Quá Trình Thực Hiện Của Bộ Công An Về Tập Trung Giáo Dục, Cải Tạo Giai Đoạn 1965 - 1975


thực sự cải tạo tiến bộ. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng chú trọng công tác xét tha những đối tượng cải tạo tốt trở về với gia đình, xã hội. Đối với những đối tượng được tha về địa phương còn được tạo điều kiện có việc làm, tiếp tục lao động cải tạo để sớm ổn định cuộc sống.‌

2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo giai đoạn 1965 - 1975

2.2.1. Công tác lập hồ sơ và bắt giữ đối tượng TTGDCT

Việc lập hồ sơ đối tượng đưa đi TTGDCT trong thời kỳ này cơ bản vẫn thực hiện theo Nghị quyết 49/NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ quốc hội, Thông tư 121/CP của Chính phủ. Mặc dù trong điều kiện Mỹ tiến hành ném bom, bắn phá vô cùng ác liệt miền Bắc, song công tác TTGDCT vẫn được tiến hành chặt chẽ theo đúng yêu cầu đặt ra và đã cơ bản đưa hầu hết số lượng trong diện cần phải đi TTGDCT.

Công tác TTGDCT từ sau năm 1965 trở đi đã đi vào nề nếp, làm tốt công tác lập hồ sơ, xét duyệt đối tượng cần đưa đi TTGDCT tạo tiền đề cho công tác này về sau và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét tha, gia hạn TTGDCT theo quy định của nhà nước.

Công tác lập hồ sơ đối tượng TTGDCT từ năm 1965 - 1975, ngoài 6 đối tượng của Thông tư số 121/CP ngày 9/8/1961, ngày 1/10/1973 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 154-CP về việc bổ sung đối tượng bị coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện tập trung giáo dục cải tạo ở các cơ sở sản xuất do Bộ Công an quản lý bao gồm: Những gái điếm chuyên nghiệp đã nhiều lần giáo dục, cải tạo ở trại mà không chịu sửa chữa, trốn trại nhiều lần để ra làm nghề cũ; những người có sức lao động đã được chính quyền địa phương bố trí công việc, sắp xếp chỗ ở, mà vẫn trốn ra các thành phố nhiều lần đi lang thang, không chịu lao động; Những người có sức lao động, nhưng không chịu lao động, có hành động phương hại trật tự trị an và quản lý thị


trường như trộm cắp, lừa đảo, gái làm tiền, phá rối trật tự công cộng, buôn bán trái phép hàng hóa, vật tư, tem phiếu… đã được giáo dục nhiều lần vẫn không chịu sửa chữa.

Để thực hiện tốt công tác TTGDCT, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 418 CT/BCA, ngày 21/08/1968 về việc nghiêm chỉnh chấp hành chính sách bắt, giam giữ: “Trong 6 tháng cuối năm phải khẩn trương kiểm tra công tác bắt giam giữ (trên kiểm tra dưới, dưới kiểm tra trên) phát hiện những thiếu sót lệch lạc và có kế hoạch xác minh kết luận. Với những trường hợp sai phải kiên quyết sửa chữa, bảo đảm đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã quy định về các mặt chính trị, kinh tế, bảo đảm phương châm kiên quyết và thận trọng và với tinh thần tích cực khẩn trương, dứt điểm. Những địa phương, đơn vị cá nhân chấp hành đúng chính sách, có thành tích trong việc phát hiện lệch lạc, bảo vệ chân lý, cần được biểu dương khen thưởng thích đáng. Đồng thời với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải có kỷ luật nghiêm minh”[14, tr.4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong công tác bảo vệ, các trại đều có chế độ, điều lệ canh giữ, dẫn giải và thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc để kịp thời khắc phục các sơ hở trong công tác giam giữ, quản lý đối tượng. Bên cạnh lực lượng Công an vũ trang canh gác, các tại cải tạo còn vận động quần chúng ở các vùng gần trại tham gia vào công tác bảo vệ trại. Do đó, công tác canh gác được chặt chẽ không để đối tượng chặt chẽ không để đối tượng nào trốn trại.

Bộ Công an đã khẳng định tại Hội nghị công tác quản lý trại giam lần thứ 3, tháng 03/1971 “các trại đã giam giữ số đông những phần tử bị tập trung giáo dục cải tạo, góp phần quan trọng vào việc làm đảo lộn nghiêm trọng chỗ dựa đắc lực, nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và tay sai”[27, tr.1].

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 8

Các thành phố lớn hoặc địa phương có phức tạp về trật tự trị an, việc củng cố tài liệu, lập hồ sơ được tiến hành thường xuyên thường tổ chức xét


duyệt và bắt đi TTGDCT. Năm 1969 các trại đã quản lý 7.572 đối tượng bị TTGDCT. Từ năm 1965 - 1975, có 17 trại tổ chức giam giữ đối tượng TTGDCT đóng tại 12 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Giang, Nghĩa Lộ, Ninh Bình, Nam Hà, Phú Thọ.

Nhìn chung, việc tổ chức đã có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nên diễn ra an toàn, hầu hết các đối tượng có quyết định đều đã bị bắt (đạt trên 90%). Có thể nói, công tác lập hồ sơ đối tượng TTGDCT 1965 - 1975 đã đi vào nề nếp, đã thường xuyên kiểm tra đảm bảo lập hồ sơ đưa đi TTGDCT đúng đối tượng. Công tác lập hồ sơ các đối tượng TTGDCT đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn này.

2.2.2. Công tác quản lý, giáo dục cải tạo

2.2.2.1. Công tác quản lý

Công tác quản lý đối tươn

g TTGDCT là khâu quan trọng đầu tiên trong

công tác TTGDCT , buôc ho ̣phải chấp hành nghiêm quyêt́ điṇ h TTGDCT ,

sống trong traị cải tao có trâṭ tự , kỷ cương ngăn chặn họ chống phá , trốn traị,

tạo điều kiện cho họ cải tạo tốt là một c uôc đấu tranh đầy gay go , gian khổ ,

quyết liêṭ và phứ c tap

nhiều măṭ vì trước hế t bản thân đối tươn

g TTGDCT

luôn tìm cách chống đối. Măṭ khác, các cơ sở giam giữ chưa đảm bảo kiên cố, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ thiếu thốn, hầu hết các traị đều ở ̀ ng núi.

Muốn công tác TTGDCT đạt kết quả, đòi hỏi việc giam giữ và công tác giáo dục cải tạo các đối tượng trong nhà giam, trại cải tạo phải đáp ứng được các yêu cầu đề ra: Đó là phải làm tốt công tác giáo dục để đối tượng không bỏ trốn, ngược lại họ còn tích cực cải tạo, cung cấp cho ta các thông tin quan trọng, chịu khó lao động để làm ra nhiều lương thực, thực phẩm khác và các sản phẩm khác phục vụ cho đời sống của họ. Phải có chính sách đối với


những phần tử TTGDCT như: Không được xem phần tử TTGDCT như phạm nhân có án phạt tù, họ được hưởng một chế độ thích đáng về lao động, học tập, ăn ở và chế độ gửi thư cho gia đình hoặc cho gia đình đến thăm nom thường xuyên hơn phạm nhân bị phạt tù. Tuy không coi đối tượng TTGDCT như phạm nhân có án tù nhưng lực lượng Công an vẫn phải bố trí nghiêm ngặt, không để các đối tượng này hoạt động phá trại hoặc trốn trại. Ở trong trại, việc giáo dục cải tạo những đối tượng nói trên thực hành theo phương châm “Kết hợp lao động sản xuất với giáo dục chính trị” nhằm mục đích cải tạo đối tượng thành những người lao động lương thiện, có ích cho xã hội. Đối với gia đình những đối tượng phải TTGDCT, nếu họ không liên quan đến những tội lỗi của đối tượng thì đối xử với họ như mọi người khác, phải tranh thủ giải thích, thuyết phục họ đồng tình với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để họ viết thư khuyên răn đối tượng ra sức cải tạo tốt. Trường hợp có những đối tượng là trụ cột trong việc sinh sống của gia đình, nhưng bắt buộc phải đưa đi TTGDCT thì cần thảo luận với Ủy ban Hành chính và các đoàn thể quần chúng, các Hợp tác xã ở địa phương có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ gia đình của đối tượng làm ăn sinh sống lương thiện.

Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường phá hoại đối với miền Bắc hòng phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của ta, làm nhụt ý chí quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta, kích động phản cách mạng gây rối trật tự an ninh, hòng ngăn cản sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam ruột thịt. Các trại cải tạo và trại tạm giam cũng là một trong những mục tiêu mà đế quốc Mỹ ném bom bắn phá. Để chủ động đối phó, các trại giam, trại cải tạo phải phân tán nhỏ lẻ sâu trong rừng núi, nhiều nơi chưa có dấu chân người, phương tiện đến trại duy nhất bằng đường bộ và phải mất 2, 3 ngày mới đi từ trại tới đường ô tô. Số đối tượng TTGDCT cũng được sơ tán và giam giữ riêng như trong thời gian đầu mới tiến hành TTGDCT. Tuy nhiên, một số trại có buồng giam riêng đối


tượng bị TTGDCT. Khi chiến tranh phá hoại chấm dứt, ở một số trại đã tổ chức lại, giam riêng các đối tượng hình sự và phản cách mạng bị TTGDCT và giam riêng các đối tượng nguy hiểm và không nguy hiểm.

Bộ Công an chỉ đạo các mặt công tác trại giam chuyển hướng công tác từ thời bình sang thời chiến, chuyển hướng điều kiện giam giữ quy mô tập trung sang hình thức phân tán gọn nhẹ nhằm đảm bảo thực hiện 2 yêu cầu chính: Bảo vệ trại an toàn trong mọi tình huống và đẩy mạnh công tác giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT, làm cho các đối tượng phải tiếp thu cải tạo không có những hành động chống đối, đồng thời với 2 công tác nói trên cần đẩy mạnh sản xuất ở các trại để tác động tích cực đến việc giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT và góp phần đảm bảo tốt cho việc quản lý các đối tượng này. Để phục vụ công tác giam giữ trong trong tình hình thời chiến, từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1966, các trại đã hoàn thành xong khối lượng xây dựng mà thời bình phải mất 3 năm mới xây xong, các trại được xây dựng dưới lùm cây kín đáo, đủ nhà cửa, rào rậu cho việc giam giữ đủ công trình cần thiết cho việc giam giữ và ổn định đời sống của các đối tượng TTGDCT.

Do thực hiện tốt việc phân tán nên các trại đã kịp thời đối phó có hiệu quả với chiến tranh phá hoại của Mỹ, hạn chế được nhiều thiệt hại. Năm 1969 trên tất cả các mặt đấu tranh chính trị, vũ trang, ngoại giao, quân và dân ta đều giành thắng lợi to lớn, ở miền Bắc đang quá độ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vừa ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam, vừa bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. Để đảm bảo trại an toàn, đảm bảo nơi ăn, ở, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ và đối tượng TTGDCT, Bộ Công an chủ trương xây dựng kiến thiết trại.

Công tác quản lý đối tươn

g TTGDCT là môt

trong những nhiêm

vu ̣chu

yếu của công tác TTGDCT , vì vậy trong công tác quản lý cần phải làm tốt

công tác bảo vê ̣trai

, các trại đều có chế độ , điều lê ̣canh g iữ, dân

giải va


thường xuyên đươc

kiểm tra , đôn đốc để kip

thời khắc phuc

những sơ hơ

trong công tác giam giữ , quản lý đối tượng . Bên caṇ h đó , còn phải đảm bảo

an toàn cho các traị cải tao trong thời kỳ chiêń tranh ác liêṭ.

Trong công tác quản lý đối tươn

g TTGDCT, Bô ̣Công an đã chỉ đao

các

trại thường xuyên kiểm tra , kiểm soát nghiêm ngăṭ buồng giam và đối tương

TTGDCT, kịp thời phát hiện những hành vi phạm tội, buôc

ho ̣phải chấp hành

nghiêm chỉnh, trên cơ sở đó tao

môi trường giáo duc

lành maṇ h để ho ̣rèn luyên

thói quen sống theo pháp luậ,tgiữ ̃ng trâṭ tư,̣ kỉ cương trại giam.

Công tác quản lý đối tượng TTGDCT đặc biệt coi trọng biện pháp quần chúng giám sát và bảo vệ trại . Các trại đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy , chính

quyền đia

phương tổ chứ c tốt phong trào Bảo vê ̣an ninh trâṭ tự ở đia

bàn trại

đóng, thường xuyên thưc

tâp

các phương án phối hơp

bảo vê ̣traị và điṇ h ky

rút kinh nghiệm, biểu dương những tâp thể và cá nhân có thành tích . Tổ chứ c

hôi

nghi ̣an ninh khu vưc

taị traị để thống nhất nôi

dung , kế h oạch và phân

công các lưc

lươn

g có trách nhiêm

phối hơ ̣ p khi có tình hình đôt

xuất xảy ra,

truy bắt đối tương TTGDCT trốn, bảo vệ trại an toàn.

2.2.2.2. Công tác giáo dục cải tạo

* Giáo dục cải tạo bằng chính trị

Từ khi đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, tình hình tư tưởng đối tượng TTGDCT lúc đầu cũng có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Bộ Công an đã lấy khí thế chống Mỹ cứu nước của quân và dân ở của hai miền nước ta và những thành tích sản xuất, chiến đấu để giáo dục sâu rộng, liên tục trong đối tượng TTGDCT, gây cho đối tượng TTGDCT tin tưởng ở thắng lợi của ta và sự thất bại nhất định của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; đã thông qua tinh thần chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta mà giáo dục tinh thần yêu nước cho đối tượng TTGDCT và động viên đối tượng lập công chuộc tội. Mặt khác, Bộ


Công an chú trọng giáo dục cho đối tượng TTGDCT nhận rò chính sách của Đảng và Chính phủ để các đối tượng tin tưởng và yên tâm cải tạo.

Từ năm 1965 - 1975, đã tổ chức phổ biến cho đối tượng TTGDCT tình hình thời sự trong và ngoài nước như: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và “Kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta” (năm 1965); Lập công chuộc tội, góp phần chống Mỹ cứu nước (từ năm 1968 trở về sau); “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (năm 1970). Ngoài ra, các trại đã kết hợp các đợt học tập cải tạo để tuyên truyền sâu rộng các ngày lễ lớn như thành lập Đảng 3/2, sinh nhật Bác Hồ 19/5, Quốc khánh 2/9… nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của số đối tượng ở trong trại về Đảng, về cách mạng, về lãnh tụ. Đồng thời, Bộ Công an chú ý và kiên trì giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong thời chiến, như: Chính sách Đặc xá, việc phòng không sơ tán để đảm bảo tính mạng cho họ. Kết quả đã làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng các đối tượng, làm cho họ hiểu rò tình hình thực tế, tin tưởng chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, giúp họ yên tâm cải tạo trở thành người lương thiện. Đặc biệt, khi miền Nam giải phóng (30/04/1975) công tác giáo dục tập trung vào việc truyên truyền sự kiện chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc, các trại phía Bắc đã tổ chức 6 đợt triển lãm và mở các lớp học tập chính trị lấy tên là đợt học tập “mừng Việt Nam đại thắng” nhằm củng cố lòng tin, niềm tự hào vào tương lai của dân tộc ta.

Như vậy, công tác giáo dục chính trị luôn được coi trọng và đẩy mạnh (đến năm 1968, mỗi đối tượng được học tập chính trị trung bình 3 ngày/tháng) và tập trung vào nội dung giáo dục cho các đối tượng thấy rò chính sách nhân đạo của Đảng, Chính phủ đối với họ; thấy rò thắng lợi của cách mạng nước ta, thất bại của chủ nghĩa đế quốc; làm cho các đối tượng mất chỗ dựa về mặt tư tưởng. Công tác giáo dục chính trị đã làm cho các đối tượng bị TTGDCT thay


đổi về nhận thức đối với đất nước, với cách mạng, nhất là trong những năm chiến tranh phá hoại, khi mà diễn biến tư tưởng của các đối tượng diễn ra rất phức tạp, nhiều đối tượng có tư tưởng chống đối.

Bên cạnh công tác giáo dục chính trị, tổ chức nghe thời sự, đọc sách báo, xem phim, triển lãm ảnh, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao ta kết hợp công tác giam gữ, đẩy mạnh việc học tập 4 tiêu chuẩn cải tạo và 6 điều mà đối tượng cải tạo lấy làm chuẩn5 để đánh giá diễn biến tư tưởng, thúc đẩy tinh thần lao động, chấp hành tốt nội quy trại, nếp sống của những người TTGDCT. Qua đó làm cho các đối tượng nhận thức được hành vi cũng như chính sách cải tạo để cải tạo tiến bộ.

Ngoài việc tổ chức học tập, giáo dục chung, Bộ Công an đã nghiên cứu tính chất, đặc điểm từng đối tượng và từng cá nhân đối tượng để tiến hành giáo dục riêng và cũng đã đạt được kết quả tốt. Đã chú ý giáo dục riêng những đối tượng TTGDCT, có nhiều diễn biến phức tạp về tư tưởng và những đối tượng nguy hiểm. Việc giáo dục riêng hàng năm càng được tăng cường hơn. Nhờ việc giáo dục sát với các đối tượng nên đã làm cho nhiều đối tượng có chuyển biến tốt trong cải tạo. Các trại đã chú trọng và tích cực giáo dục riêng làm cho đối tượng nhận rò chính sách của Đảng và xác định rò thái độ nên nhiều đối tượng ổn định tư tưởng và đã thực thà khai báo rò tội lỗi phục vụ cho công tác xét hỏi được tốt.



5 6 điều cải tạo đối tượng lấy làm chuẩn gồm:

- Lao động sản xuất tốt, làm ăn lương thiện, tích cực tham gia các công việc chung của xã hội, làm tròn nghĩa vụ của người công dân;

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, luật pháp của Nhà nước, thực hiện các thể lệ nội quy bảo vệ cơ quan xí nghiệp, quy ước bảo vệ trị an của địa phương;

- Báo cáo rò ràng và thật thà lý lịch và những sai lầm khuyết điểm của bản thân với cơ quan có trách nhiệm;

- Tích cực phát hiện và báo cáo với cơ quan chính quyền những người có nghi vấn về lý lịch, về hoạt động hoặc lời nói phương hại đến trật tự trị an;

- Tích cực giúp đỡ những người trước kia làm tề, ngụy, phỉ, những phần tử trước kia đã tham gia các tổ chức phản động cũ.v.v… chưa có biểu hiện tiến bộ và đấu tranh với những sai lầm khuyết điểm của họ để giúp họ cải tạo tốt.

- Có thái độ tốt đối với nhân dân, được nhân dân công nhận là tiến bộ.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí