Hình Phạt Và Biện Pháp Tư Pháp Áp Dụng Đối Với Người Phạm Tội Hủy Hoại Tài Sản

hủy hoại tài sản hoặc cố ý xâm phạm tài sản là bảo vật quốc gia chỉ cần căn cứ vào Quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đang có hiệu lực mà không cần qua thủ tục giám định như đối với di vật, cổ vật.

Vấn đề sửa đổi cụm từ “dùng chất nổ, chất cháy” thành cụm từ “dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ” trong điểm d khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015, nhằm tháo gỡ vướng mắc trên thực tế xảy ra trường hợp người phạm tội sử dụng các chất nguy hiểm xăng, dầu, cồn, benzen... để hủy hoại tài sản của người khác. Việc sửa đổi cụm từ trên phù hợp với quy định Luật Phòng cháy, chữa cháy, giúp cho vấn đề xử lý tình huống phát sinh trên thực tế có căn cứ phù hợp với luật chuyên ngành, tạo ra sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật.

Các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 143 BLHS năm 1999 quy định tình tiết“Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì Điều 178 của BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa những tình tiết định tính trên bằng cách quy định thành các tình tiết định lượng, hậu quả xảy ra là thiệt hại về tài sản chính là giá trị tài sản bị thiệt hại để làm tình tiết định khung hình phạt. Vì dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu tài sản bị hủy hoại, nên mức độ thiệt hại về tài sản chính là định lượng duy nhất xác định. Điều này tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

1.2.2. Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản

Hệ thống hình phạt tại Điều 178 BLHS được quy định gồm hình phạt chính (phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn), hình phạt bổ sung (phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định).

Hình phạt chính

- Phạt tiền là hình phạt tác động vào kinh tế của người phạm tội, khi người phạm tội bị áp dụng hình phạt này thì họ sẽ phải nộp một khoản tiền

phạt cho ngân sách nhà nước. Tội hủy hoại tài sản quy định có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng được quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.

Với việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính có ý nghĩa quan trọng trong chủ trương chính sách hình sự của Nhà nước mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do và thay thế hình phạt tước tự do bằng hình phạt tiền. Với quy định của BLHS năm 2015 áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền đối với tội hủy hoại tài sản một mặt đáp ứng mục tiêu giảm việc áp dụng hình phạt tù, nhưng vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Mặt khác, Tòa án đa dạng hóa lựa chọn trong các loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.

- Phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, khi bị áp dụng hình phạt này thì họ bị cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú. Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm được áp dụng cho người phạm tội hủy hoại tài sản thuộc khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.

- Hình phạt tù có thời hạn

Tù có thời hạn là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội trong thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo. Mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội hủy hoại tài sản là 06 tháng và mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội hủy hoại tài sản là 20 năm. Trong số các loại hình phạt thì hình phạt tù có thời hạn được Tòa án áp dụng nhiều nhất trong hệ thống hình phạt. Quy định cụ thể tại:

Khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 với mức phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với những trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Như vậy, mức phạt tù có thời hạn này được áp dụng cho những trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Hình phạt tù có thời hạn được quy định áp dụng trong các trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015.

Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tùy từng trường hợp Tòa án có thể sẽ áp dụng mức án phạt tù không quá 03 năm và cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm nếu người phạm tội có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù.

So với Điều 143 BLHS năm 1999 thì Điều 178 BLHS năm 2015 có những điểm mới trong quy định loại hình phạt chính và mức hình phạt:

Về loại hình phạt chính, trong khung hình phạt áp dụng với loại tội phạm ít nghiêm trọng xâm phạm sở hữu thì điều luật mới đã bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính là phù hợp vẫn đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp. Cụ thể, điều luật cũ chỉ quy định 2 loại hình phạt chính là “cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” thì các nhà làm luật, ngoài hai loại hình phạt trên, đã bổ sung thêm hình phạt tiền đối với tội hủy hoại tài sản “từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng” tại khoản 1 Điều 178 BLHS.

Quy định tại khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015 về hình phạt không có gì thay đổi so với quy định tại khoản 2 Điều 143 BLHS năm 1999. Nhưng tại khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015 lại có những thay đổi đáng kể: về mức hình phạt “từ 05 năm đến 10 năm” trong khi điều luật cũ quy định mức hình phạt cao hơn: “từ 07 năm đến 15 năm” tại khoản 3; về loại hình phạt luật mới bỏ hình phạt “tù chung thân”, quy định hình phạt tù tối đa 20 năm tại khoản 4 Điều 178 BLHS 2015.

Hình phạt bổ sung

Về hình phạt bổ sung đối với người phạm tội hủy hoại tài sản vẫn quy định như điều luật cũ “Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng

đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, so với khoản 5 Điều 143 BLHS năm 1999 thì khoản 5 Điều 178 BLHS năm 2015 giữ nguyên, không có sửa đổi bổ sung gì thêm.

Các biện pháp tư pháp

Người phạm tội hủy hoại tài sản sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp cụ thể như:

Tịch thu vật trực tiếp liên quan đến tội phạm.

Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Kết luận chương 1

Chương 1 của Luận văn tập trung nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản. Để làm rò được khái niệm về tội hủy hoại tài sản, luận văn đã định nghĩa hành vi hủy hoại tài sản, đồng thời phân biệt tội hủy hoại tài sản với một số tội phạm khác liên quan. Việc chỉ ra những điểm khác biệt này nhằm đảm bảo cho công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn đúng đắn, xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng thời, chỉ ra ý nghĩa và mục đích việc quy định, ghi nhận tội hủy hoại tài sản trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.

Ngoài ra, tại Chương 1 của Luận văn còn đi phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản. Làm rò quy định về dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung của tội phạm này và hình phạt, biện pháp tư pháp của tội hủy hoại tài sản.

Trên cơ sở phân tích trên làm tiền đề để nghiên cứu đánh giá về tình hình thực tiễn của hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản, ở Chương 2 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Tình hình xử lý tội phạm tại tỉnh Đồng Nai

Áp dụng BLHS trong xét xử vụ án về các tội xâm phạm sở hữu nói chung, về tội hủy hoại tài sản nói riêng là hoạt động thực tiễn pháp lý nhằm đưa các quy phạm pháp luật hình sự quy định về các tội phạm này vào đời sống thực tế. TAND tỉnh Đồng Nai trong quá trình giải quyết các tội xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm nói chung về cơ bản đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật hình sự. Kết quả tích cực này được thể hiện trong cả hoạt động định tội danh và cả hoạt động quyết định hình phạt.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói riêng vẫn đang ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo báo cáo kết quả thụ lý giải quyết các loại án của TAND tỉnh Đồng Nai, trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, TAND các cấp đã giải quyết 19.316 vụ với 27.928 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội xâm phạm sở hữu là 5.650 vụ với 6.625 bị cáo. Cụ thể, năm 2016 số vụ án xâm phạm sở hữu là 1.396 vụ với 1.679 bị cáo; năm 2017 số vụ án xâm phạm sở hữu là 1.060 vụ với 1.349 bị cáo; năm 2018 là 934 vụ với 994 bị cáo; năm 2019 là 1.010 vụ với 1.152 bị cáo; năm 2020 xảy ra 1.250 vụ với 1.451 bị cáo. Qua số liệu trên, thấy rằng tình hình các tội xâm phạm sở hữu diễn ra những năm gần đây có xu hướng tăng lên, các năm tăng giảm không ổn định từng năm có sự biến động không đồng đều. Trước diễn biến đó, tội phạm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, gây mất an ninh trật tự địa phương.

Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá hai nội dung cơ bản của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, đó là định tội danh và quyết định hình phạt trong xét xử các vụ án

xâm phạm sở hữu, trong đó có vụ án về tội hủy hoại tài sản. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các vụ án về tội hủy hoại tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, cần đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt.

2.2. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản tại tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Kết quả định tội danh tội hủy hoại tài sản trong 05 năm (2016 – 2020) Hoạt động định tội danh đúng, là việc cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng những quy định của pháp luật hình sự để áp dụng chính xác các quy định đó đối với tội phạm được thực hiện trên thực tế. Điều này đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và thông qua đó đảm bảo công bằng và dân chủ trong xã hội, đảm bảo cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ trật tự pháp luật, góp phần hiệu quả trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong xã hội.

Bảng 2.1: Tình hình về một số tội danh đã xét xử trong giai đoạn 2016 - 2020

Xét xử

2016

2017

2018

2019

2020


Điều


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo

168

162

182

208

311

187

190

109

141

132

149

169

02

05

03

04

02

04

01

02

03

09

170

88

102

24

35

27

29

21

34

35

46

171

258

334

302

342

307

312

332

345

366

384

172

39

45

08

15

07

12

18

32

25

34

173

329

412

356

427

243

254

378

413

451

532

174

361

401

109

142

110

132

98

107

182

211

175

62

71

23

35

27

31

21

36

25

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5


176

07

11

01

02

01

02

02

04

03

09

177

16

19

02

04

01

01

02

06

09

15

178

63

82

21

27

19

23

25

28

17

22

179

03

07

01

03

01

01

01

01

01

01

180

06

08

01

02

02

03

02

03

01

02

Tổng án

Chương

XVI


1.396


1.679


1.060


1.349


934


994


1.010


1.152


1.250


1.451

Nguồn:Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Qua số liệu thống kê được trình bày ở Bảng 2.1 cho thấy, số liệu đưa ra xét xử tội hủy hoại tài sản cùng với một số các tội phạm khác trong Chương Các tội xâm phạm sở hữu, trên cơ sở số liệu xét xử tổng án thuộc Chương Các tội xâm phạm sở hữu nói chung thì tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178 BLHS chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong 05 năm (2016 đến 2020) Tòa án xét xử (145/5.650 vụ với 182/6.625 bị cáo). Trong đó số vụ và bị cáo mà TAND tỉnh Đồng Nai xét xử về tội hủy hoại tài sản là 83 vụ với 92 bị cáo.

Từ số liệu thống kê ở trên, nhận thấy tội hủy hoại tài sản xảy ra chiếm một phần nhỏ (0,014% vụ) trong tổng số các vụ án vi phạm hình sự, các đối tượng phạm tội thường là những đối tượng có trình độ văn hóa thấp, trình độ nhận thức xã hội và ý thức pháp luật còn hạn chế cùng với lối sống ích kỷ, coi thường chuẩn mực đạo đức, xem thường pháp luật, thường giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng bạo lực chỉ cần đạt được mục đích. Mặt khác, một số đối tượng khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hoàn toàn không biết mình đã phạm tội. Người phạm tội khi thực hiện tội hủy hoại tài sản phần lớn chưa có tiền án, tiền sự mà thuộc trường hợp lần đầu phạm tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội họ chưa nhận thức được mức độ lỗi, hậu quả pháp lý và hình phạt đối với tội phạm do mình gây ra do sự đố kỵ, hiềm khích, tranh

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí