Phân Biệt Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh Trong Pháp Luật Hình Sự Với Các Chế Tài Pháp Pháp Lý Hình Sự Và Phi Hình Sự Khác

định đình chỉ việc thi hành BPBBCB.

Quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù chỉ áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và bị áp dụng BPBBCB. Còn đối với người bị kết án phạt tù thì thời gian bắt buộc chữa bệnh trước đó không được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù sau này [22, tr. 38].

Theo điều 311 BLTTHS 2003, khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 13 của BLHS 1999 thì tùy theo giai đoạn tố tụng CQĐT, VKS, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y. Không như quy định tại khoản 1 Điều 281 BLTTHS năm 1988 trước đây, biện pháp này được đặt ra ngay từ khi có “nghi ngờ” người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực TNHS. BLTTHS 2003 quy định vệc quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được đặt ra “khi có căn cứ” cho rằng họ không có năng lực TNHS, quy định này là hợp lý để tránh tình trạng tùy tiện trong việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can, bị cáo khi không có cơ sở, chứng cứ nhất định. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, VKS quyết định áp dụng BPBBCB trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng BPBBCB trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Cần lưu ý thẩm quyền áp dụng BPBBCB theo quy định tại khoản 1 Điều 43 là Viện kiểm sát hoặc Tòa án, còn theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 43 thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp này [26, tr.118]. Thông tư liên bộ số 03/TTLT ngày 24/9/1997 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ y tế - Bộ quốc phòng - Bộ tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về biện pháp “bắt buộc chữa bệnh” thì thẩm quyền áp dụng BPBBCB được quy định như sau:

Trong giai đoạn điều tra, truy tố sẽ do Viện trưởng VKSND cùng cấp với Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án quyết định.

Trong giai đoạn xét xử sẽ do Chánh án hoặc Phó chánh án TAND hoặc Tòa án quân sự các cấp thụ lí vụ án hoặc thẩm phán TAND cấp tỉnh hay Tòa án quân sự quân khu trở lên được phân công làm chủ tọa phiên tòa quyết định.

Trong giai đoạn thi hành án sẽ do Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cư trú hoặc nơi có trại giam hay trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án quyết định.

Về việc thi hành biện pháp tư phápbắt buộc chữa bệnh, Khoản 4 điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh”. Theo TTLT số 03/TTLT ngày 24/09/1997 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ y tế - Bộ quốc phòng - Bộ tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về BPBBCB thì nước ta có 3 cơ sở chuyên khoa y tế có trách nhiệm tiếp nhận quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh đó là bệnh viện tâm thần trung ương tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); bệnh viện tâm thần Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng; bệnh viện tâm thần Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Và hiện nay theo Nghị định 64/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội); Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng); Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 43 BLHS.

Tuy nhiên thiết nghĩ việc điều trị chung tại cùng một cơ sở y tế giữa người phạm tội và những bệnh nhân bình thường là không phù hợp, vô hình chung đã đồng nhất người phạm tội với những người bệnh khác trong khi địa vị tư pháp và lý lịch tư pháp của họ là không giống nhau. Về vấn đề này PGS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: Nên chăng, cần tổ chức bệnh viện có tên gọi chẳng hạn “bệnh viện tư pháp” dành cho những người bị bắt buộc chữa bệnh. Có như vậy, việc thi hành biện pháp tư pháp hình sự bắt buộc chữa bệnh sẽ có hiệu quả hơn [53, tr.370].

2.3. Phân biệt biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong pháp luật hình sự với các chế tài pháp pháp lý hình sự và phi hình sự khác

2.3.1. Với hình phạt

BPBBCB là một trong những biện pháp cưỡng chế hình sự có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Việc áp dụng BPBBCB là cần thiết vì khi áp dụng chúng có khả năng tác động hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt trong đó có việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong vụ án hình sự và mặc dù giữa BPBBCB và hình phạt đều có những nét tương đồng nhất định như: đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước được quy định trong Luật hình sự (1); do Toà án áp dụng đối với cá nhân người có hành vi nguy hiểm cho xã hội (2); theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định (3); nhằm loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến tội phạm mới trong tương lai, đồng thời cả hai biện pháp này khi áp dụng đều dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng và tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người (4). Nhưng giữa BPBBCB và hình phạt cũng có những điểm khác nhau, và chính những điểm khác nhau đó mà hình phạt và BPBBCB có những vai trò và vị trí riêng khi được áp dụng trên thực tế. Những điểm khác nhau giữa BPBBCB và hình phạt có thể nhận thấy khi so sánh các tiêu chí sau:

Bảng 1.1. Những điểm khác nhau giữa BPBBCB và hình phạt


STT

Tiêu chí

Hình phạt

BPBBCB

1

Mức độ nghiêm khắc trong hệ thống các biện pháp

cưỡng chế về

hình sự.

Là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước (là những biện pháp nhằm tước đoạt quyền, tự do của người phạm tội).

BPBBCB là biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn hình phạt (BPBBCB được sử dụng nhằm xử lý triệt để, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình tố tụng và thi hành án. Đồng thời

BPBBCB cũng không thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 8





tước đoạt tính mạng người

phạm tội như hình phạt trong một số trường hợp).

2

Về cơ sở pháp lý cho việc áp dụng.

Chỉ có thể được áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó được Luật hình sự quy định là tội phạm.

Ngoài việc có thể được áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm thì BPBBCB còn có thể được áp dụng đối với hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm - không phải là

tội phạm

3

Thẩm quyền áp dụng

Được áp dụng bởi một cơ quan duy nhất là Tòa án.

Có thể do Tòa án hoặc Viện kiểm sát áp dụng tùy theo từng giai đoạn tố tụng. Đây là một điểm rất đặc biệt để nhận biết BPBBCB nếu đặt trong mối quan hệ tổng thể với các biện pháp thuộc TNHS nói riêng và các biện pháp chế tài khác nói chung. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội của BPBBCB.

4

Đối tượng áp dụng

Chỉ có thể được áp dụng đối với những người có lỗi trong việc thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội mà Luật

Có thể được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nói

chung căn cứ vào giai đoạn tố




hình sự quy định là tội phạm.

tụng hình sự cụ thể, đó có thể là tội phạm – hành vi mà người đó thực hiện được Luật hình sự quy định là tội phạm và họ phải hoặc không phải chịu TNHS và hình phạt (đó có thể là người chưa thành niên phạm tội, người được miễn TNHS, miễn hình phạt); hoặc không phải là tội phạm – mặc dù người đó đã thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho nên người đó không phải chịu TNHS (đó có thể là người bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại thời điểm thực

hiện hành vi).

5

Cơ sở pháp lý

Được quy định trong tất cả các tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS.

Không được quy định trong tất cả các tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS mà chỉ quy định chung cho tất cả các loại tội phạm nhưng thuộc trường hợp quy định tại Điều

43 BLHS hiện hành.

6

Hậu quả

pháp lý

Nếu áp dụng sẽ đương

nhiên để lại án tích cho người

Nếu áp dụng mà không

phải kèm theo cùng hình phạt



của việc áp dụng

bị kết án và ngoài việc hạn chế còn có thể tước bỏ quyền, tự do của người bị áp dụng trong một số trường hợp.

đối với người phạm tội thì sẽ không đưa đến án tích (chẳng hạn như người đó được miễn hình phạt) và chỉ hạn chế chứ không tước bỏ quyền, tự do

của người đó. [15, tr.168]

7

Mục đích áp dụng

Nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.

Nhằm phòng ngừa tội phạm thông qua việc chữa trị những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của người bị áp dụng và loại bỏ những điều kiện có thể dẫn đến việc phạm tội mới trong tương lai do tình trạng bệnh của người bị áp dụng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng BPBBCB được biểu hiện dưới dạng tước tự do hoặc hạn chế tự do của người bị áp dụng trong một thời hạn nhất định là nhằm hướng đến mục đích phòng ngừa tội phạm, bảo vệ xã hội khi người bị áp dụng tái hoà nhập cộng đồng chứ việc áp dụng biện pháp này đối với người bị áp dụng không phải là sự trừng trị của Nhà nước đối với người bị áp dụng, cũng không phải là sự trả giá của người bị

áp dụng khi họ đã thực hiện





hành vi phạm tội

dụng hình phạt.

như

khi

áp

Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).


2.3.2. Với chế tài hành chính

Cùng với TNHS, trách nhiệm hành chính cũng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, do đó nếu đem BPBBCB so sánh với nội hàm của khái niệm trách nhiệm hành chính thì rõ ràng sẽ là rất khập khiễng bởi hai đối tượng đem so sánh là không tương thích với nhau. Vì vậy ở đây tác giả chỉ muốn so sánh BPBBCB với biện pháp có tính chất tương tự thuộc nội dung của trách nhiệm hành chính đó là Biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính (PLXLVPHC) năm 2002 sửa đổi bổ sung 2007, 2008 và biên

pháp đưa vào cơ

̉ cai nghiện bắt buộc trong Luật xử lý vi phạm hành chính (LXLVPHC) năm 2012 nhằm làm rõ hơn bản chất cũng như vai trò của BPBBCB dùng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Sự khác nhau thể hiện ở những tiêu chí sau:

Bảng 1.2. Những điểm khác nhau giữa BPBBCB với biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

STT

Tiêu chí

Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Biêṇ phá p đưa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc

BPBBCB

1

Đối tượng áp dụng

a) Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; b)Người bán dâm có

tính chất thường

Người nghiêṇ ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bi ̣áp duṇ g biêṇ pháp giáo dục tại xã ,

phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoăc̣ chưa bi ̣áp duṇ g biêṇ pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn điṇ h).

Không áp duṇ g biêṇ

Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó có thể là tội phạm hoặc không là tội phạm.

(Điều 43 BLHS 1999)




xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. (Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.) (Khoản 2 Điều 26

PLXLVPHC 2002

sửa đổi bổ sung 2007, 2008)

pháp đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b)Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c)Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

(Điều 96 LXLVPHC

2012)


2

Thời hạn áp dụng

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý là từ 1 năm đến 2 năm, đối với người bán dâm là từ 3 tháng đến 18 tháng. (Khoản 1 Điều 26

PLXLVPHC 2002

sửa đổi bổ sung 2007, 2008)

Thời haṇ áp duṇ g biêṇ pháp đưa vào c ơ sở cai nghi ện bắt buộc từ 12 tháng đến

24 tháng. (Khoản 2 Điều 95 LXLVPHC 2012)

Không giới hạn thời gian bắt buộc chữa bệnh, nghĩa là cho đến khi nào người bị bắt buộc chữa bệnh khỏi bệnh thì thời hạn này mới kết thúc. (Điều 43 BLHS

1999)

3

Thẩm

quyền

Chủ thể có thẩm quyền

áp dụng là Chủ tịch

TAND cấp huyện có

thẩm quyền quyết

Do các cơ quan tư

pháp hình sự có thẩm

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí