Phương Hướng, Kế Hoạch Của Bộ Công An


đích của công tác cải tạo là đấu tranh với tư tưởng thù địch với cách mạng để làm cho đối tượng cải tạo trở thành người lao động lương thiện.

Ngày 27/12/1965, Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã họp phân tích và nhận định: Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam nước ta, về tính chất và mục đích vẫn không thay đổi nhưng cuộc chiến tranh đó đã phát triển thành cuộc chiến tranh của Mỹ dựa vào hai lực lượng chiến lược quân viễn chinh Mỹ và quân ngụy. Do đó cuộc chiến tranh sẽ diễn ra gay go, ác liệt hơn. Đi đôi với hoạt động về quân sự, Mỹ - ngụy tung gián điệp, biệt kích thực hiện chiến tranh tâm lý gây tác động tinh thần, tư tưởng, kích động bọn phản động cách mạng nổi dậy chống phá cách mạng ở miền Bắc. Để chủ động đấu tranh với những hoạt động của đế quốc Mỹ tìm cách thu thập tin tức trên báo chí, tài liệu công khai của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 96-CT/TW ngày 7/5/1965 về công tác bảo mật phòng gian. Chỉ thị yêu cầu lực lượng Công an cần phải hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị vũ trang thực hiện đúng chế độ bảo mật, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tuyên truyền và việc đưa tin trên báo chí, phát thanh, góp phần đấu tranh ngăn chặn hoạt động thu thập tin tức công khai của các gián điệp.

Ngày 15/02/1968, Chính phủ có quyết định số 27/CP về một số vấn đề công tác trại giam, yêu cầu cơ quan chức năng: Tăng cường giáo dục cải tạo phạm nhân về chính trị tư tưởng và bằng lao động; giúp đỡ, tạo điều kiện cho những phạm nhân và đối tượng bị TTGDCT tiến bộ được tha về địa phương sinh sống, ngăn ngừa họ tái phạm, tránh bỏ rơi và ngược đãi họ; những đối tượng TTGDCT già yếu cải tạo tốt, tuy chưa hết hạn nhưng gia đình bảo lãnh thì Bộ Công an có thể xét đề nghị ân xá cho họ về với gia đình. Tư tưởng chỉ


đạo trên thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong việc giáo dục các loại đối tượng ở trại giam, trại cải tạo.

Để tăng cường đấu tranh chống phản cách mạng, ngoài việc nghiêm trị hoạt động phá hoại hiện hành, TTGDCT những phần tử có hành động có nguy hại cho trật tự, an ninh của xã hội, cần phải tăng cường bảo vệ các khu vực quan trọng, xung yếu về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Ngày 08/7/1966 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 123/CP về việc cấm những phần tử có thể gây nguy hại cho trật tự, an ninh cư trú ở những khu vực quan trọng, xung yếu về chính trị, kinh tế và quốc phòng “Việc cấm những phần tử có thể gây nguy hại cho trật tự, an ninh cư trú ở những khu vực quan trọng, xung yếu là một biện pháp cần thiết trong tình hình chiến sự hiện nay. Các Ủy ban Hành chính địa phương cần thực hiện tốt biện pháp này; phải thận trọng khi xét và ra quyết định cấm cư trú, phải nhằm đúng đối tượng, phải làm cho các ngành có liên quan và các Ủy ban Hành chính cấp dưới, nhất là cấp cơ sở quán triệt và thực hiện đúng chính sách đối với những người bị cấm cư trú ở những khu vực quan trọng, xung yếu”[30, tr.3].

Ngày 29/04/1966, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 125-CT/TW về tăng cường giữ gìn an ninh ở miền Bắc, kiên quyết đánh bại âm mưu hoạt động của gián điệp và phản cách mạng khác trong tình hình hiện nay. Chỉ thị đã nhận định âm mưu và hoạt động của địch từ hòa bình lập lại đến nay; đánh giá công tác đấu tranh chống phản cách mạng khác trong những năm qua, đề ra nhiệm vụ và phương hướng công tác trong thời gian tới.

Trước tình hình phức tạp về an ninh trật tự, Đảng đã chỉ đạo tăng cường công tác TTGDCT, ngày 21/11/1968, Ban Bí thư có Chỉ thị số 166/CT/TW về một số vấn đề nhằm tăng cường công tác trị an xã hội, quản lý thị trường và xây dựng nếp sống mới ở thành phố, thị xã. Một trong những việc cấp bách cần tập trung giải quyết là: Tăng cường việc giữ gìn trật tự trị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

an, ngăn chặn kịp thời những vụ vi phạm pháp luật, trật tự và những hành động lưu manh cao bồi, trụy lạc… Công an phải dựa vào quần chúng, đi sâu tìm ra những thủ đoạn chính đã gây ra những vụ làm rối trật tự trị an để đưa ra trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật. Bộ Công an đã có những cố gắng nhất định trong việc đấu tranh giữ gìn an ninh trật tự nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp.

Ngày 18/04/1970, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 198-NQ/TW về tăng cường công tác quản lý xã hội, giữ gìn trật tự, trị an. Bộ Chính trị giao Đảng Đoàn Bộ Công an phải cùng các ngành có liên quan và cùng với cấp ủy và chính quyền địa phương khẩn trương đi sâu nắm tình hình phạm pháp, kiên quyết và nhanh chóng xử lý các vụ vi phạm pháp luật, yêu cầu: “Phải nghiêm khắc trừng trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, bọn gây những vụ án nghiêm trọng, bọn đầu cơ, bọn chuyên chứa chấp cờ bạc và bọn gái điếm chuyên nghiệp. Kiên trì giáo dục những người nhất thời phạm pháp”. Đi đôi với trừng trị và trấn áp bọn tội phạm hoạt động ngoài xã hội thì Bộ Chính trị chỉ đạo “Trong điều kiện hiện nay, tạm đình chỉ việc tha những người bị tù hoặc bị tập trung giáo dục cải tạo về và ở lại các thành phố (trừ những người phạm pháp về hình sự thường và phải do Bộ Công an xét duyệt”.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 7

Ngày 01/10/1973, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 154-CP về việc bổ sung đối tượng bị coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện tập trung giáo dục cải tạo ở các cơ sở sản xuất do Bộ Công an quản lý: Ngoài 6 đối tượng nói ở mục B, phần II của thông tư số 121/CP ngày 9 tháng 8 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ, những đối tượng sau đây cũng bị coi là phần tử lưu manh chuyên nghiệp cần phải đưa đi TTGDCT:

“1. Những gái điếm chuyên nghiệp đã nhiều lần giáo dục, cải tạo ở trại mà không chịu sửa chữa, trốn trại nhiều lần để ra làm nghề cũ.


2. Những người có sức lao động đã được chính quyền địa phương bố trí công việc, sắp xếp chỗ ở, mà vẫn trốn ra các thành phố nhiều lần đi lang thang, không chịu lao động.

3. Những người có sức lao động, nhưng không chịu lao động, có hành động phương hại trật tự trị an và quản lý thị trường như trộm cắp, lừa đảo, gái làm tiền, phá rối trật tự công cộng, buôn bán trái phép hàng hóa, vật tư, tem phiếu… đã được giáo dục nhiều lần vẫn không chịu sửa chữa” [32, tr.1].

Ngày 18/04/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị số 218- CT/TW về chính sách đối với tù hàng binh trong tình hình mới trong đó có phân loại đối với từng đối tượng là binh sĩ khởi nghĩa, binh sĩ giác ngộ trở về với cách mạng, tù binh, tàn binh địch ra trình diện, phòng vệ dân sự và dân vệ đã tan rã.

Ngày 19/04/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị số 219- CT/TW về chính sách đối với ngụy quân ngụy quyền và về công tác đấu tranh chống phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh ở những vùng mới giải phóng: Để mau chóng thiết lập và ổn định trật tự an ninh, đưa sinh hoạt vùng mới giải phóng sớm trở lại bình thường, cần phải tiến hành “để giữ gìn trật tự an ninh một cách cơ bản, lâu dài thì song song với việc thực hiện các chính sách về biện pháp trên đây, cần kịp thời nghiên cứu phân loại các loại đối tượng trong ngụy quân, ngụy quyền, cảnh sát, tình báo, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, bình định và đảng phái phản động về thực hiện các biện pháp giáo dục cải tạo từng loại đối tượng, làm tan rã hàng ngũ kẻ địch về mặt tổ chức, chính trị và tư tưởng”.

Những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng là những chỉ đạo sát sao đối với công tác TTGDCT. Trên cơ sở những chỉ đạo cụ thể trực tiếp của Đảng, Bộ Công an đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này.


2.1.2. Phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an

Năm 1964, khi đế quốc Mỹ phát động chiến tranh phá hoại miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Công an đã đẩy mạnh mọi mặt công tác chủ động đề phòng, đối phó với âm mưu của địch. Tại hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 19 (16/01/1965) đã xác định rò: “Cần tổ chức kiểm điểm công tác cải tạo từ trước tới nay, đánh giá đúng đắn thái độ chính trị, mức độ cải tạo của đối tượng, căn cứ Chỉ thị của Ban Bí thư định loại, diện tiếp tục cải tạo và vận dụng biện pháp tiến hành cải tạo họ một cách mạnh mẽ và tốt hơn”. Hội nghị đã nhấn mạnh công tác cải tạo trong các trại cải tạo “Đối với những phần tử bị tập trung cải tạo, thì trong thời gian tập trung, cần đặc biệt chú trọng giáo dục chính sách cải tạo kết hợp với lao động, sản xuất mà thuyết phục cảm hóa họ tự nguyện cải tạo. Phải chiếu cố và quan tâm đúng mức đến đời sống tinh thần, vật chất và tình cảm gia đình của họ để khuyến khích họ cải tạo” [22].

Ngày 01/04/1965, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 196-VP/P4 đã chỉ rò tinh thần chung của công tác TTGDCT là “Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Vì vậy, Bộ Công an chủ trương: Đối với những phần tử ngoan cố không chịu tiếp thu cải tạo thì ta kiên quyết nghiêm trị, đối với những người tỏ ra ăn năn hối cải tội lỗi cũ, chịu tiếp thu cải tạo thì ta khoan hồng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn sinh sống, tiến bộ và cùng với mọi người tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai tươi sáng.

Trong quá trình thực hiện công tác TTGDCT ở địa phương còn cần phải xem xét đối với những người quá già yếu, ốm đau nặng, có bệnh kinh niên, những người có gia đình đông con, đang gặp khó khăn về đời sống và những người sắp hết hạn tập trung mà họ không còn khả năng phá hoại hoặc gặp nhiều khó khăn về gia đình, thì nghiên cứu tha về quản chế ở địa phương. Đây chính là chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những


người lầm lỗi tạo điều kiện cho họ trở về với xã hội để tiếp tục cải tạo để trở thành người lương thiện.

Phải tiếp tục đưa đi TTGDCT những đối tượng đang có hoạt động

chống đối tương đối nghiêm tron

g và bôc

lô ̣ . Đồng thời phải đẩy mạnh việc

kiểm tra TTGDCT ki ̣ p thời nhanh chóng . Những đối tương trong thời gian

TTGDCT cần đăc

biêṭ chú ý giáo duc

chính sách cải tao

kết hơp

́i lao đông

sản xuất, thông qua đó để thuyết phuc

cảm hóa ho ̣lao đôn

g cải ta.oP

hải chiếu cố

đến đời sống tinh thần, vâṭ chất và tình cảm gia đình để thuyết phuc ho ̣cải ta.o

Ngày 26/5/1965, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 20 họp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “tình hình và nhiệm vụ trước mắt”. Hội nghị đã đánh giá tình hình công tác đấu tranh chống phản cách mạng thời gian qua và phương hướng công tác của toàn lực lượng trong thời gian tới “chiến tranh phá hoại và phong tỏa hiện nay của đế quốc Mỹ sẽ gây thiệt hại và khó khăn, tác động mạnh đến bọn phản cách mạng”. Tình huống địch gây chiến tranh cục bộ, chiến trường miền Bắc có thể bị chia cắt, một số khu vực có thể sẽ bị địch tạm chiến, cuộc đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Bắc ngày càng gay go, quyết liệt.

Các trại cải tạo là một trong những loại mục tiêu mà đế quốc Mỹ ném bom bắn phá hoặc thả dù của gián điệp biệt kích xuống để kích động và cấu kết với đối tượng trong trại gây bạo loạn vì vậy phải nắm chắc tình hình âm mưu hoạt động của đối tượng TTGDCT, tiến hành quản chế đối tượng nghiêm ngặt, tiến hành thực tập thành thạo các phương án phòng chống đột xuất đảm bảo không để đối tượng xảy ra trốn trại, phá trại, gây bạo loạn hoặc để xảy ra thiệt hại khi máy bay địch ném bom bắn phá hoặc thả dù biệt kích xuống cấu kết với đối tượng TTGDCT gây bạo loạn. Phải tập trung năng lực cao độ vào công tác giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT bảo đảm cho việc quản chế đối tượng TTGDCT và bảo vệ trại thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.


Ngày 14/2/1966, Bộ Công an ra Chỉ thị số 304/C51-VT về nhiệm vụ công tác trại giam năm 1966 có 2 yêu cầu cần phải đạt: Phải bảo vệ thật an toàn mọi tình huống, giáo dục cải tạo các đối tượng, làm cho các đối tượng có chuyển biến và chịu cải tạo. Ngày 12/3/1966, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 348/C51 để tăng cường công tác canh giữ trại giam, trong đó cần tăng cường lực lượng vũ trang canh gác, các chế độ canh gác nghiêm ngặt, phải được kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên, phải có phương án đề phòng các những trường hợp đột xuất, tăng cường cả giáo dục cải tạo đối tượng, phát hiện kịp thời và ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của đối tượng.

Bộ Công an có chủ trương cần phải kiểm tra đối với công tác TTGDCT. Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 21 (01/1967) đã khẳng điṇ h “Để thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trấn áp phản cách mạng cần tiếp tục kiểm tra công tác tập trung cải tạo và công tác bắt giam giữ. Nếu phát hiện những phần tử còn sót lọt thì cần phải tiếp tục tập trung, nếu phát hiện những trường hợp sai, oan thì phải khẩn trương và kiên quyết sửa chữa với một tinh thần trách nhiệm đầy đủ”[24].

Nhằm tăng cường hơn nữa công tác tổ chức quản lý đối tượng TTGDCT, ngày 25/07/1969, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 1723/CA-CT về việc cải tiến công tác quản lý trại giam và trại cải tạo trong đó có đã ban hành các chế độ công tác trại giam trong đó có công tác tổ chức quản lý phạm nhân và đối tượng TTGDCT.

Năm 1969, Bộ Công an đã chỉ đạo thành lập các các đoàn cán bộ đi kiểm tra công tác ở các trại cải tạo từ đó rút ra những kinh nghiệm cho từng khâu công tác nghiệp vụ. Sau đợt kiểm tra, Bộ Công an ban hành các văn bản như: Dự thảo 15 chế độ công tác trại cải tạo, quy chế trại giam, “Sổ tay công tác cán bộ quản giáo” những văn bản này được thống nhất thi hành tại tất cả các trại cải tạo trên miền Bắc.


Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 27 (tháng 01/1973) đã xác định: Cần chú ý tiếp tục nghiên cứu những biện pháp và hình thức chuyên chính trong tình hình mới; nghiên cứu những hình thức và biện pháp giáo dục, cải tạo, cảm hóa, đi đôi với việc giải quyết tốt các mặt chính sách của Đảng và Nhà nước đã qui định. Trong công tác TTGDCT cần phải có những hình thức và biện pháp thúc đẩy đối tượng TTGDCT, nhưng bên cạnh đó cũng phải thể hiện tính chuyên chính của chế độ XHCN. Đặc biệt cần trong công tác TTGDCT Bộ Công an cần phải chỉ đạo lực lượng làm công tác TTGDCT làm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Đảng và Nhà nước.

Giai đoạn 1965 - 1975 công tác quản lý đối tượng tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư 121 của Chính phủ nhằm đảm bảo đối tượng TTGDCT không có hành động trốn, phá trại làm cho các đối tượng tích cực giáo dục cải tạo.

Trong công tác TTGDCT, công tác xét tha có vai trò quan trọng nhằm làm cho các đối tượng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm cải tạo tốt “Đối với số tù phản cách mạng sắp hết hạn, hoặc xét có biểu hiện cải tạo tốt v.v… thì cần chú ý giáo dục, cải tạo và có thể nghiên cứu tha sớm, gây ảnh hưởng chính trị tốt đối với miền Bắc và miền Nam, vừa thúc đẩy số còn bị giam giữ cải tạo tốt hơn” [26].

Các đối tượng TTGDCT sau khi được tha về được tạo điều kiện cho họ có công việc làm ăn sinh sống, tránh trở lại con đường phạm pháp “Vì vậy, sau khi họ hết hạn tù hoặc hết hạn tập trung cải tạo, cần phải đưa đến lao động, sản xuất tại các công trường, xí nghiệp quốc doanh, nhằm tạo điều kiện cho họ có công việc làm ăn và tiếp tục lao động cải tạo” [16].

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an đã có chủ trương về công tác TTGDCT những phần tử gây nguy hại cho xã hội giai đoạn này cần phải quan tâm đến công tác giáo dục cải tạo để những phần tử đó yên tâm,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí