Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 237 Bộ Luật Hình Sự

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Tương tự như đối với tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 234 Bộ luật hình sự, chủ thể của

tội phạm này cũng là chủ

thể

đặc biệt, chỉ những người có trách nhiệm

trong việc quản lý sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận

chuyển, sử phạm này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

dụng, mua bán chất phóng xạ

mới có thể là chủ thể của tội

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 19


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Tội vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ là tội xâm

phạm đến chế độ

quản lý của Nhà nước về

việc sản xuất, trang bị, sử

dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ.


Tương tự như đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, đối tượng tác động của tội phạm này cũng là chất phóng xạ.


Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân, gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá học có khả năng phát ra các chùm tia An-pha, Bê-ta, Gam-ma... Tác hại đặc trưng của chất phóng xạ là gây bệnh, phóng xạ đối với người và động vật.


Khi xác định đối tượng tác động có phải là chất phóng xạ hay không

các cơ

quan tiến hành tố

tụng cần tham khảo ý kiến của các cơ

quan

chuyên môn hoặc trưng cầu giám định.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ.

Hành vi vi phạm quy định về việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ tương tự với hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 234 Bộ luật hình sự. Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hai tội này là đối tượng tác động. Tuy nhiên, hành vi của tội phạm này có

nhiều điểm giống với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,

mua bán trái phép chất phóng xạ quy định tại Điều 236 Bộ luật hình sự.


Khi xác định từng hành vi cụ thể của tội phạm này, cần nghiên cứu kỹ các quy định của Nhà nước về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ.


b. Hậu quả


Hậu quả

của hành vi vi

phạm quy định về quản lý việc sản xuất,

trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng không vì thế mà cho rằng tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả của hành vi phạm tội là rất quan trọng, vì nếu gây ra thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.


Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được

ngăn chặn kịp thời cũng tương tự

như

đối với trường hợp quy định tại

khoản 4 Điều 234 Bộ luật hình sự, nhưng khác khoản 4 Điều 234 Bộ luật hình sự là khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 237 Bộ luật hình sự là hậu quả nghiêm trọng chứ không phải là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Việc xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ sẽ gây ra nếu không được ngăn chặn kịp thời là một

việc khó nhưng cũng như trường hợp đối với trường hợp quy định tại

khoản 4 Điều 234 Bộ

luật hình sự, căn cứ

vào hành vi vi phạm trong

trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể vẫn có thể xác định được. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ không thực hiện đúng các quy định về quản lý việc bảo quản chất phóng xạ nên đã để chất phóng xạ dỏ rỉ nhưng được phát hiện kịp thời nên ngăn chặn được thiệt hại; nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ của nhiều người.


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Mặc dù điều luật không quy định những dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, để xác định hành vi vi phạm cũng như đối tượng tác động của tội phạm này không thể không nghiên cứu các quy định của Nhà nước về việc quản lý chất phóng xạ.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất phóng xạ là do vô ý.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 237 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 237 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Do khoản 1 của điều luật quy định “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời” chứ không quy

định gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó khi xác định người phạm tội có

thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật hay không, ngoài các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì trước hết cần xác định hậu quả nghiêm trọng nếu xẩy ra là những thiệt hại gì và nếu không được ngăn chặn kịp thời thì những thiệt hại đó ắt sẽ xẩy ra. Bởi lẽ, nếu không xác định thiệt hại đó là thiệt hại gì thì cũng không thể xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm chưa và còn phân biệt với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật.


Để xác định thế

nào hậu quả

nghiêm trọng nếu không được ngăn

chặn kịp thời có thể

căn cứ

vào hướng dẫn tại Thông tư

liên tịch sô

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội

xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây

hậu quả

nghiêm trọng do hành vi

vi phạm

vi phạm quy định về

quản lý

chất phóng xạ gây ra nếu không được ngăn chặn kịp thời.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt dưới sáu tháng tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 237 Bộ luật hình sự


Khoản 2 Điều 237 Bộ luật hình sự quy định tình tiết là yếu tố định khung hình, đó là gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của người khác.


Khác với các trường hợp quy định tại các Điều 234, 235 Bộ luật hình

sự nhà làm luật chỉ quy định gây thiệt cho sức khoẻ của người khác mà

không quy định gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác, nên chỉ cần gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác là người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật. Tuy nhiên, người bị tổn hại đến sức khoẻ, tổn hại cho sức khoẻ của người khác là do vô ý gây ra nên cũng chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo khoản 2 của điều luật nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ của

người khác mà có tỷ lệ thương tật trên 31%; nếu tỷ lệ thương tật dưới

31% thì chỉ nên truy cứu người phạm tội theo khoản 1 của điều luật.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù; nếu người phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến mười năm tù.

3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 237 Bộ luật


Khoản 3 Điều 237 Bộ luật hình sự quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình, đó là gây hậu qủa rất nghiêm trọng.


Do chưa có hướng dẫn thế nào là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ gây ra, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì người

phạm tội có thể bị

phạt tù từ

bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội

phạm rất nghiêm trọng nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật.


Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 237 Bộ luật hình sự


Khoản 3 Điều 237 Bộ luật hình sự quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình, đó là gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng.


Cũng như đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định

tại khoản 3 của điều luật, có thể

vận dụng

Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây

hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới mười lăm năm tù nhưng không được dưới bảy năm tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.


5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm

chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ năm năm.

một năm đến


16. TỘI

SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ

DỤNG

HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC


Điều 238.

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử

dụng hoặc

mua bán trái phép chất cháy, chất độc


1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến

năm mươi triệu đồng, phạt quản chế năm năm.

hoặc cấm cư trú từ một năm đến


Đnh nghĩa: Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái

phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ,

chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt,

cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất cháy, chất độc.


Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc là tội phạm được tách từ tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ đã được quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985, nay quy định thành 3 tội khác nhau, riêng chất cháy, chất độc quy định tại Điều 238, chất phóng xạ được quy định tại Điều 236, còn vật liệu nổ quy định tại Điều 232.


Sự khác nhau giữa Điều 238 với Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng tương tự như sự khác nhau giữa Điều 236 với Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 như đã phân tích đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


Do được tách từ tội “chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chát độc, chất phóng xạ” nên các dấu

hiệu cơ

bản của tội phạm này cũng tương tự như đối với tội “chế

tạo,

tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự và tội sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, sử

dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt

chất phóng xạ

quy

định tại Điều 236 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc chứ không phải là chất phóng xạ hay vật liệu nổ.


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này hoàn toàn tương tự với chủ thể của “sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ”. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2,

khoản 3 và khoản 4 của điều luật; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp

quy định tại khoản nào của điều luật.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất cháy, chất độc.


Đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc.


Chất cháy là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất

dễ tự

bốc cháy

ở nhiệt độ

không cao như : diêm tiêu (ka-li-ni-trat), phốt

pho, thuốc đạn...


Chất độc là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất

định nào đó (có thể là rất ít). Những loại chất độc quy định tại bảng A

như : A-cô-ni-tin và các muối của nó, kẽm Phốt-pho, Ni-cô-tin và các mối của nó, các loại muối thuỷ ngân...


Khi xác định đối tượng tác động có phải là chất cháy, chất độc hay không các cơ quan tiến hành tố tụng cần tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc trưng cầu giám định.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc thực hiện hành vi khách

quan hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023