Thực Hiện Tốt Qui Trình Bổ Nhiệm Cbql Trường Thpt, Thực Hiện Tốt Việc Bổ Nhiệm Lại Và Chú Ý Công Tác Luân Chuyển Cbql Một Cách Hợp Lý:

+ Đên năm 2005 phấn đấu 80 % CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên. Theo kết quả tổng hợp ở 74 ý kiến của CBQL và các đồng chí lãnh đạo sở GD&ĐT, 75.6% ý kiến cho rằng đội ngũ CBQL phải có trình độ "Chính trị từ Trung cấp trở lên.

- Về nghiệp vụ quản lý:


Phấn đấu đến năm 2005 có 80 % số CBQL trường THPT công lập tỉnh Đồng Nai được học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, bằng cách cử đi học theo chỉ tiêu của trường CBQLvà bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho riêng số CBQL chưa qua bồi dưỡng. Theo kết quả tổng hợp ở 74 ý kiến của CBQL và các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT,83.8% ý kiến cho rằng CBQL phải được đào tạo theo chuẩn. Đối với đội ngũ CBQL kế cận :

+Cho đi đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm (có lý luận chính trị trung cấp, phải qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý).

+ Phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận để mỗi chức danh cổ từ 1 đến 2 cán bộ kế cận.

c - Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT:


* Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghị quyết hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoa VIII đã nêu: "Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường, nội dung đào tạo phải thiết thực phù hợp vài yêu cầu từng đối tượng cán bộ ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiền, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành.

Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng kiến thức vế quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo" (15;84)

Cần căn cứ vào chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức Nhà nước ngành giáo dục ban hành theo quyết định số : 3481/ GDDT ngày 1 tháng 1 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT và các chương trình cụ thể đang được trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT II triển khai để bồi dưỡng CBQL trường THPT.

Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 10

d - Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT.


Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH TW khóa VUI đã nêu: "Kết hợp đào tạo chính qui với các hình thức khác cho từng loại cán bộ". (15;85)

Như vậy, đối với đội ngũ CBQL trường THPT cần phải phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

* Đào tạo chính qui: Cử cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ kế cận có triển vọng phát triển đi học lớp thạc sỹ quản lý.

* Đào tạo tại chức: Mở các lớp tại chức về quản lý cho các cán bộ quản lý trường THPT đương nhiệm chưa qua đào tạo.

* Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các phương thức:


- Cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu của trường CBQL. GD & ĐT II.


- Mở lớp tại chức để bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD.


- Bồi dưỡng trong hè trước khai giảng cho đội ngũ CBQL.


- Bồi dưỡng theo chuyến đề cho đội ngũ CBQL trường THPT.


* Kết hợp việc đào tạo với việc tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:


- Cung cấp nội dung, yêu cầu và tài liệu để CBQL nghiên cứu và tiến hành tự đao tạo, bồi dưỡng.

- Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu. Định kỳ kiểm tra kiến thức và nghiệp vụ đối với CBQL

- Tổ chức giao lưu giữa các trường để tìm hiểu,học tập kinh nghiệm quản lý theo các chủ đề nhất định.

- Bồi dưỡng CBQL theo phương thức đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ.


3.2.5. Thực hiện tốt qui trình bổ nhiệm CBQL trường THPT, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý:

a - Thực hiện tốt qui trình bổ nhiệm CBQL trường THPT:

* Bổ nhiệm CBQL nhà trường là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên.

* Bổ nhiệm CBQL trường THPT phải bảo đảm các yêu cầu sau :


- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.


- Góp phần cũng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên đối với nhà trường.


- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Quán triệt chặt chẽ quan điểm tập trung dân chủ.


* BỔ nhiệm CBQL trường THPTphải căn cứ vào các cơ sở sau:


- Phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm.


- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL.


- Phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trường.


Do yêu cầu, tùy từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến.

Qui trình bổ nhiệm gồm:


- Lấy ý kiến thăm dò bằng hình thức bỏ phiếu kín tín nhiệm của hội đồng giáo dục nơi đương sự dự kiến bổ nhiệm.

- Nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm trong quá trình công tác của lãnh đạo nhà trường, của cấp ủy Đảng đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.

- Căn cứ vào qui trình bổ nhiệm CBQL, ban cán sự Đảng Sở GD-ĐT sẽ xét duyệt và bổ nhiệm theo phân cấp, đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng, trước khi bổ nhiệm phải tiến hành lấy ý kiến thỏa thuận của UBND huyện nơi trường đóng và của ban tổ chức chính quyền Tỉnh

* Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, vị thân quen, cảm tình cá nhân hoặc ích kỷ. Bác Hồ đã từng chỉ ra những thiếu sót cần tránh về tâm lý khi lựa chọn cán bộ :

- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè,... cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác.

- Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những ngưđi chính trực.


- Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không hợp với mình.


lý.

b - Thực hiện tối việc bể nhiệm lại và chú ý công tấc luân chuyển CBQL một cách hợp


* Trong nhà trường, nếu lãnh đạo nhà trường cứ giữ mãi không thay đổi mặc dù năng lực

quản lý yếu thì sẽ gây hại lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà trường, đồng thời sẽ không kích thích được tính tích cực, năng động của CBQL. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn và chú ý luân chuyển cán bộ một cách hợp lý.

* Đối với CBQL nói chung và CBQL trương THPT công lập nói riêng cần được tiến hành bổ nhiệm có kỳ hạn, mỗi kỳ hạn là 5 năm. Hết thời hạn bổ nhiệm cần phải xem xét để bổ nhiệm lại.

* Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo.

* Nếu CBQL trường THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt nhiều thành tích thì có thể xem xét bổ nhiệm lại một nhiệm kỳ nữa,

* Nếu CBQL có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận không tốt về họ và không được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ qui trình bổ nhiệm lại. Nếu kết quả của qui trình bổ nhiệm tốt thì sẽ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Nếu kết quả của qui trình bổ nhiệm không tốt thì có thể miễn nhiệm công chức lãnh đạo trên.

* Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khoe và hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức, người nào không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tùy theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.

* Cần phải thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, nghị quyết hội nghị lần thứ ba của BCH TW Đảng khóa VUI nêu rõ: "Trường Trung học có 1 hiệu trưởng và từ Ì đến 3 hiệu phó

theo nhiệm kỳ 5 năm. thời gian đảm nhận chức không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường Trung học "

Tuy nhiên do đặc thù của ngành GĐ - ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải thận trọng.

3.2.6. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nói chung và CBQL trường THPT nói riêng:

a - Ý nghĩa:


* Để thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của BCH TW Đảng khoa VUI đã chỉ rõ: "Nhận thức sâu sắc về GD-ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với GD-ĐT, đặc biệt là chính sách đẩu tư và chính sách tiền lương" (14;12)

* Như vậy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi, chính sách đầu tư, chính sách tiền lương là động lực thúc đẩy sự phát triển GD - ĐT, mặt khác muốn phát triển tốt sự nghiệp GD-ĐT phải thường xuyên chăm lo và có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ CBQL giáo dục.

b -Yêu cầu:


- Trước hết, ngoài việc phụ cấp chức vụ, CBQL phải được hưởng phụ cấp ưu đãi như giáo viên trực tiếp giảng dạy, đồng thời cần phải ban hành các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể cho đội ngũ CBQL.

- Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhẩn tài, các cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

- Đảm bảo chế độ chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, phải có kinh phí thường xuyên để bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Ngoài chính sách chung của nhà nước, cần phải có chính sách của tỉnh để khuyến khích cán bộ đi công tác tại các xã miền núi và các xã vùng sâu, vùng xa ồ trong tỉnh, thực hiện chế độ công tác có thời hạn tại các nơi này: đối với nam là 5 năm, nữ là 3 năm, sau đó cho chuyển về địa phương. Đồng thời có chế độ trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên tại các xã này.

77

- Đối với CBQL trường THPT hầu như không được nghỉ hè đầy đủ theo chế độ, vì vậy cần phải có chế độ công tác, nghỉ ngơi cho họ để họ phấn khởi, yên tâm, từ đó hiệu quả quản lý sẽ cao hơn.

- Có nguồn kinh phí để hàng năm cử CBQL đi tham quan các điển hình về giáo dục ở trong nước vav tham quan học tập ở nước ngoài.

- Phải có chính sách thưởng phạt công minh, nghiêm túc và kịp thời.


- Đội ngũ CBQL được đãi ngộ thoa đáng sẽ tạo điều kiện để họ yên tâm công tác, góp phần xây dựng đội ngũ CBQL ngày càng vững mạnh.

3.2.7. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và công tác bảo vệ chính trị nội bộ


a - Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra:


* Thanh tra kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong quản lý giáo dục.


Hệ thống giáo dục và thực tiễn quản lý đã khẳng định: đã lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm tra các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc và nguyên nhân để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

* Cần chú ý hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động GD-ĐT, trong hoạt động dạy và học, từ đó đưa ra những kinh nghiệm giúp cho CBQL có những quyết định đúng đắn, khách quan đảm bảo cho hệ vận hành đến mục tiêu.

* Thông qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho qui trình bổ nhiệm lại CBQL được chính xác và khách quan hơn.

* Vì vậy, thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT ngày càng tốt hơn.Thanh tra, kiểm tra có thể có các hình thức:

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên:


Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất, nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường THPT. Sở GD - ĐT có kế hoạch thanh tra thường xuyên các trường

78

THPT mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải có: Quyết định thành lập đoàn thanh tra, nội dung thanh tra,thời gian thanh tra,các yêu cầu chuẩn bị của nhà trường cho đoàn thanh tra.

Các trường THPT phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường.


- Thanh tra, kiểm tra định kỳ:


Đây là hình thức thanh tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được xác định. Thanh tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, kết thúc năm học.

- Thanh tra, kiểm tra bất thường:


Bên cạnh hai hình thức trên, thì cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất, đây là hình thức rất cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Cần phải chú ý vận dụng linh hoạt ba hình thức thanh tra nêu trên.


Để xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai ngày càng tót hơn cần phải đoi mới công tác thanh tra, kiểm tra.Cụ thể phải:

. Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong ngành.


. Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra Sở và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.


. Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn công tác này với việc đánh giá đơn vị, từ đó tạo cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, ký luật và bổ nhiệm CBQL.

. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải có bài bản, đồng thời phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và hiệu quả.

. Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ

này.


b - Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ:


Bên cạnh công tác kiểm tra, chúng ta phải chú trọng đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Hiện nay, đại đa số cán bộ, Đảng viên có lập trường chính trị vững vàng, có tinh thần cảnh giác, kiên quyết bảo vệ Đảng và bảo vệ chế độ. Nhưng bên cạnh đó, trước sự tác động bởi " mặt trái" của cơ chế thị trường một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất đạo

đức, sống buông thả, chạy theo đồng tiền, tư tưởng không ổn định... Trước tình hình đó Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 23 về việc tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó nêu rõ:

- Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự rèn luyện mình trong sạch về chính trị và phẩm chất đạo đức ; phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan điểm, tư tưởng cũng như về ý thức tổ chức kỹ luật trong cán bộ, đảng viên; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng

- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, qui chế quản lý cán bộ, kỹ luật phát ngôn, quan hệ với nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và nhà nước, qui chế cử cán bộ đi tham quan hoặc tiếp xúc với người nước ngoài.

- Phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất về chính trị, bị địch mua chuộc , cài cắm vào nội bộ, thẩm tra cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chưa rõ ràng, chưa được xác minh và quan hệ chính trị phức tạp.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết phải là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của ban cán sự Đảng, đồng thời là trách nhiệm của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đây cũng là một giải pháp để bảo vệ và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai nói riêng trong giai đoạn mới.

Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp GD - ĐT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đề ra. Có thể mô tả mối quan hệ mật thiết của các biện pháp trên bằng sơ đồ sau :

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí