Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 14

3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép

Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp ngày càng được chú trọng và là một nhu cầu khách quan đối với mọi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hết sức phong phú. Chính phủ mỗi nước bằng các công cụ hỗ trợ khác nhau tiến hành các biện pháp phù hợp song song với phát triển kinh tế là việc bảo vệ tài sản của các thành phần kinh tế và của mọi công dân cho dù tài sản đó đang ở lãnh thổ nước nào. Muốn làm được điều đó trước hết Việt Nam cần có một khung pháp lý hoàn chỉnh để làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi các tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép.

Hiện nay, chúng ta đã có các văn bản pháp luật quy định về việc thu hồi tài sản phạm tội nói chung như: Luật ngân hàng nhà nước năm 1997, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật phòng chống tham nhũng năm 2012; Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/06/2005 về phòng chống rửa tiền; Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập… Các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Liên bang Nga.

Tuy nhiên thực tế cho thấy các trường hợp tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép có yếu tố nước ngoài thường gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi để trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Vì vậy, theo chúng tôi:

- Trước hết, cần luật hóa vấn đề này trong BLTTHS và Luật tương trợ tư pháp.

- Chính phủ tăng cường đàm phán, ký kết và ưu tiên áp dụng các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết có nội dung thu hồi tài sản do người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng có yếu tố nước ngoài trên nguyên tắc có đi có lại.

KẾT LUẬN


Biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" là một trong những biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm hỗ trợ hữu hiệu cho hình phạt và chiếm một tỉ lệ cao trong quá trình áp dụng pháp luật.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng giải quyết một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của biện pháp này, có nghiên cứu so sánh với một số loại hình phạt và biện pháp tư pháp khác có tính kinh tế nhằm phân biệt chúng và làm sáng tỏ hơn nội hàm của biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu việc áp dụng biện pháp này trên địa bàn tỉnh Thái Bình 5 năm gần đây (2009 - 2013) cho thấy bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình điều tra vấn đề liên quan đến tài sản bị chiếm đoạt chưa làm rõ dẫn đến tài sản không được trả lại cho chủ sở hữu, hoặc những trường hợp quyết định mức bồi thường, phương thức bồi thường và căn cứ bồi thường chưa chính xác… Với những hạn chế này chưa phát huy hết hiệu quả, giá trị của biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" trong quá trình giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Trên cơ sở tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế tác giả đã đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng biện pháp này trên thực tiễn. Trong đó, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân thì vấn đề nâng cao năng lực cán bộ tư pháp, chú trọng việc đầu tư, thu hút cán bộ tư pháp vững về nghiệp vụ, sáng về đạo đức và tâm huyết với nghề cũng là một giải pháp quan trọng.

Đây là một vấn đề khá mới và phức tạp, tác giả đã hoàn thiện có sự tham khảo của một số bài viết trên các tạp chí. Tuy vậy, trong một số nội dung liên quan không tránh khỏi những quan điểm khác nhau, tác giả hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn 11 năm thi hành Bộ luật hình sự, Hà Nội.

2. Lê Cảm (2000), "Hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (8), tr. 23-26.

3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình

sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Lê Cảm (2005), "Nghiên cứu so sánh luật hình sự của một số nước châu Âu", Tòa án nhân dân, (20), tr. 46-50.

7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Cảm (2009), Sách chuyên khảo: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Lê Văn Cảm (2002), "Những vấn đề cơ bản về Phần chung pháp luật hình sự Tây Ban Nha", Trong chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Hà Nội.

11. Đỗ Văn Chỉnh (2006), "Xác định chủ sở hữu đối với tài sản trong vụ án hình sự", Toà án nhân dân, (18), tr. 4-5.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đoan (2011), "Xây dựng lối sống theo pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 8-16.

16. Nguyễn Mạnh Hà (2005), "Bảo quản và xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003", Tòa án nhân dân, (2), tr. 25-26.

17. Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

18. Phạm Hồng Hải (2000), "Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 1999 và vấn đề hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp đó", Luật học, (5), tr. 17-22.

19. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Hòa (Dịch và giới thiệu) (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

21. Trần Minh Hưởng (2007), Tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam. Những văn bản hướng dẫn thi hành hình phạt trong Bộ luật hình sự 1999, Nxb Lao động, Hà Nội.

22. Uông Chu Lưu (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Mai (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

25. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

28. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

30. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

31. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, Thái Bình.

33. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Thái Bình.

34. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Thái Bình.

35. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013, Thái Bình.

36. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014, Thái Bình.

37. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, Hà Nội.

38. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

39. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp (1998), Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/

TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24/10 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, Hà Nội.

40. Trịnh Quốc Toản (2011), Sách chuyên khảo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Nguyễn Văn Trượng (2005), "Quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu và thực tiễn áp dụng", Tòa án nhân dân, (12), tr. 5-7.

42. Nguyễn Văn Trượng (2009), "Một số vướng mắc khi xử lý vật chứng trong vụ án hình sự", Tòa án nhân dân, (22), tr. 29-30.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 "Những vấn đề chung", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

48. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

49. Trịnh Tiến Việt (2012), Sách chuyên khảo: Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Quách Thành Vinh (2010), "Một số trường hợp xử lý vật chứng chưa có căn cứ viện dẫn", Tòa án nhân dân, (02), tr. 35-36.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí