Phương Hướng Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2010 :

Bảng số 12: Kế hoạch phát triển Giáo dục THPT đến năm 2010


Nguồn báo cáo của Sở GD ĐT Đồng Nai 3 1 2 Phương hướng xây dựng đội ngũ 1


(Nguồn: báo cáo của Sở GD - ĐT Đồng Nai)

3.1.2. Phương hướng xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 :‌

a - Các quan điểm phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước:


* Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua tháng 12 năm 1998 đã nêu: "GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân" (38;7)

* Nghị quyết hôi nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa VII ( năm 1993) đã nêu quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- "GD - ĐT cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.


- Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài


- Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, giáo dục thường xuyên, suốt đời.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo , thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục" (42;103)


* Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VUI đã nêu rõ


- "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo con người Việt nam XHCN có tri thức, kỹ năng.

- Giữ vững mục tiêu XHCN


- Thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu


- Giáo dục đào tạo là sự nghiệp toàn Đảng, toàn dân


- Phát triển GD - ĐT gắn với nhu cầu phát triển KT - XH" (42;103 )


*Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" (16;108)

* Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 khóa IX đã ra kết luận tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 ( khóa VUI) đã xác định 3 nhiệm vụ cụ thể và 5 giải pháp chủ yếu để thúc đẩy GD-ĐT từ nay đến năm 2005 và đến 2010:

Nhiệm vụ:


- Nâng cao chất lượng hiệu quả và đào tạo nhân tài.


- Xây dựng hợp lý qui mô giáo dục.


- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.


Giải pháp:


- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục


- Xây dựng và triển khai chương trình "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện".

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, cũng cố và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục.


- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp toàn

dân.


* Các quan điểm chỉ đạo phát triển GD - ĐT trong chiến lược phát triển Giáo dục đến

năm 2010:


- Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu.


- Xây dựng nền giáo dục theo định hướng XHCN.


- Phát triển giáo dục trên nền tảng những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân

loại.


- Xã hội hóa giáo dục, làm chờ GD-ĐT thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước

và của toàn dân.


- Xây dựng một nền GD. phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, lấy mục tiêu đào tạo nhân lực làm trọng tâm.

- Xây dựng một nền GD.vừa đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người vừa có một số cơ sở giáo đục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin.


- Giáo dục đào tạo phải góp phần chuẩn bị con người cho nước ta hội nhập thành công .


b - Các quan điểm phát triển giáo dục đào tạo của địa phương:


* Nghị quyết 12 - NQ / TU, trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

* Chỉ thị số 10 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và văn hóa năm 2002 đến năm 2005.

* Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh( khóa VII) đã quyết định từ năm 2002 đến năm 2005 là thời kỳ tập trung nâng cao chất lượng toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và văn hóa của Tỉnh.

* Chương trình hành động số 39 - CTr / TU ngày 17/9/2002 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa vu, thực hiện kết luận số 14 - KL / TN của hội nghị BCH TW 6 (khóa IX ) về GD-ĐT đến năm 2005 và đến năm 2010 đã định hướng phát triển GD - ĐT Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiệm vụ:


* Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐTtheo hướng "chuẩn hóa" và "hiện đại hóa", tạo được sự chuyển biến rõ rệt ngay từ năm 2002 theo chỉ thị số 10 của Tỉnh ủy.

Tiếp tục phát triển và từng bước điều chỉnh qui mô GD&ĐT phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nâng cao hiệu quả GD - ĐT.

* Thực hiện công bằng xã hội trong GD&ĐT, bảo đảm cho mọi người đều được đi học, giảm dần sự cách biệt về trình độ phát triển giáo dục giữa các vùng trong tỉnh.

Giải pháp:

* Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và hiệu quả quản lý GD - ĐT của UBND các cấp, phát huy cao độ trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, gia đình và quyền làm chủ của nhân dân.

* Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên và CBQL về trình độ chính trị và năng lực chuyên môn.

* Củng cố, hoàn thiện hệ thống giáo dục, điều chỉnh nâng cấp hệ thống trường lớp, xây dựng phát triển các hình thức giáo dục từ xa .

Tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo theo tư tưởng thựe sự coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu.

* Tiếp tục đẩy mạnh xa hội hóa giáo dục, làm cho sự nghiệp GD - ĐT thực sự là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.

* Phát huy mạnh mẽ phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt, sống tốt"


c - Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ qủản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới:

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ CBQL các trườĩlg THPT, thực trạng công tác xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT^kế hoạch phát triển giáo dục THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng phát triển GD-ĐT của Đảng, nhà nước, địa phương, chúng tôi xin để xuất một số phương hướng cụ thể để xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 như sau:

- Cần xác định mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT.


- Đánh giá đúng đội ngũ CBQL ngành . Thấy được điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức đối với đội ngũ CBQL.

- Làm tốt công tác dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL: số thuyên chuyển, nghỉ hưu, nghỉ việc, số cần bổ sung thay thế.

- Làm tót công tác qui hoạch, đào tạo, bôi dưỡng, và bố nhiệm đội ngũ CBQL, để xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp

vụ quản lý, năng động và thích ứng cao với thực tế để tiến tới hoa nhập với khu vực và Quốc tế.

- Thực hiện bổ nhiệm có kỳ hạn và chú ý công dác luân chuyển cần bộ một cách hợp lý.


- Thực hiện tốt các biện pháp về chế độ chính sách, đặc biệt chú ý có chính sách của địa phương đối với đội ngu cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng.

- Duy trì chính sách đãi ngộ đối với giáo viên v|à học sinh chuyên, phụ cấp đổi với giáo viên mầm non ngoài công rập, chế độ đối với giáo viên công tác vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt tiếp tục duy trì tốt việc UBND tỉnh tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên giỏi nhân dịp 1 - 6 và 20 - 11 hàng năm. Xây dựng chính sách đãi ngộ đốíi với CBQL giỏi, có cơ chế thích hợp để các lực lượng xã hội và toàn dận có điều kiện hợp pháp tham gia đóng góp xây dựng sự nghiệp giáo dục. Ị

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010.‌

3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THPT. a - Ý nghĩa:‌

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng cán bộ; đồng thời cũng là đích để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo ỷêu cầu tiêu chuẩn đó. Thông qua các tiêu chuẩn phải lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu được giao.

Như vậy, để xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT trước hết chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn của đội ngũ này.

b - Yêu cầu:


* Tiêu chuẩn CBQL phải cụ thể, đầy đủ và dễ dàng xem xét đánh giá.


* Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THPT phai căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của bậc học, đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu chung của CBQL trong thời kỳ mới theo đúng các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ.

* Tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL trường THPT nói riêng là phải có đủ cả về phẩm chất và năng lực, tức là phải có đức và có tài.

Nội dung cụ thể của đức và tài tùy thuộc vào từịig giai đoạn cụ thể.


Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , nhiệm vụ chính trị rất vẻ vang nhưng rất nặng nề, từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, chúng ta tiến hành công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước trong hối cảnh quốc tế và trong nước rất phức tạp.Vl vậy, tiêu chuẩn của CBQL trường THPT phải thể hiện được và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn lịch sử hiện nay.

Tiêu chuẩn CBQL trường THPT phải bảo đảm được các yêu cầu:


- Trước hết tiêu chuẩn đó phải được biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL

- Thứ hai tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở lao động của người quản lý , bao gồm :


+ Khả năng lập kế hoạch


+ Việc tổ chức thực hiện.


+ Sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo


+ Công tác kiểm tra.


- Thứ ba, tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở hiệu quả công tác của người CBQL, đó là khối lượng, chất lượng công việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cở sở đó, chúng tôi xin đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường THPT như sau:

- Tiêu chuẩn chung: của CBQL trường THPT trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ trong thời kỳ mới theo tinh thần của nghị quyết hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khóa VUI. Đó là :

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu và thực hiện có kết quả đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Cần kiện liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoe để làm việc cổ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tiêu chuẩn cụ thể:


- Vềphẩm chất:


+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập và CNXH.

+ Có đạo đức, dám nghĩ, dám làm, không vi phạm kỹ luật. +Tận tụy, nhiệt tình trong công

tác.


+ Gương mẫu, có lời nói đi đôi với việc làm.


+ Luôn gần gửi với quần chúng, có ý thức xây dựng đoàn kết nội bộ.


+ Có phong cách lãnh đạo dân chủ.


+ Có uy tín với tập thể, không tham nhũng, không cửa quyền.


+ Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật.


+ Phải là Đảng viên.


- Về năng lực:


+ Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Thấm nhuần và vận dụng tốt đường lối giáo dục của Đảng vào cấp học THPT.


+ Hoàn thành tốt các nhỉệm vụ được giao.


+ Biết tổ chức công việc một cách hợp lý và khoa học.


+ Vững vàng về chuyên môn, có khả năng chuyên môn từ loại khá trở lên.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí