Công Tác Xét Tha Và Quản Lý Đối Tượng Được Tha Về Địa Phương


Mặt khác, đã chú trọng tổ chức động viên thi đua một cách rộng rãi trong đối tượng TTGDCT. Các trại đã lấy 4 tiêu chuẩn cải tạo làm nội dung thi đua và tùy theo yêu cầu của công tác giáo dục cải tạo từng lúc, các trại cũng đã đề ra những khẩu hiệu thích hợp như khẩu hiệu “3 tích cực” để động viên thi đua toàn diện, khẩu hiệu “3 sạch, 4 diệt” để thúc đẩy vệ sinh phòng bệnh; khẩu hiệu “đi không về có, đi có về có” để đẩy mạnh lao động sản xuất và tiết kiệm. Hàng tháng và sau mỗi năm, các trại đã dựa vào 4 tiêu chuẩn cải tạo tổ chức cho đối tượng TTGDCT kiểm điểm, Ban giám thị tiến hành định kỳ nhận xét phân loại thái độ cải tạo từng đối tượng. Các trại đã nghiên cứu những đối tượng cải tạo khác để khuyến khích về tinh thần và vật chất, cao nhất là đề nghị giảm hạn cải tạo hoặc tha trước hạn. Việc tổ chức cho đối tượng TTGDCT thi đua một cách sâu rộng và liên tục đã có tác dụng thúc đẩy đối tượng tích cực cải tạo.

* Giáo dục cải tạo thông qua lao động, dạy nghề:

Đi đôi với giáo dục cải tạo bằng chính trị, từ năm 1965 - 1975 các trại đã tích cực tiến hành cải tạo đối tượng TTGDCT bằng lao động. Dựa vào phương hướng sản xuất của Đảng và Chính phủ và căn cứ vào đặc điểm của trại giam, Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các trại đã tổ chức cho chúng lao động sản xuất, chủ yếu là các nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các trại đã áp dụng phương pháp định mức, giao việc, thực hiện bình công, chấm điểm và thưởng tăng năng suất để khuyến kích đối tượng TTGDCT tích cực lao động sản xuất.

Về việc tổ chức cho đối tượng TTGDCT lao động sản xuất, Bộ Công an đã tiến hành giáo dục cho đối tượng TTGDCT về quan điểm lao động tiến bộ, như cho học về lao động cải tạo con người, học tập các chủ trương, chính sách về sản xuất và tiết kiệm. Từng thời kỳ đã tổ chức cho đối tượng học tập chủ trương, kế hoạch của Nhà nước của trại về phát triển sản xuất. Ngoài ra


còn cho các đối tượng học tập các gương anh hùng, chiến sĩ thi đua về lao động sản xuất của cán bộ và nhân dân. Thông qua việc tổ chức cho đối tượng TTGDCT lao động tập thể trong từng nhóm, từng toán, nhiều trại đã thường xuyên kiểm điểm về tinh thần lao động của từng đối tượng để phát huy mặt tốt và đấu tranh nghiêm khắc với ý thức và hành động tiêu cực, chây lười và lãng phí trong sản xuất. Do chú ý tổ chức lao động và tăng cường giáo dục quan điểm lao động nên đã làm cho đối tượng TTGDCT thấy rò ý nghĩa lao động cải tạo, dần dần quen thạo lao động, biết nghề nghiệp và phát huy khả năng sáng tạo trong lao động.

Kết hợp với tổ chức lao động sản xuất, đã tiến hành dạy nghề cho đối tượng TTGDCT. Nhiều trại đã chọn những đối tượng chưa biết nghề, kết hợp với việc sản xuất, xây dựng của trại để dạy nghề cho họ. Các trại đã áp dụng phương pháp vừa làm vừa học, để cán bộ biết nghề dạy cho đối tượng.

Các đối tượng vừa được học về nghĩa vụ lao động, vừa trực tiếp học nghề may, nghề mộc, nề, làm gạch ngói, sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, các trại đã coi mở các xưởng thủ công đẩy mạnh việc dạy nghề mộc, rèn, làm gạch ngói và phổ biến kỹ thuật cơ khí, canh tác, trồng trọt, chăn nuôi cho các đối tượng cải tạo. Các đối tượng được bố trí luân phiên học nghề tăng dần theo từng năm (riêng trong năm 1968, đã có khoảng 60% đối tượng được học nghề và dạy nghề). Nhờ được học nghề trong trại, các đối tượng sau khi được tha về địa phương hoặc đi các công, nông, lâm trường có thể làm ăn sinh sống và tiếp tục cải tạo.

Bên cạnh công tác giáo dục bằng chính trị tư tưởng, pháp luật, công tác giáo dục bằng lao động trong thời gian tập trung giáo dục cải tạo trong trại là rất quan trọng. Không thể thiếu được. Lao động sản xuất, học nghề một mặt tạo nên các giá trị vật chất cho xã hội, góp phần cải thiện nâng cao mức sống cho bản thân họ, mặt khác tạo cho họ có ý thức và thói quen lao động, định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


hướng nghề nghiệp cho đối tượng để sau khi hết hạn TTGDCT về sum họp gia đình có thể tự tổ chức lao động làm ăn sinh sống, không bước vào con đường phạm tội.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 9

Nhìn chung, từ năm 1965 - 1975, Bộ Công an đã chú trọng việc lao động, sản xuất dạy nghề cho các đối tượng TTGDCT. Vì vậy, năng xuất lao động tăng lên đã cải thiện đời sống của đối tượng. Đồng thời, việc dạy nghề cho đối tượng cũng là cơ sở để đảm bảo cuộc sống cho đối tượng khi trở về với xã hội để đối tượng không trở lại con đường phạm pháp tiếp tục giáo dục cải tạo trở thành người lương thiện.

* Giáo dục cải tạo bằng văn hóa:

Các trại đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn tổ chức các lớp cho đối tượng TTGDCT học tập văn hóa. Cục đã phối hợp với Vụ bổ túc văn hóa (Bộ Giáo dục) thống nhất về năm học, chương trình và nội dung học tập. Các trại cải tạo đã có cán bộ chuyên trách về công tác văn hóa. Sau mỗi năm học đã tổ chức thi lên lớp và thi chuyển cấp. Những đối tượng thi đạt kết quả được cấp giấy chứng nhận. Kết quả là số đối tượng TTGDCT khi ở ngoài xã hội còn mù chữ hoặc trình độ văn hóa thấp kém, sau một thời gian cải tạo đã hoặc văn hóa hết cấp I, có số học lên các lớp cấp II. Việc dạy cho đối tượng học tập văn hóa có kết quả đã nâng cao trình độ hiểu biết của họ, hỗ trợ tốt cho việc đối tượng tiếp thu giáo dục chính trị và cải tạo tư tưởng. Việc quan tâm dạy văn hóa cho đối tượng cho nên bản thân đối tượng và người nhà của họ càng thêm tin tưởng ở chính sách giáo dục cải tạo của Đảng và Nhà nước.

Trong thời gian cải tạo ở trại, các đối tượng còn được học văn hóa do trại tổ chức. Việc giáo dục văn hóa đã được duy trì và ngày càng phát triển. Đến năm 1969, các lớp học văn hóa chủ yếu được dạy chương trình giáo dục hết cấp I, một số ít được dạy chương trình cấp II. Mặc dù việc tổ chức trường, lớp, giấy, sách học gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng các trại đã cố gắng


tổ chức trung bình hằng năm cho gần 60% số được cải tạo học văn hóa và đã thanh toán nạn mù chữ cho khoảng 13%. Tại các kỳ thi hết năm học, trung bình có từ 80 - 90% số học viên đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận. Trong số trên, các đối tượng người miền núi rất ham học; sau quá trình học tập, có nhiều đối tượng đã viết thư về nhà cho gia đình, gây ảnh hưởng tốt về chính trị.

Ngoài việc dạy văn hóa, các trại đã chú ý phát triển các hình thức giáo dục bằng tổ chức cho đối tượng đọc sách báo một cách sâu rộng và thường xuyên, tổ chức những toán văn nghệ và các hoạt động văn nghệ, tổ chức triển lãm, chiếu bóng, thể thao giải trí với các nội dung có chọn lọc, có tác dụng động viên giáo dục tư tưởng đối tượng TTGDCT, gây không khí bình thường trong trại.

Đối với tình cảm gia đình chính đáng của đối tượng TTGDCT, các trại cũng đã ngày càng quan tâm hơn. Việc cho đối tượng gửi và nhận thư từ, việc tổ chức cho đối tượng gặp người nhà đến thăm được chu đáo hơn. Đặc biệt những năm gần đây một số trại đã tổ chức cho đối tượng tích cực cải tạo được phép gặp vợ tại nhà riêng xây dựng trong rào vây của trại để tạo điều kiện tốt cho việc trao đổi về tình cảm gia đình, về việc nuôi dạy con cái và việc giúp cho người chồng cải tạo tiến bộ. Các trại cũng đã chú ý tranh thủ những người tốt trong gia đình đối tượng khi đến thăm đối tượng TTGDCT để khuyên răn thúc đẩy đối tượng cải tạo.

Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn (nhất là khi xảy ra cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ), các trại vẫn đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách do Nhà nước quy định về chăn màn, chiếu, thuốc men cho đối tượng TTGDCT như về ăn uống (13 đồng/ tháng/ người), về mặc (2 bộ quần áo vải/ năm/ người); tổ chức căng - tin bán một số hàng cần thiết, thực hiện tốt các


chế độ khác về ăn, ở, học tập, khám chữa bệnh và cho các đối tượng được trích 3% kết quả lao động sản xuất của họ để cải thiện đời sống.

Trong công tác TTGDCT các đối tượng thì việc quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm gia đình của đối tượng đã làm cho đối tượng và gia đình họ tin tưởng ở chính sách nhân đạo của Đảng và Chính phủ và càng khuyến khích đối tượng cải tạo. Qua thái độ cải tạo nhìn chung các đối tượng TTGDCT đa số các đối tượng đều chấp hành tốt nội quy và chế độ cải tạo của trại cải tạo. Đến năm 1975 phần lớn đối tượng cải tạo tiến bộ và được tha. Nhờ làm tốt các biện pháp giáo dục trong trại đã làm cho các đối tượng cải tạo có kết quả tốt, phần lớn các đối tượng đã cải tạo tiến bộ, nhiều đối tượng đã tự thú thêm các tội lỗi còn giấu giếm, tố cáo các đối tượng phản cách mạng, phạm tội khác, góp phần vào công tác bảo vệ trị an, đẩy mạnh công tác TTGDCT và tạo điều kiện cho công tác xét tha, gia hạn đối tượng đúng chính sách.

Trong quá trình giáo dục cải tạo do làm tốt “Kết hợp lao động với giáo dục chính trị” đã khuyến khích đối tượng TTGDCT cố gắng cải tạo tư tưởng, cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp để trở thành người lương thiện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các đối tượng tập trung giáo dục cải tạo giai đoạn 1965 - 1975 luôn được coi trọng, bám sát vào tình hình chính trị trong nước và quốc tế. Do vậy đã làm cho tư tưởng của đối tượng TTGDCT có những chuyển biến rò rệt yên tâm cải tạo để sớm trở về với gia đình và trở thành người lương thiện.

2.2.3. Công tác xét tha và quản lý đối tượng được tha về địa phương

2.2.3.1. Công tác xét tha

Công tác xét tha được tiến hành dựa theo 2 tiêu chuẩn sau:

“- Những người bị TTGDCT đã quá già yếu (60 tuổi trở lên), có bệnh kinh niên, những người có gia đình đông con, đang gặp khó khăn về đời sống


và những người đã hết hạn tập trung mà không còn khả năng phá hoại, phạm tội, hoặc gặp nhiều khó khăn về gia đình;

- Thái độ cải tạo tiến bộ, đã hết hạn cải tạo 3 năm, đã thực hiện khá 4 tiêu chuẩn cải tạo, có chuyển biến về bản chất, được thử thách qua một quá trình lâu dài”[12].

Trong đó, việc xét tha số đối tượng già yếu, thường xuyên bị ốm đau, mắc bệnh kinh niên nặng, hiểm nghèo, số có gia đình đông con đang gặp khó khăn về đời sống là một chủ trương quan trọng thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước nhằm tạo ảnh hưởng tốt về mặt chính trị và khuyến khích những người TTGDCT cố gắng cải tạo hơn nữa.

Bộ Công an có chủ trương về việc giải quyết tha những phần tử bị TTGDCT và những phạm nhân có án: “Trong thời gian tới, một số phần tử bị tập trung cải tạo và số phạm nhân có án hết hạn giam giữ sẽ ngày càng nhiều. Để giải quyết tốt việc tha, vừa bảo đảm thực hiện tốt chính sách giáo dục cải tạo và pháp luật của Nhà nước vừa góp phần giữ vững trật tự, an ninh thời chiến, Bộ chỉ thị:

1. Trong quá trình giam giữ phạm nhân, cần có kế hoạch thường xuyên giáo dục cải tạo từng tên một cách sâu sắc, toàn diện, đặc biệt chú ý số sắp hết hạn giam giữ, làm thế nào cho họ thực sự tiến bộ để có thể tha ngay khi họ hết hạn và làm cho họ biết nghề nghiệp để có thể làm ăn sinh sống lương thiện.

2. Cần căn cứ vào việc thực hiện 4 tiêu chuẩn cải tạo mà đánh giá thái độ cải tạo và giải quyết tha từng phạm nhân cho thật chính xác. Trong việc giải quyết tha phải phân biệt loại phạm nhân có án với những phần tử bị tập trung cải tạo”[13, tr.1-2].

Đối với những đối tượng bị gia hạn tập trung cải tạo, cần phải tích cực cải tạo họ để tha càng sớm, càng tốt, tránh tình trạng phải gia hạn nhiều lần, có ảnh hưởng không tốt về nhiều mặt. Trường hợp những phần tử bị tập trung


cải tạo đã quá già yếu, mắc bệnh kinh niên nặng hoặc gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, thì có thể xét tha trước kỳ hạn theo đúng như thủ tục đã quy định. Đối với số đối tượng TTGDCT thuộc các dân tộc ít người, cần phải chiếu cố giải quyết tha cho tốt và làm thật tốt công tác chính trị, tư tưởng trước khi tha họ về.

Trường hợp các loại đối tượng TTGDCT nói trên đã lập được công trong cải tạo, thực sự tiến bộ trong một thời gian dài, đã biết nghề nghiệp thành thạo, được chuẩn bị tốt cơ sở cư trú và cơ sở làm ăn sinh sống, thì có thể xét tha khi những đối tượng hết hạn.

Đối với số đối tượng được tha về địa phương các Khu, Sở, Ty Công an phải kịp thời giải quyết tốt việc đăng ký hộ khẩu và cư trú cho họ và phối hợp với các UBHC địa phương để quản lý, giáo dục họ và tạo điều kiện tốt cho họ có thể làm ăn sinh sống lương thiện như đã nêu trong điểm 2 của quyết định số 27/CP, ngày 15 tháng 2 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ về một số vấn đề về công tác trại giam.

Bộ Công an chủ trương đối với các cán bộ Công an làm công tác quản lý cải tạo các đối tượng TTGDCT “mỗi cán bộ công an các cấp phải thấy đầy đủ trách nhiệm của mình đối với người phạm tội, khi họ còn trong trại giam, phải giáo dục, cải tạo thật tốt, khi tha về địa phương phải giải quyết công ăn việc làm và tiếp tục cải tạo”[25]. Bên cạnh đó, việc xét duyệt tha đối tượng TTGDCT phải chính xác, kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhưng đồng thời phải thận trọng, chặt chẽ, không được tha nhầm những phần tử còn nguy hại cho trật tự an ninh, xã hội.

Để đẩy mạnh công tác xét tha và để việc xét tha phải chính xác, kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước nhưng đồng thời phải thận trọng, chặt chẽ không được tha nhầm những phần tử còn nguy hại cho trật tự an ninh xã hội, lãnh đạo Bộ quyết định thành lập các tiểu ban


phụ trách việc xét tha ở cơ quan Bộ và Cục quản lý trại giam, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của tiểu ban cũng như các đơn vị, địa phương trong công tác đề nghị và xét tha. Từ năm 1964 đến năm 1975, Bộ Công an đã xét tha được 23.344 đối tượng có thời gian TTGDCT từ 3 năm trở lên.

Trong giai đoạn 1965 - 1975, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình an ninh trật tự của đất nước, công tác gia hạn TTGDCT các loại đối tượng cũng như được thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, được tiến hành hàng năm và theo quy định chung. Đối với các đối tượng bị gia hạn bị TTGDCT, Bộ Công an chỉ thị: Nói rò lý do phải kéo dài thời gian cải tạo, vì họ chưa thực sự cải tạo theo 4 tiêu chuẩn nên phải tiếp tục cải tạo nữa, nếu tha thì sẽ phạm phải những tội lỗi nghiêm trọng khác, buộc Nhà nước và nhân dân phải dùng đến những hình phạt nghiêm khắc hơn. Đồng thời, Bộ cũng nhắc nhở các Khu, Sở, Ty Công an địa phương chú ý hướng dẫn cho Công an xã, bảo vệ dân phố và đoàn thể quần chúng làm tốt công tác tư tưởng đối với những gia đình có đối tượng gia hạn để họ yên tâm, bớt thắc mắc, đồng thời vận động gia đình gửi thư đến trại động viên người thân cần cố gắng cải tạo tốt hơn.

2.2.3.2. Công tác quản lý đối tượng được tha về địa phương

Giáo dục cải tạo đối tượng là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, của gia đình, chính quyền, đoàn thể, cơ quan chuyên môn… Vì không phải đối tượng hết hạn cải tạo, được tha về địa phương là ta không phải giáo dục nữa, mà đó là quá trình chuyển tiếp công tác cải tạo họ trong môi trường, hoàn cảnh mới. Hơn nữa việc giáo dục con người nói chung và đối tượng nói riêng là việc làm thường xuyên, là cả một quá trình hết sức khó khăn phức tạp. Nghị quyết số 198-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/4/1970 đã chỉ rò “Đối với số người bị tù và tập trung cải

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí