giai đoạn khác nhau cho phù hợp với tình hình và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đó. Qua thực tế cho thấy muốn thực hiện công tác TTGDCT có hiệu quả Công an các cấp cần tranh thủ được sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo thực hiện của Chính quyền. Để tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Công an các cấp phải báo cáo chủ trương, kế hoạch công tác TTGDCT, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng. Trên cơ sở đó, cấp uỷ Đảng nghiên cứu đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thực hiện theo chức năng. Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng bảo đảm phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn xã hội, quyết định thắng lợi công tác TTGDCT ở địa phương, chính quyền cấp tỉnh, thành phố được giao tổ chức thực hiện công tác TTGDCT, nên Công an các cấp phải làm tham mưu giúp chính quyền chỉ đạo thực hiện công tác này thông qua việc hoạch định kế hoạch, biện pháp thực hiện yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa phương, giúp chính quyền trong việc xét duyệt, ra quyết định đúng quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý, giáo dục, giải quyết việc làm, giúp đỡ ổn định cuộc sống những đối tượng TTGDCT được tha về địa phương… Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo thực hiện của chính quyền trong công tác TTGDCT ở mỗi địa phương có những cách làm, những kinh nghiệm khác nhau, nhưng đó là nguyên tắc công tác nên Bộ thường xuyên quan tâm chỉ đạo Công an các địa phương thực hiện nghiêm túc.

Đối với ngành Công an, để thực hiện có hiệu quả công tác TTGDCT, các cơ quan chức năng phải nắm vững chính sách và các quy định về TTGDCT, tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành kịp thời những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ ANTT.


3.1.2. Hạn chế

Quá trình Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về TTGDCT những phần từ nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 còn có những hạn chế sau:

Một là, Trong quá trình thực hiện có lúc còn chưa sâu sát và thiếu khẩn trương.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác TTGDCT, Bộ Công an đã chủ động, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTGDCT. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số nơi do cán bộ lãnh đạo công an ở địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác TTGDCT, chưa thấy đây là một biện pháp chuyên chính để bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc của địch… Vì vậy chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, chưa có kế hoạch toàn diện, chưa dành thời gian cần thiết để kiểm tra, đôn đốc, chưa tập trung lực lượng thích hợp để thực hiện… Công tác điều tra nghiên cứu, thu thập, tích lũy tài liệu còn nhiều yếu kém, do đó khi tiến hành lập hồ sơ đối tượng rất lúng túng, phải tốn nhiều công sức và thời gian mới thu thập được tài liệu, mặt khác do việc thu thập tài liệu nóng vội, mất nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh lại; công tác nắm tình hình thường xuyên các hệ loại đối tượng chưa tốt nên việc lập hồ sơ cũng gặp nhiều khó khăn, tài liệu thiếu, có khi không rò ràng, từ đó làm chậm trễ trong công tác lập hồ sơ để xét duyệt TTGDCT đối tượng.

Trong giai đoạn này do đất nước đang gặp nhiều khó khăn và phải triển khai các biện pháp cấp bách để đối phó với âm mưu gây chiến của Mỹ - ngụy; cán bộ chuyên trách thực hiện công tác TTGDCT còn thiếu. Bên cạnh đó, do chưa nhận thức đầy đủ nội dung của Nghị quyết 49-NQ/TVQH, Thông tư 121/CP; chưa quán triệt được Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 4/10/1961 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 20/01/1961 của Bộ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính trị với nội dung cơ bản là “kiên quyết và thận trọng” không bỏ sót những phần tử nguy hiểm đáng đưa không đưa TTGDCT… nên công tác xét duyệt và vận dụng tiêu chuẩn để xét duyệt còn rụt rè, lúng túng không tiến hành mạnh mẽ và khẩn trương.

Sự hướng dẫn của Bộ Công an về công tác TTGDCT còn chậm. Các Vụ, Cục ở Bộ cũng thiếu khẩn trương tiến hành công tác TTGDCT trong các đơn vị trực tiếp phụ trách và thiếu đôn đốc, sâu sát, hướng dẫn công tác này cho các phòng ban nghiệp vụ ở địa phương. Do đó việc chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết của nhiều địa phương cũng chưa thật nghiêm túc dẫn đến kết quả công tác TTGDCT chưa được tiến hành một cách nhanh chóng.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 11

Hai là, do điều kiện chiến tranh nên cán bộ làm công tác TTGDCT thời kỳ này số lượng còn yếu và chất lượng còn chưa cao.

Công tác TTGDCT là công tác đòi hỏi cán bộ làm công tác TTGDCT phải có nhiều kỹ năng như nghiệp vụ, sư phạm, tâm lý để cải tạo đối tượng TTGDCT. Cán bộ làm công tác TTGDCT không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý đối tượng làm cho đối tượng không trốn, chống phá trại giam mà còn phải có những hiểu biết về sư phạm để giảng dạy chính trị, văn hóa cho đối tượng TTGDCT để đối tượng thấy những lỗi lầm của mình tích cực cải tạo trở thành người lương thiện, sớm trở về với cộng đồng.

Trên thực tế công tác TTGDCT đòi hỏi người cán bộ làm công tác TTGDCT ngoài hiểu biết về nghiệp vụ còn phải hiểu biết về tâm lý để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của đối tượng TTGDCT, khi giải quyết được những tâm tư đó mới làm cho đối tượng yên tâm cải tạo; hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm để giảng về chính trị, văn hóa cho đối tượng TTGDCT. Cán bộ làm công tác TTGDCT phải có sự hiểu biết tổng hợp của nhiều lĩnh vực tác động vào đối tượng TTGDCT. Trong giai đoạn đất nước có chiến tranh số lượng cán bộ làm công tác TTGDCT còn ít nhưng số lượng đối tượng TTGDCT


ngày càng tăng nhanh về số lượng. Do đó, Bộ Công an phải tuyển nhanh số cán bộ làm công tác TTGDCT nên số cán bộ mới được tuyển còn chưa được đào tạo về nghiệp vụ và chưa có nhiều hiểu biết, kỹ năng về đối tượng TTGDCT nên chất lượng cán bộ làm công tác còn chưa cao.

3.2. Một số kinh nghiệm

Trong 15 năm (1961 - 1975) thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTGDCT những phần tử nguy hại cho xã hội, Bộ Công an đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác TTGDCT đã góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự, góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đặc biệt là cải tạo được một số lượng đối tượng TTGDCT trở thành người lương thiện. Kết quả to lớn mà Bộ Công an đạt được đó là có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự phối kết hợp của các lực lượng, ban ngành đoàn thể trong xã hội. Đặc biệt là có sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân. Bên cạnh những ưu điểm thì công tác TTGDCT các đối tượng cũng còn có những hạn chế. Từ những ưu điểm và hạn chế của công tác tập trung giáo dục cải tạo có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

3.2.1. Vận dụng sáng tạo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác TTGDCT vào thực tiễn của ngành Công an.

Từ năm 1961 đến năm 1975, đất nước ta thực hiện một lúc hai nhiệm vụ cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam để thống nhất nước nhà. Vì vậy, công tác TTGDCT giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tập trung một số lượng đối tượng TTGDCT và giáo dục họ trở thành người lương thiện, cải tạo con người mới XHCN.

Để tăng cường công tác giữ gìn trật tự trị an, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành văn bản về TTGDCT, phương châm xử lý các đối tượng đó là “kết hợp trừng


trị với giáo dục, kết hợp việc giáo dục, giám sát của quần chúng với biện pháp hành chính và pháp luật”. Nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, đảm bảo cho công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH tiến hành thuận lợi và chống lại các thế lực thù địch phản động đang tăng cường chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương nêu rò: Trong khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọn phản cách mạng.

Trong giai đoạn này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, chống thù trong giặc ngoài, tiến hành mạnh mẽ cải tạo xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ, lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH, trong quá trình đó, Đảng ta đã xác định “Công tác giáo dục cải tạo bọn tề ngụy phỉ cũ, tổ chức phản động cũ và các cơ sở xã hội khác mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng là một công tác lâu dài, gian khổ phức tạp. Nó vừa là cuộc đấu tranh tư tưởng, vừa là một cuộc đấu tranh chính trị” [38, tr.9]. Do đó, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài các bộ luật, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để cải tạo các cơ sở xã hội mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng, chống phá cách mạng. Nghị quyết số 49 ngày 20/06/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội đã quy định rò những đối tượng tập trung giáo dục cải tạo, Nghị quyết là văn bản đầu tiên tạo cơ sở cho công tác TTGDCT. Tiếp đó, ngày 01/10/1973 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 154-CP về việc bổ sung đối tượng bị coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện TTGDCT ở các cơ sở sản xuất do Bộ Công an quản lý. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác TTGDCT.

Bộ Công an đã vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với công tác TTGDCT đó là: “Trấn áp kết hợp


với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rò: Hễ có một tên xâm lược nào trên đất nước ta phải chiến đấu quét sạch nó đi nhưng đối với tù binh phải đối đãi một cách nhân đạo. Đối với những người lầm đường lạc lối phải dùng khoan hồng lấy lời khôn, lẽ phải mà bày cho họ. Đối tượng TTGDCT là những đối tượng cần phải trấn áp và trừng trị vì đã có hành động phương hại đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia nhưng với quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta thì không chỉ trấn áp và trừng trị mà còn phải khoan hồng kết hợp với giáo dục cải tạo. Chỉ có kết hợp cả hai phương thức này mới có thể làm cho các đối tượng bắt buộc phải giáo dục cải tạo nhưng bên cạnh đó cũng tin tưởng vào sự khoan hồng và tích cực TTGDCT để trở thành người lương thiện và sớm trở về với gia đình.

“Khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, lầm đường và những kẻ hối cải, giảm tội hoặc miễn tội cho kẻ lập công, thưởng cho kẻ lập công lớn” [42, tr.11]. Khoan hồng không có nghĩa là không tiến hành một biện pháp xử trí nào hoặc hoàn toàn tha bổng tất cả mà chính là căn cứ vào mức độ tội lỗi, thái độ hối cải của từng đối tượng mà giảm tội hoặc miễn tội. Vấn đề khoan hồng trong chính sách của Đảng là thể hiện ý chí kiên quyết triệt để nhưng khéo léo trong việc quét sạch đối tượng phản cách mạng. Khoan hồng thể hiện lòng nhân từ cách mạng đối với người phạm tội chịu hối cải, chịu cải tà quy chính, mở đường thoát cho những người phạm tội.

Khoan hồng mang tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta để thúc đẩy đối tượng phạm tội, tùy vào tính chất phạm tội của đối tượng, quá trình cải tạo mà cũng được hưởng khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy thúc đẩy đối tượng TTGDCT tích cực cải tạo, lập công chuộc tội để được hưởng khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

Giáo dục, cải tạo đối tượng TTGDCT cũng thể hiện tinh thần kiên quyết, nhân đạo cách mạng của Đảng ta đối với người lầm lỗi. Từ thời xa xưa


tổ tiên ta đã “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” và khi đã thắng quân thù thì “tha kẻ hàng”. Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của ông cha, Đảng ta đã nâng cao tinh thần ấy lên đỉnh cao trong tình hình mới. Đối với kẻ thù xâm lược, Đảng ta kêu gọi toàn dân kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc và đối đãi nhân đạo với tù, hàng binh, khoan hồng. Đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác là cuộc đấu tranh chính nghĩa, được đại bộ phận nhân dân ta tham gia, thường xuyên tiến hành trong điều kiện có chính quyền cách mạng ngày càng củng cố vững mạnh. Đa số các đối tượng TTGDCT khi được giáo dục, giác ngộ dễ dàng hối cải, về với cách mạng trở thành người lương thiện.

“Cải tạo tại chỗ” là biện pháp chuyên chính quan trọng đối với những người cần cải phải tiếp tục cải tạo, nhằm đánh bại tư tưởng và hoạt động chống đối cách mạng, tư tưởng ăn bám, lười lao động, có hành vi nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng phản cách mạng và các loại tội phạm khác, buộc họ phải đi theo cách mạng, trở thành người lương thiện. Hình thức này được áp dụng với các đối tượng tại nơi thường trú hoặc nơi làm ăn sinh sống. Công tác “cải tạo tại chỗ” được áp dụng với những đối tượng ít nguy hiểm, các đối tượng cần phải tiếp tục cải tạo, làm cho họ không còn chống đối cách mạng, không có hành vi phạm tội, họ phải phục tùng Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Công tác “cải tạo tại chỗ” cũng là biện pháp chuyên chính đối với những người ít nhiều có hoạt động chống đối cách mạng, phạm tội ít nghiêm trọng, công tác này sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục các đối tượng là chính, trên cơ sở dựa vào quần chúng nhân dân, vào các đoàn thể quần chúng, vào các tổ chức xã hội, để tiến hành cải tạo tư tưởng của các đối tượng, giúp họ trở thành người dân lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, yêu nước và yêu XHCN, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.


Trong công tác TTGDCT, Bộ Công an luôn nắm vững tinh thần “tích cực và kiên trì giáo dục cải tạo”, để giáo dục đối tượng TTGDCT trở thành người lương thiện, Bộ Công an đã tăng cường giáo dục chính trị, thông qua các bài nói chuyện thời sự, giải thích chính sách của Đảng, Nhà nước để giúp đối tượng TTGDCT có nhận thức, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chủ trương chính sách nói chung, về chính sách cải tạo nói riêng, kết hợp với lao động sản xuất bắt buộc để làm cho các đối tượng hiểu được giá trị của lao động, từng bước xóa bỏ tư tưởng ăn bám, bóc lột, tự cải tạo để trở thành người lương thiện.

“Kiên quyết” và “kiên trì” còn được thể hiện trong việc vận động chính trị, tuyên truyền, giáo dục, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các gia đình, người thân của đối tượng TTGDCT đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước, các biện pháp giáo dục cải tạo của các cơ quan chức năng, góp phần động viên, giáo dục các đối tượng yên tâm cải tạo. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện lao động sản xuất với những gia đình, người thân của đối tượng để họ tập trung cải tạo tiến bộ. Khi các đối tượng hết hạn TTGDCT được tha về địa phương, chính quyền, đoàn thể đã chăm lo, tạo nghề nghiệp, việc làm để đối tượng sinh sống và hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Nhờ có sự vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an đã chủ động trong quá trình giáo dục cải tạo nhiều đối tượng kết hợp “Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo” và “Khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, lầm đường và những kẻ hối cải, giảm tội hoặc miễn tội cho kẻ lập công, thưởng cho kẻ lập công lớn” nên công tác TTGDCT đã đạt được nhiều kết quả. Đa số đối tượng TTGDCT nhận thấy tính chất nhân đạo và khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta nên đã yên tâm và tích cực cải tạo để trở thành người lương thiện.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí