Tăng Cường Khảo Sát, Đánh Giá Đúng Đội Ngũ Cán Bộ Nói Chung Và Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Thpt Nói Riêng:

- Về trình độ:


+ Có trình độ chuyên môn từ ĐHSP trở lên.


+ Có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên.


+ Phải qua lớp bồi dưỡng CBQL theo chương trình của Bộ GD-ĐT.


- Về sức khỏe:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Có sức khoe tốt để eo thể đảm đương nhiệm vụ được giao.


Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 9

- Về độ tuổi:


+ Bổ nhiệm lần đầu phải dưới 45 tuổi. (trường hợp đặc biệt có thể cao tuổi hơn, nhưng cũng không quá 50 tuổi)

+ Phải có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên.


- Ngoài các tiêu chuẩn trên, cần có tiêu chuẩn cụ thể đối vối từng chức danh, ở từng loại hình trường đặc thù, thậm chí có thể phải cụ thể đối với từng địa bàn.

3.2.2. Tăng cường khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nói riêng:‌

a - Ý nghĩa của công tác đánh giá cán bộ:


* Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khóa VUI, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu: "Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng cho thời gian tới" (16,25).

* Đánh giá cán bộ là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách cán bộ , về kết quả công việc dựa trên sự phân tích các thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng hiệu quả cao.

* Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL trường THPT công lập nói riêng là một công việc rất quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL.

Có thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ mới phát hiện đúng ai là người cán bộ tốt, ai là người có tài,mới động viên khuyến khích, kích thích được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực trong mỗi con người cán bộ.

Có thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ mới có thể bố trí, sử dụng đúng cán bộ, việc bổ nhiệm đề bạt CBQL mới tránh được những thiếu sót sai lầm.

* Để đánh giá cán bộ, trước tiên phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Trong công tác cán bộ, vấn đề nổi lên hàng đầu là phải đánh giá đúng và bố trí, sử dụng đúng cán bộ. Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ là hai vế của một nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, hai vế đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, mặt này bổ sung cho mặt kia và ngược lại.

b - Yêu cầu đánh giá đội ngũ CBQL:


Để tăng cường khảo sát,đánh giá đúng đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng ,cần phải:


* Có quan điểm đúng về đánh giá đội ngũ cán bộ. Khi đánh giá cán bộ phải can cứ vào những chuẩn mực nhất định, đó chính là những tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà đánh giá cán bộ.

* Phải bảo đảm các nguyên tắc đánh giá cán bộ:


- Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động và nhân cách.


- Nguyên tắc phát triển.


- Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử


- Nguyên tắc toàn diện


* Phải phối hợp các phương pháp đánh giá , trong đó chú trọng thông qua các hoạt động thực tiễn để đánh giá cán bộ.

* Không thể đánh giá cán bộ một cách cảm tính chủ quan, có thể nghiên cứu hồ sơ cán bộ để có được thông tin ban đầu, nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn để đánh giá, chỉ qua hoạt động thực tiển ta mới có thể biết cán bộ có đạt được những tiêu chuẩn mà họ cần phải có hay không. Thông qua hoạt động thực tiển, ta mới có thể phát hiện được người cán bộ nào có khả năng phát triển tốt, người cán bộ nào chững lại, người nào cần thay thế, đồng thời mới

thẩm định lại việc đánh giá cán bộ hiện tại là đúng hay sai để có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh kịp thời.

* Phải cũng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng của những cơ quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác cán bộ.

Đây là một việc làm rất quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá cán bộ. Trước hết, những người trực tiếp làm công tác cán bộ phải nắm vững nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đồng thời họ phải có tính khách quan, công tâm và trung thực. Nếu thiếu những đức tính đó thì hình ảnh người cán bộ qua lăng kính chủ quan của họ sẽ bị biến dạng, méo mó và không thể đánh giá đúng được đội ngũ cán bộ.

* Khi đánh giá cán bộ, một mặt cần chú ý vào mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp của cá nhân là chính, mặt khác cần tránh những sai lầm sau :

- Tránh đánh giá con người phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn thấy mặt yêu cua người khác.

- Tránh chủ nghĩa duy tình, bè phái "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Không nên máy móc, rập khuôn khi đánh giá cán bộ; phải khách quan đánh giá và dựa trên nguyên tắc: thiết thực, chuyên môn, dân chủ.

- Công việc giao cho cán bộ như thế nào thì đánh giá hiệu quả của công việc đó. Mặt khác cần chú ý đánh giá sự đóng góp của cán bộ cho tập thể, cho xã hội, chứ không phải là số lượng công việc mà người đó thích làm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn cán bộ phải tránh căn bệnh chủ quan khi đánh giá con người:

-“ Tự cao, tự đại.


- Ưa người ta nịnh mình.


- Do lòng yêu ghét của mình mà đối với người.


- Đem một khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác" (4;37).


Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL, vì vậy công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá

đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Kết quả đánh giá phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Sau khi đánh giá cán bộ cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Đánh giá đúng cán bộ là biện pháp quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT Tỉnh Đồng Nai ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp GD-ĐT.

3.2.3. Xây dựng và thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ:‌


a - Ý nghĩa của công tác qui hoạch cán bộ:


Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khóa VUI đã khẳng định


"Qui hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" (15; 82)

Chính vì vậy, công tác qui hoạch cán bộ có một ý nghĩa rất to lớn. Nó làm cho công tác bổ nhiệm đội ngũ CBQL được chủ động, nhờ có công tác qui hoạch cán bộ mà đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, công tác qui hoạch cán bộ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ CBQL.

b - Yêu cầu của công tác qui hoạch cán bộ:


* Để có qui hoạch đúng phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ công chức, muốn vậy phải nhìn khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ , hiện tại và tương lai đối với cán bộ công chức. Việc đánh giá không phải chỉ để khen chê mà điều quan trọng hơn là có hướng sử dụng và bồi dưỡng cán bộ. Từ đó sẽ có qui hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.

* Qui hoạch cán bộ phải gắn chặt với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nếu chỉ có qui hoạch cán bộ mà không đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã qui hoạch thì dẫn đến tình trạng cán bộ khó trưởng thành, đội ngũ cán bộ sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới và có thể dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa cán bộ.

* Công tác qui hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chóng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộ lanh đạo. Việc đao tạo, bồi dưỡng phải có mục đích. Mục tiêu cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chung chung không đáp ứng được yêu cầu của công tác qui hoạch cán bộ.

Phải có kế hoạch để làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng họ phát triển sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã đề ra yêu cầu: "cán bộ chủ trì phải điều hành thực hiện qui hoạch chung về công tác cán bộ, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng người kế cận thay mình. Trong một năm, phải có ít nhất một lần kiểm điểm việc thực hiện qui hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện qui hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh."

* Phải có kế hoạch định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác qui hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Từ đó sẽ khắc phục được các thiếu sót để nâng cao chất lượng công tác qui hoạch cán bộ.

Trong thời kỳ cổng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác cán bộ cần phải đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.chủ động có tầm nhìn xa, có kế hoạch xây dựng qui hoạch cán bộ cho trước mắt cũng như lâu dài.

Để làm tốt công tác qui hoạch cán bộ phải hiểu đúng, làm đúng và có những biện pháp hiệu quả và thiết thực.

c - Cách thức y dựng qui hoạch cán bộ:


* Trên cơ sở các yêu cầu của công tác qui hoạch cán bộ, phải có cách thức, qui trình, biện pháp tiến hành hợp lý thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng.

- Trước hết phải có các căn cứ khoa học đúng đắn để xây dựng qui hoạch cần bộ, phải xuất phát từ nhiệm vụ chỉnh trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ công chức và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng qui hoạch cán bộ.

Việc đánh giá đúng nhiệm vụ chính trị là rất cần thiết, trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ chính tri sẽ đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Từ đó đánh giá đúng chất lượng cán bộ và khả năng phát triển của cán bộ là công việc rất quan trọng.

Đánh giá chất lương cán bộ phải bảo đảm tính khách quan, có cơ sở khoa học và phải nhìn đúng thực trạng và khả năng phát triển lâu dài của từng cán bộ công chức. Phải tránh các hiện tượng đánh giá chất lượng cán bộ không công tâm chỉ mang tính chủ quan, cảm tình.

- Khi tổ chức xây dựng cán bộ phải phối hợp, giữa dự kiến cấp trên, sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, với đề xuất của các bộ phận cơ sở, của chính quyền và của các đoàn thể.

Từ các căn cứ tổng quát sẽ phải tiến hành phân tích thông qua kế hoạch.


* Vấn đề qui hoạch cán bộ là một vấn đề phức tạp. Vì vậy phải có phương pháp, cách tiến hành đúng đắn, khoa học, hợp lý. Khi xây dựng qui hoạch, nhiều trường hợp những thông tin về qui hoạch nếu cán bộ, công chức biết sẽ dẫn đến bất lợi và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện qui hoạch.Vì vậy, tùy điều kiện của đơn vị, có thể không nên công bố rộng rãi qui hoạch cán bộ.

d - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong qui hoạch:


Nếu chỉ có qui hoạch cán bộ mà không tổ chức tốt việc thực hiện qui hoạch cán bộ thì cổng tác qui hoạch cán bộ không có tác dụng.

Việc xây dựng qui hoạch cán bộ chỉ là bước đầu, việc tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ mới là điều cơ bản về nhiều mặt: về kiến thức chuyên môn, về năng lực quản lý, lý luận chính trị.

Cố gắng tránh bổ nhiệm xong mới đưa đi đào tạo. Tuy nhiên có những trường hợp, tùy điều kiện cụ thể của đơn vị và khả năng cán bộ, có thể bổ nhiệm ngay cán bộ, sau đó cho đi bồi dưỡng.

Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải giao việc từng bước để thử thách và giúp cán bộ trong qui hoạch ngày càng trưởng thành, nâng cao năng lực quản lý và thể hiện được tín nhiệm trong quần chúng.

e - Bố trí sử dụng cán bộ công chức đã qui hoạch:


* Việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức đã qui hoạch là khâu cuối cùng của qui hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ công chức đã qui hoạch phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu và theo đúng qui trình bổ nhiệm, trong thực tế, khâu này thường nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, công chức trong qui hoạch.

* Nếu kết quả sắp xếp , bổ nhiệm theo đúng qui hoạch, khi sắp xếp bố trí cán bộ trong qui hoạch có phiếu tín nhiệm thấp và khác xa so với lúc làm qui hoạch thì phải tìm hiểu cho rõ nguyên nhân, đồng thời, người làm công tác qui hoạch cần phải nhìn nhận lại công tác qui hoạch cán bộ đã làm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Như vậy để làm tốt chiến lược về công tác cẩn bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và xây dựng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai nói riêng, điều quan trọng là phải làm tốt việc xây dựng và thực hiện công tác qui hoạch cán bộ.

3.2.4. Tổ chức tốt đào tạo, bồi dưỡng và khuyên khích tự đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kế cận.‌

a. Ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ quản lý:


* Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc huấn luyện cán bộ, người nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" (9;477)

* Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoa VUI, nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười đã nêu rõ: "Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn cán bộ, xây dựng được qui hoạch cán bộ và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ" (15;28).

* Chất lượng CBQL được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL điều quan trọng là phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận.

* Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỷ xảo trong công tác quản lý, hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, tâm lý và năng lực hành động cho mỗi CBQL.

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi CBQL.

* Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi CBQL tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng trong thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý, biết được cái hay, cái dở của mình để phấn đấu vươn lên trong công tác quản lý.

b - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010:

Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT đến năm 2010 cần phải xây dựng kẹ hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương chức và kế cận.

* Đối với đội ngũ CBQL đương chức, thông qua kết quả khảo sất :


- Về chuyên môn:


+ Trong năm 2002 đến 2004 cho những CBQL có trình độ Cao đẳng đi học Đại học đạt trình độ chuẩn (Đại học ).

+ Mỗi năm cử ít nhất 5 CBQL trong độ tuổi đi học để nâng cao trình độ, đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên.

+ Phấn đấu đến 2010 có khoảng 50 % CBQL trường THPT có trình độ thạc sỹ trở lên.


Theo kết quả tổng hợp ở 74 ý kiến của CBQL và các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT, 64 ý kiến cho rằng đội ngũ CBQL phải có trình độ Đại học sư phạm-85.5% và 9.4% cho rằng,CBQL cần có trình độ Thạc sĩ (phụ lục 5)

- Về lý luận chính trị:


Từ năm 2002 đếnnăm 2004 cử CBQL cố trình độ chính trị sơ cấp đi học để đạt trình độ chính trị trung cấp bằng các hình thức sau :

+ Cử đi học theo chỉ tiêu của trường chính trị.


+ Đề nghị trường chính trị mở lớp tại chức cho riêng số CBQL chưa có trình độ chính trị trung cấp.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí