Sơ đồ xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT
Bảng số 13: BẢNG TÓM TÁT
CÁC BIỆN PHÁP XÂY DƯNG ĐỘI NGŨ CBQL CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2010 :
- Tăng Cường Khảo Sát, Đánh Giá Đúng Đội Ngũ Cán Bộ Nói Chung Và Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Thpt Nói Riêng:
- Thực Hiện Tốt Qui Trình Bổ Nhiệm Cbql Trường Thpt, Thực Hiện Tốt Việc Bổ Nhiệm Lại Và Chú Ý Công Tác Luân Chuyển Cbql Một Cách Hợp Lý:
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 12
- Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1. Kết luận:
* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém".
* Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước thì công tác cán bộ là quan trọng.
Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là quan trọng nhất, mọi sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là vấn đề then chốt"
* Qua kết quả nghiên cứu ở các chương trên của luận văn ,tác giả rút ra một số kết luận
sau:
- Trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, Giáo dục THPT: "Nhằm giúp học sinh cũng cố và
phát triển những kết quả Giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếo tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ." ( 11;18 )
- Xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT có vai trò ý nghĩa lớn, cùng với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ CBQL quyết định đến chất lượng GD-ĐT của bậc THPT nói riêng và Ngành Giáo dục tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Xuất phát từ việc nhận thức về vai trò của đội ngũ CBQL trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời đánh giá thực trạng đỗi ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai để đề ra một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT là việc làm có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng đội ngũ CBQL có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực.
- Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Đồng Nai phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, có năng lực trình độ, yêu nghề, gắn bó với địa phương.
- Những thành tựu đạt được của Giáo dục THPT trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ CBQL. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những đòi hỏi của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh Đồng Nai thì đội ngũ CBQL các trường THPT còn có nhiều khó khăn, hạn chế biểu hiện ở các mặt: Cơ cấu bố trí chưa thật đồng bộ, một bộ phận chưa hội đủ những phẩm chất, năng lực của người CBQL...
Những nguyên nhân về hạn chế của đội ngũ CBQL vừa có tính khách quan, vừa do tính chủ quan nhưng nguyên nhân sâu xa là do việc qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa theo một qui trình thống nhất.
- Để xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, tác giả nêu ra một số biện pháp về việc xây dựng đội ngũ CBQL:
+ Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THPT.
+ Thường xuyên khảo sát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL.
+ Xây dựng và thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ.
+ Đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận.
+ Thực hiện tốt qui trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại va luân chuyển CBQL một cách hợp lý.
+ Thực hiện tốt chế độ chính sách đôi với CBQL nói chung và CBQL trường THPT nói riêng.
+ Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoặc công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp GD - ĐT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đề ra.
Để các biện pháp đó được thực thi, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nổ lực của bản thân đội ngũ CBQL các trường THPT. 2. Khuyến nghị:
2. Khuyến nghị:
Để thực hiện các biện pháp đó hiệu quả, chúng tôi đề xuất những khuyến nghị sau đây:
* Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Cần xây dựng và ban hành văn bản qui định về tiêu chuẩn của CBQL từng ngành họe.
- Cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt việc bồi dưỡng thống nhất và bắt buộc đối với đội ngũ CBQL
- Đề nghị có chính sách thỏa đáng hơn cho đội ngũ CBQLtrong việc tự học, tự bồi dưỡng và quan tâm hơn về chế độ đối với các CBQL đã hoàn thành tốt việc học tập.
* Với UBND tỉnh:
- Cần có chế độ khuyến khích , tạo điều kiện để đội ngũ CBQL tham gia đi học và tự học nâng cao trình độ.
- Cần phân cấp cho sở GD-ĐT quản lý trực tiếp công tác tổ chức cán bộ và ngân sách đề ngành chủ động trong công tác quản lý cán bộ và trong hoạt động chuyên môn .
- Có chính sách đãi ngộ đối với CBQL giỏi, CBQL công tác ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
trị.
* Với Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Cần làm tốt công tác qui hoạch, đào tạo, bổ nhiệm CBQL.
- Cần tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Liên kết để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giáo dục cho
CBQL đương chức chưa được bồi dưỡng các kiến thức về quản lý giáo dục.
- Cho số CBQL có trình độ sơ cấp về chính trị đi học trung cấp chính trị và cử nhân chính
- Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên trong đội ngũ CBQL .
- Cũng cố phòng Tổ chức Cán bộ và nâng cao trình độ cán bộ làm công tác tổ chức của Sở GD - ĐT.
* Với CBQL các trường THPT: Nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân để thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhận thức, trao dồi phẩm chát đạo đức vốn có của người thầy, đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng GD- ĐT trong giai đoạn mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHÀM KINH ĐIỂN:
* CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN:
1. CÁC MÁC-PH. ĂNGHEN toàn tập -NXB chính trị - Quốc gia: Hà Nội 1993.
2. LÊ NIN toàn tập. Tập 36 - NXB Tiến bộ - HÀ NỘI - 1979.
3. LÊ NIN toàn tập. Tập 44 - NXB Tiến bộ - HÀ NỘI - 1979.
4. HỒ CHÍ MINH: "Về vấn đề cán bộ" - NXB sự thật - HÀ NỘI - 1974.
5. HỒ CHÍ MINH:" Về vấn đề cán bộ" - NXB sự thật - HÀ NỘI - 1975.
6. HỒ CHÍ MINH: "Về vấn đề cán bộ" - NXB sự thật - HÀ NỘI - 1997.
7. HỒ CHÍ MINH: "Về đạo đức Cách Mạng" - NXBsự thật-HÀ NỘI-1976.
8. HỒ CHÍ MINH: "vấn đề giáo dục" - NXB Giáo dục - HÀNỘI - 1990.
9. HỒ CHÍ MINH toàn tập. Tập 4 - NXB sự thật - HÀ NỘI - 1984.
10. HỒ CHÍ MINH toàn tập. Tập 5 - NXB Chính trị Quốc Gia - HÀNỘI - 1997.
* VĂN KIỆN: ĐẢNG, CHÍNH PHỦ, QUỐC HỘI:
11. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
- NXB Sự thật - HÀ NỘI - 1987.
12. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 - BCHTW khóa VIII - NXB Chính trị Quốc Gia - HÀ NỘI - 1997.
13. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn Quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị Quốc Gia - HÀ NỘI - 1997.
14. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 - BCHTW khóa VIII - NXB Chính trị Quốc Gia - HÀ NỘI - 1997.
15. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 - BCHTW khóa VIII - NXB Chính trị Quốc Gia - HÀ NỘI - 1997.
16. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
- NXB Chính trị Quốc Gia - HÀ NỘI - 2001, Tr 108 - 109.