Đánh Giá Chung Về Đội Ngũ Cấn Bộ Quản Lý Tricờng Trung Học Phổ Thông Tỉnh Đồng Nai.

Qua các bảng tự đánh giá của 63 Đồng chí Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường THPT. Công lập và đánh giá củall đồng chí lãnh đạo Sở, Công đoàn ngành, trưởng và phó phòng TCCB, phòng GDPT và ban thanh tra ngành GD-ĐT Đồng Nai ở các bảng 7, 8, 9, 10 ta thấy kết quả gần tương đương với nhau.

2.3.3. Đánh giá chung về đội ngũ Cấn bộ quản lý triCờng Trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai.‌

Kết quả khảo sát trên đã cho ta thấy :


- Về số lượng đội ngũ CBQL: Nhìn chung số lượng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai là đủ so với định mức.

Trong 25 trường THPT công lập, có 13 trường có 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng và 12 trường có 1 Hiệu trướng, 1 Phó hiệu trưởng.

Tuy nhiên, số lượng CBQL nữ còn ít (tỷ lệ nữ là CBQL chỉ chiếm 12.6% ). Vì vậy cần phải quan tâm đến việc đề bạt, bổ nhiệm CBQL nữ.

- Về chất lượng đội ngũ CBQL:


+ Ưu điểm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


. Đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai được đào tạo cơ bản và có trình độ chuyên môn tương đối tốt, cơ bản hiểu được quyền hạn và vai trò quản lý của mình, nắm vững và thực hiện khá tốt các văn bản, chỉ thị của cấp trên, biết động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể đoàn kết để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, quản lý tương đối tốt cơ sở vật chất nhà trường.

. Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai nhìn chung có lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công tác, Đa số, chấp hành nghiêm chỉnh hiên pháp va pháp luật,không tham nhũng cửa quyển.

+Những bất cập :


. Khả năng đổi mới, nhạy bén trước công việc cũng như nhiệm vụ quản lý và năng lực quản lý, tổ chức công việc một cách khoa học của đội ngũ này vẫn còn hạn chế.

. Vẫn còn CBQL chưa có uy tín cao, thậm chí một số ít còn yếu, phong cách lãnh đạo chưa thể hiện dân chủ cao.

. Một số CBQL vẫn chưa thực sự chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng.

+ Nguyên nhân:


. Do một số CBQL đương chức chưa qua đào tạo - bồi dưỡng kiến thức QLGD.


Theo tổng hợp các phiếu hỏi ý kiến và theo số liệu của phòng Tổ chức - Cán bộ sở GD&ĐT Đồng Nai, còn 22.2% số CBQL chưa qua bồi dưỡng kiến thức QLGD.

. Số CBQL trên 50 tuổi chiếm tương đối cao: 30.15%.


. Số có trình độ trên Đại học không có ai, trình độ Cao đẳng còn 2 người.

. Trình độ chính trị của đội ngũ CBQL đa số là sơ cấp - 61.9%, trung cấp là 14.3%, cao cấp và cử nhân chỉ chiếm 9.5%.

. Số CBQL cỏ thâm niên cao trong công tác quản lý không nhiều, số có thâm niên trên 15 năm chiếm 40.61%.

2.4. Thực trạng các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai.‌


Mặc dù còn những bất cập như đã nêu trẽn, nhưng trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của sự nghiệp GD-ĐT Đồng Nai, đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai không ngừng phát triển lớn mạnh và đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu đạt được của GD THPT nói riêng và sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Đồng Nai nói chung.

a - Thời gian qua, trong công tác xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đã thực hiện những biện pháp sau đây :

* Về tổ chức:


- Sở GD&ĐT đã có điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng CBQL.


- Đã tiến hành xây dựng quy hoạch , kế hoạch đào tạo đội ngũ CBQL.


- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL có qụan tâm thực hiện.

* Về công tác đào tạo, bồi dưỡng:


Đã tổ chức và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, huyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ QL.

* Công tác chỉ đạo quản lý:


- Quan tâm tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động QL.


- Tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra hàng năm.


* Về chính sách:


Thực hiện khá tốt chế độ, chính sách xã hội đối với đội ngũ CBQL.


b - Khảo sát thực trạng việc thực hiện các biện phấp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT. tỉnh Đồng Nai:

Qua các biện pháp mà ngành GD&ĐT Đồng Nai đã thực hiện trong việc xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến về mức độ thực hiện các biện pháp trên đối với 63 cán bộ quản lý trường THPT công lập và li đồng chí là lãnh đạo Sở, Chủ tịch , Phó Chủ tịch công đoàn ngành, Trưởng, Phó phòng Phổ thông, Tổ chức cán bộ và ban Thanh tra ngành GD&ĐT Đồng Nai. Kết quả như sau :

Bảng số 11. Bảng tổng hợp mức độ thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai.


Ngoài ra để tham khảo thêm chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn 34 đồng chí 1

Ngoài ra,để tham khảo thêm , chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn 34 đồng chí là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường ngoài công lập về các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai.Kết quả cũng có những nhận định tương tự như trên.

Đánh giá chung:


* Về công tác tổ chức:


- Kết quả: Có tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL, có xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo đội ngũ CBQL trường THPT cũng như có chú ý việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL.

- Tồn tại:


+ Việc điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL chưa thực hiện thường xuyên, thậm chí bị xem nhẹ, chưa xem đó là biện pháp cơ bản để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL.

+ Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL còn theo cảm tính, dựa vào ý kiến của cấp trên, chưa theo đúng qui trình bổ nhiệm.

* Công tác đào tạo - bồi dưỡng:


- Kết quả: SỞ GD&ĐT đã thường xuyên kết hợp vời trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT li để đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng. Có tổ chức đào tạo , bồi dưỡng ban đầu và khuyến khích tự bồi dưỡng.

- Tồn tại:


+ Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế. Bước đầu tuy có xây dựng quy hoạch cán bộ nhưng sau khi quy hoạch, không chú ý đến việc đào tạo cán bộ trong quy hoạch. Do đó,dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị thiếu CBQL, không có người đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực và trình độ để bổ nhiệm thay thế.

+ Việc đào tạo - bồi dưỡng chỉ mới thực hiện theo chỉ tiêu của trên. Số chỉ tiêu nay rất hạn chế. Do vậy, còn nhiều CBQL đương chức chưa được đào tạo về kiến thức QLGD. Hay một số khác chưa được bồi dưỡng kiến thức QLGD trước khi đề bạt nến còn lúng túng trong quản lý.

+ Việc khuyến khích tự bồi dưỡng của CBQL chỉ trên cơ sở động viên về mặt tinh thần là chính, vấn đề tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí còn gặp khó khăn.

* Công tác chỉ đạo, quản lý:


- Kết quả:


+ Ngành GD&ĐT đã chú ý tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý. Có tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm quản lý giỏi.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra : Tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường THPT 2 năm một lần, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất và bất thường khi cần.

- Tồn tại:


+ Việc xây dựng và phát triển điển hình quản lý ở trường học chưa được thực hiện. Việc tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra còn hình thức, " cuỡi ngựa xem hoa". Chính vì vậy, một số CBQL sinh ra bệnh quan liêu, thậm chí có người đã vi phạm qui chế dân chủ, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, gây mất uy tín trong đơn vị.

* Việc thực hiện chính sách:


- Kết quả: Việc thực hiện chính sách: lương, phụ cáp chức vụ, phụ cấp ưu đãi, chế độ khen thưởng khá tốt, đầy đủ và kịp thời.

- Tồn tại:


+ Chưa có chế độ khuyến khích CBQL giỏi đồng thời chưa có biện pháp đối với CBQL yếu kém.

+ Chưa có chính sách thu hút nhân tài.


+ Kinh phí bồi dưỡng nâng cao trình độ còn hạn chế.


+ Kinh phí để CBQL tham quan các điển hình về Giáo dục trong nước và ngoài nước không có.

Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập :

- Số Cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ của ngành còn ít. Trong đó 2 người chỉ còn 1 năm nữa là về hưu. Vì vậy trong công tác thiếu sự nhạy bén, sáng tạo, hầu hết chỉ tập trung vào giải quyết các sự vụ.

- Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mưc đến việc xây dựng đội ngũ CBQL.Do đó, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- Việc xây dựng tiêu chuẩn CBQL chưa được quan tâm. Nên thiếu cơ sở cho việc đánh giá, đào tạo, bổ nhiệm CBQL.

- Một số CBQL hầu như bằng lòng với hiện tại, hạn chế về năng lực, tầm nhìn, thiếu năng động sáng tạo trong quản lý.

Từ những cơ sở lý luận ở chương Ì, thực trạng đội ngũ CBQL và thực trạng các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DƯNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHO THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI.‌

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI.‌

3.1.1. Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010:‌


Căn cứ dự báo kế hoạch phát triển giáo dục THPT tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 của sở GD - ĐT Đồng Nai, ta thấy được:

- Về qui mô học sinh:


+ Năm học 2002 - 2003: 69.011 học sinh.


+ Năm học 2009 - 2010: 99.468 học sinh. -Số lớp:


+ Năm học 2002 - 2003: 1358 lớp


+ Năm học 2009 - 2010: 2072 lớp.


- Số giáo viên:


+ Năm học 2002 - 2003: 1878 giáo viên.


+ Năm học 2009 - 2010: 3937 giáo viên.


- Số phòng học :


+ Năm học 2002 - 2003: 906 phòng.


+ Năm học 2009 - 2010 : 1594 phòng.


Như vậy, trong thời gian sắp tới, cấp học THPT của tĩnh Đồng Nai sẽ phát triển rất nhanh.

Kế hoạch phát triển cụ thể thể hiện ở bảng số 11 sau đây :

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023