1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 237 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 238 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 239 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 242 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 243 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 245 Bộ Luật Hình Sự
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
Định nghĩa: Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là hành vi cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện; gây nổ, gây cháy, đốt
rừng làm nương rẫy, làm đổ
cây
ảnh hưởng đến an toàn vận hành công
trình điện; đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
Tội vi phạm quy định về phạm mới, chưa được quy định
an toàn vận hành công trình điện là tội
ở Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên,
nếu trước đây nếu có những hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện mà cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 thì người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng. Ví dụ: hành vi đốt rừng làm nương rẫy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng tại Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm này. Nhưng hiện nay nếu người có hành vi
đốt rừng làm nương rẫy mà ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình
điện thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999.
Về cơ bản, những hành vi vi phạm được liệt kê tại Điều 241 Bộ
luật hình sự là những hành vi mới chưa được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này cũng không là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự là có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của tội phạm này.
Nếu người có hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính về
hành vi vi phạm quy định về
an toàn vận hành công trình
điện mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn vận hành công trình điện.
Đối tượng tác động
vận hành công trình điện.
của tội phạm này là hành lang bảo vệ an toàn
Hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện là giải đất hoặc khoảng không gian được quy định bắt buộc xung quanh công trình điện nhằm bảo đảm an toàn vận hành cho công trình điện như: hành lang bảo vệ an toàn đường dây tải điện 500 Ki-lô-vôn Bắc-Nam; hành lang bảo vệ trạm biến áp; hành lang bảo vệ đường dây dân điện dưới lòng đất, dưới biển, dưới sông, ngòi, kênh, rạch…
Khi xác định hành vi phạm tội cần chủ ý:
Công trình điện là các công trình sản xuất ra nguồn điện bao gồm:
Nhà máy thuỷ điện hoặc nhiệt điện, các máy phát điện chạy bằng năng
lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, sức gió… và các hệ thống tải điện như: đường giây tải điện, các cột đỡ dây điện và các thiết bị phục vụ cho việc tải điện…
Đối với các công trình điện đã hư hỏng không còn được sử dụng để vận hành điện thì không thuộc đối tượng tác động của tội phạm này.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này được liệt kê cụ thể tại khoản 1 của điều luật, đó là:
- Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện.
- Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện.
- Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
- Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
Các hành vi trên có thể là hành vi khách quan của một số tội phạm khác. Nếu các hành vi trên vừa cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện, vừa cấu thành tội phạm khác thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội hoặc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội. Về nguyên tắc, nếu hành vi cấu thành nhiều tội khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội nặng nhất, nhưng cũng có thể người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội mà họ đã thực hiện. Ví dụ: A tàng trữ trái phép chất nổ và do hành vi tàng trữ trái phép này dẫn đến gây nổ làm hư hại toàn bộ trạm biến áp thiệt hại hơn 750 triệu đồng thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội, đó là tội tàng trữ trái phép chất nổ và tội vi phạm quy định về quy định về an toàn vận hành công trình điện. Tuy nhiên, nếu hành vi tàng trữ một lượng chất nổ chưa tới mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện.
b. Hậu quả
Hậu quả
của hành vi vi
phạm quy định về
an toàn vận hành công
trình điện vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Dấu hiệu này cũng tương tự như đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Để xác định hành vi có vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện hay không nhất thiết phải căn cứ vào các văn bản do Nhà nước quy định về an toàn vận hành công trình điện, về hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậy quả đó.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 241 Bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 241 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện mà gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khác với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự điều luật không quy định gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mà quy định gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và
phi vật chất. Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc dưới sáu tháng tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 241 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả rất nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra.
Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây
ra nên có thể
vận dụng Thông tư
liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của
Bộ luật hình sự
năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả
rất nghiêm
trọng do hành vi vi phạm vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới hai năm tù hoặc được chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 241 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 240 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm tù;
nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự,
không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 240 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này tương tự như đối với một số trường hợp phạm tội quy định tại khoản 4 Điều 240 Bộ luật hình sự.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 241 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít
nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 241 Bộ luật hình sự, nếu người phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có
nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình
tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết
giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
20. TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH,
SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC, CẤP PHÁT THUỐC, BÁN THUỐC
HOẶC DỊCH VỤ Y TẾ KHÁC
Điều 242.
Tội vi phạm quy định về
khám bệnh, chữa bệnh, sản
xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất,
pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ
y tế
khác, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Định nghĩa: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là hành vi khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc tuy có phép nhưng thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc
hoặc dịch vụ
y tế
khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác.
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là tội phạm đã được quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1985.
So với Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 242 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung như sau:
Về tội danh, nếu Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định vi phạm về chữa bệnh, chế thuốc, bán thuốc, thì Điều 242 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm hành vi vi phạm về khám bệnh, sản xuất, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; sửa khái niệm “chế thuốc” bằng khái niệm “pha chế thuôc” và bỏ cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng”.
Về các dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1
của điều luật cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này và phù hợp với các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự như: đối tượng áp dụng Điều 242 không bao gồm trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự; bổ sung tình tiết là yếu tố định tội theo hướng phi hình sự hoá mà Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định dấu hiệu “hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.
Điều 242 Bộ luật hình sự bổ sung thêm khoản 2 với tình tiết “gây
hậu quả rất nghiêm trọng” là yếu tố định khung hình phạt; khoản 2 của
Điều 196 chuyển thành khoản 3 Điều 242.
Về hình phạt, khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là năm năm (khoản 1 Điều 196 là bảy năm); bổ sung hình phạt tiền là hình phạt bổ sung (Điều 218 chỉ quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề).