Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Hiện Hành Về Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh

làm giảm khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình cũng phải chịu TNHS. Tuy nhiên, đối với trường hợp này thì Tòa án cần phải chú ý đến tình tiết này để căn cứ cân nhắc mức hình phạt áp dụng và trình tự (thủ tục) thi hành hình phạt đó đối với họ.

Trong BLHS Đức cũng quy định tình trạng năng lực TNHS bị suy giảm (hạn chế). Theo đó, tại Điều 21 BLHS Đức thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt nhẹ nếu họ thực hiện tội phạm trong tình trạng bị rối loạn tâm thần, mức chứng động kinh nghiêm trọng, bị thiểu não trí tuệ làm giảm khả năng nhận thức của mình. Như vậy, theo BLHS Đức thì tình trạng năng lực TNHS hạn chế được coi là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt TNHS. Và cũng lưu ý rằng trong BLHS Tây Ban Nha không quy định về tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu Luật hình sự của một số nước có liên quan về chế định này thì nhìn chung có thể thấy đa phần các nước đều có quy định về tình trạng năng lực TNHS hạn chế để làm cơ sở cho việc xét xử được mang tính khách quan và công bằng hơn theo hướng áp dụng hình phạt nhẹ hơn cho người phạm tội có năng lực TNHS hạn chế. Việc nghiên cứu tình trạng năng lực TNHS hạn chế nhằm làm sáng rõ thêm cơ sở khoa học và đường lối xử lý của nhà nước ta đối với người phạm tội, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, làm phong phú thêm nguyên tắc TNHS khi có lỗi, qua đó xử lý có sự phân hóa đối với từng người và với từng mức độ lỗi khác nhau.

Như đã được đề cập trong phần trên, vấn đề đặt ra đó là những người ở trong tình trạng say do dùng rượu hay say các chất kích thích mạnh khác họ có đang ở trong tình trạng có năng lực TNHS hay không, hay năng lực TNHS hạn chế ? Và có bị truy cứu TNHS hay không ?

Điều 14 BLHS 1999 nước ta quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hay chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Theo Luật hình sự Việt Nam, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say vẫn phải chịu TNHS. Từ quy định trên có thể thấy, BLHS hiện hành không quy định rằng những người say các chất kích thích trên có hay không có năng lực TNHS, họ

có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không ? Hay nói cách khác hiện nay BLHS hiện hành chỉ xác định rằng nếu họ phạm tội trong tình say thì đều phải chịu TNHS, nghĩa là Luật không quan tâm có yếu tố lỗi hay không. Có thể nói quy phạm trên đây có ý nghĩa phòng ngừa chung quan trọng, khi mà trình trạng lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích mạnh khác diễn ra ngày càng phổ biến và hậu quả là gây mất trật tự ổn định xã hội, xâm phạm đến các khách thể khác được pháp luật bảo vệ. Theo đó các nhà làm Luật cho rằng người say vẫn bị coi là có năng lực TNHS (mặc dù thực tế năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của họ có thể bị hạn chế hoặc có thể bị loại trừ). Các nhà làm luật trên cơ sở lập luận khi cho rằng: vì những người đó có năng lực TNHS khi đặt mình vào tình trạng say và như vậy cũng có nghĩa là tự bản thân họ đã tự tước bỏ đi năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế hoặc bị loại trừ đó. Do chính họ là người đã có lỗi với tình trạng say của mình và do đó họ cũng có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong khi say.

Về vấn đề này (TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác) so với quy định của BLHS Đức, Pháp thì quy định trong BLHS của nước ta có cách tiếp cận giống nhau. Riêng Luật hình sự Tây Ban Nha thì lại có cách tiếp cận riêng. Trong pháp luật hình sự Pháp và Đức thì việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu đều không được coi là tình tiết miễn truy cứu TNHS mặc dù trong các BLHS của các nước này không quy định trực tiếp điều đó. Ngược lại, trong BLHS Tây Ban Nha thì tình trạng say do dùng rượu hay chất kích mạnh khác được xem là tình tiết (cơ sở) để không truy cứu TNHS (Điều 21 BLHS Tây Ban Nha).

Ở nước ta, hiện nay có nhiều cách phân loại về trường hợp say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác: Say rượu bệnh lý, say rượu thông thường, say rượu ở cấp độ nặng; hoặc có cách phân loại khác như say rượu ở mức độ nhẹ, say ở mức độ nặng, say rượu bệnh lý. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự phân loại ở các bài báo, tạp chí, sách,...Còn đối với pháp luật hình sự hiện hành thì chưa chính thức ghi

nhận sự phân loại các trường hợp say khi phạm tội, để từ đó làm cơ sở cho việc quy định TNHS đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say. Theo đó, BLHS chỉ quy định tất cả những người không phân biệt là có lỗi hay không có lỗi đối với tình trạng say của mình hay say do bệnh lý,... khi thực hiện tội phạm thì đều phải chịu TNHS. Không những không được loại trừ TNHS mà người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác trong một số trường hợp còn được nhà làm Luật quy định đây là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS như: điểm b khoản 2 Điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; điểm b khoản 2 Điều 208 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ; điểm b khoản 2 Điều 212 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Qua phân tích quy định trên về TNHS đối với tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác, có thể nhìn nhận rằng việc buộc một người phải chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu hoặc do những chất kích thích mạnh khác là sự quy kết tội phạm khách quan hợp pháp, có ý nghĩa tác động giáo dục mạnh mẽ không chỉ đối với người phạm tội mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung đối với cộng đồng trong việc quá lạm dụng rượu, bia đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc, sự lên án đối với hiện tượng tiêu cực này của Nhà nước và xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác được quy định tại Điều 14 BLHS 1999 hiện nay còn nhiều bất cập trong cơ sở lý luận áp dụng. Điều 14 BLHS 1999 quy định:“ Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Qua quy định này cho thấy, hiện nay Luật không căn cứ vào việc người phạm tội do say rượu hay các chất kích thích mạnh khác có lỗi hay không, mặt khác cũng không đề cập gì đến vấn đề năng lực TNHS, mà miễn là họ phạm tội khi trong tình trạng say.

Quy định trên dựa vào cơ sở lý luận sau đây tại Báo cáo của Chính phủ về Bộ luật hình sự Việt Nam trước Quốc hội năm 1983 khi đặt ra vấn đề: “Tình trạng

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6

say rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác cũng làm cho người ta mất khả năng nhận thức, mất khả năng hành động của mình. Tuy nhiên, người say hay người bị kích thích mạnh bởi một chất khác vẫn phải chịu TNHS vì tình trạng say rượu hay bị kích thích mạnh bởi một chất khác là tình trạng người đó tự đặt mình vào, tuy biết rằng trong cơn say rượu, cơn bị kích thích mạnh người ta có thể có hành vi phạm tội” [44]. Qua quan điểm nói trên họ (các nhà làm Luật) cho rằng tuy trong trường hợp này người phạm tội đã lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nhưng tình trạng đó là kết quả của sự lựa chủ quan của người đó nên họ phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn đó của mình.

Thừa nhận rằng quy định trên là có hạt nhân hợp lý, tuy nhiên vấn đề ở đây được đặt ra từ sự lý giải nói trên, từ quy định trên trong BLHS hiện nay đó là đối với những người mà họ không tự đặt mình vào tình trạng say hay bị say bệnh lý thì những người đó có bị truy cứu TNHS hay không ? Điều này Điều 14 BLHS hiện hành của chúng ta không quy định và các văn bản pháp luật khác cũng không thấy đề cập đến.

Trên cơ sở tài liệu chúng tôi có được thì say rượu bệnh lý là trạng thái ngộ độc rượu cấp, hiếm gặp, có thể xảy ra ở những người uống lượng rượu tuy không nhiều nhưng quá mức chịu đựng của cơ thể. Say rượu bệnh lý là tình trạng loạn thần cấp, diễn ra trong một thời gian ngắn, nhất thời với những triệu chứng bệnh lý rối loạn ý thức sâu kiểu mù mờ, kèm theo trạng thái căng thẳng cảm xúc do hoang tưởng và ảo giác chi phối dẫn đến những tác phong sai phạm, nguy hiểm. Người bệnh có ảo giác thị giác và ảo giác thính giác; có hoang tưởng bị hại, bị theo dõi; có cảm giác sợ hãi; thường hay giận dữ và độc ác. Hành vi đa số kích động, công kích, một số kích động kiểu động kinh nên thường phạm pháp như tấn công, giết người, đốt nhà,...[42, tr.58]. Say rượu bệnh lý phát sinh sau uống rượu không phụ thuộc nhiều vào số lượng và loại rượu uống, có khi chỉ là một lượng nhỏ rượu nho, cũng có khi là lượng lớn rượu mạnh. Nó khởi phát nhanh từ vài phút đến một giờ (ít khi xuất hiện muộn sau nhiều giờ). Khác với say rượu thông thường chủ yếu chỉ là rối loạn ngôn ngữ và trạng thái choáng váng, say rượu bệnh lý làm cho người bệnh lâm

vào ngay trạng thái rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng, không duy trì được sự tiếp xúc với những người xung quanh; thường rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn, trường hợp nặng có thể dẫn tới xung động tấn công hoặc tự sát [40, tr. 162]. Tùy theo hình thái biểu hiện lâm sàng ưu thế có hai hình thái lâm sàng say rượu bệnh lý: Trạng thái giống động kinh và trạng thái ảo giác paranoide. Say rượu bệnh lý, người bệnh thường có hành vi nguy hiểm cho gia đình và xã hội, trạng thái này bắt đầu và kết thúc đột ngột hoặc bằng một giấc ngủ sâu và không nhớ những gì đã xảy ra.

Qua phân tích và với những dấu hiệu bệnh lý nêu trên của say bệnh lý có thể xem người say rượu dạng này như là một loại bệnh khác được quy định tại Điều 13 BLHS hiện hành. Trong thực tiễn xét xử cũng đã từng xảy ra trường hợp Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn phải chịu TNHS, đó là trường hợp của Phạm Đình Tứ ở Nghệ Tĩnh (cũ) sau khi uống rượu với Thầy giáo cũ tại nhà Thầy, trong đêm hôm đó Tứ thức dậy và dùng dao chém nhiều nhát vào vợ, con và Thầy giáo, nhưng chỉ có vợ, con Thầy giáo chết còn Thầy giáo của Tứ thì thoát nạn. Do có hai biên bản giám định trái ngược nhau về tình trạng năng lực TNHS nên Bộ y tế thành lập hội đồng giám định pháp y tâm thần và kết luận Phạm Đình Tứ phạm tội do say rượu bệnh lý. Căn cứ vào hành vi phạm tội của Phạm Đình Tứ, có xem xét đến kết quả giám định của Hội đồng giám định pháp y tâm thần do Bộ y tế thành lập, nên Tòa án đã phạt Phạm Định Tứ tù chung thân về tội giết người [36, tr.18-19]. Như vậy, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ TNHS. Ở một số nước, trong đó có Liên Xô cũ coi trường hợp say bệnh lý được loại trừ TNHS [47, tr.49].

Trong thực tế cho thấy cũng có những trường hợp người say do dùng rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác không do họ tự đặt mình vào tình trạng say đó, mà ngược lại họ bị người khác đặt họ vào tình trạng say như trường hợp bị bỏ lén thuốc, chất kích thích vào thức ăn, nước uống mà họ không hề hay biết, dẫn đến hậu quả là làm cho họ bị say và thực hiện hành vi phạm tội hoặc cũng có thể là trường hợp bị bơm (tiêm) hoặc ép buộc uống thông qua việc khống chế bằng

cách bắt, trói tay chân họ lại sau đó tiêm chất kích thích hoặc đổ rượu, chất kích thích bắt uống dẫn đến họ bị say và thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, đối với những trường hợp say bệnh lý hoặc say nhưng không do tự đặt mình vào trong tình trạng say (tức không có lỗi đối với tình trạng say của mình) thì những người đó có bị xem là có lỗi hay không? Và có nên truy cứu TNHS đối với họ hay không

? Điều này vẫn chưa được Luật ghi nhận một cách cụ thể nên dẫn đến tình trạng trong thực tiễn xét xử vẫn chưa có sự thống nhất và vẫn xét xử theo hướng truy cứu TNHS đối với họ miễn là họ thực hiện hành vi phạm tội trong khi say. Do vậy, đối với trường hợp này cần sớm có sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật.

2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Để bảo vệ quyền con người chế định tội phạm và chế định lỗi, trong pháp luật hình sự Việt Nam đã khẳng định rõ các tư tưởng của nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo là hành vi dù có nguy hiểm cho xã hội nhưng không thể bị coi là tội phạm và do đó, người thực hiện hành vi đó cũng không thể bị coi là có tội nếu có một trong các dấu hiệu sau: a) hành vi đó không được quy định trong BLHS; b) Hành vi đó được thực hiện bởi người không có năng lực TNHS – người bị bệnh tâm thần hay bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; c) Người thực hiện hành vi đó không có lỗi [17, tr.265]. Xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực TNHS, BLHS 1985 đã cụ thể hóa đường lối xử lý đối với các chủ thể này tại Điều 12 của BLHS:

“Điều 12. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này sẽ được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng

đã lâm vào tình trạng khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác thì không được miễn trách nhiệm hình sự.”

Việc cụ thể hóa đường lối xử lý đối với những chủ thể không có năng lực TNHS được ghi nhận chính thức trong BLHS 1985 là một bước tiến quan trọng trong việc pháp điển hóa các quy định của pháp luật hình sự nước ta. Tuy nhiên, quy định này còn có một số tồn tại và hạn chế nhất định, như quy định: “Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh...thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với những người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” (khoản 1 Điều 12 BLHS). Thiết nghĩ, quy định như trên là chưa phù hợp vì như vậy vô hình chung làm cho chúng ta hiểu rằng chỉ khi nào thực hiện một hành vi nguy hiểm duy nhất trong tình trạng này thì mới không phải chịu TNHS, ngược lại nếu thực hiện từ hai hành vi nguy hiểm trở lên trong tình trạng đó thì người đó có phải chịu TNHS không?

Để khắc phục những khiếm khuyết đó của BLHS 1985, trong lần pháp điển hóa lần thứ hai BLHS 1999 đã quy định:

“ Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”

BLHS 1999 đã thể hiện rõ mức độ hoàn thiện về mặt kỹ thuật lập pháp khi quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc

bệnh” thay cho quy định “Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh” trong BLHS 1985. Mặt khác, BLHS 1999 quy định: “Đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” thay thế cho cụm từ “Đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” được quy định trước đó trong BLHS 1985 đã thể hiện được đầy đủ tính chất cưỡng chế bắt buộc đối với các chủ thể này.

Liên quan đến quy định này của BLHS 1999, tác giả cho rằng quy định như hiện nay về mặt kỹ thuật lập pháp vẫn còn có điểm chưa phù hợp, theo tác giả sẽ là hợp lý hơn nếu bỏ từ “một” được quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS 1999, vì nếu theo quy định như hiện nay chúng ta có thể hiểu chỉ khi nào mắc “một bệnh khác” trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó mới không phải chịu TNHS. Vậy, trong trường hợp mắc nhiều bệnh khác trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó có phải chịu TNHS hay không. Do đó, quy định này còn chưa phù hợp.

Việc chữa bệnh cho người không có năng lực TNHS không chỉ là trách nhiệm của gia đình và chuyên khoa y tế mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội vì xã hội xem con người là nhân tố quan trọng cần được chăm sóc, bảo vệ và phát triển. Việc truy cứu TNHS hay áp dụng hình phạt đối với người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là trái với nguyên tắc nhân đạo và không đảm bảo tác động cải tạo, giáo dục người phạm tội. Đồng thời trên cơ sở và cũng là một bước cụ thể hóa quy định tại Điều 13 BLHS năm 1999 về chính sách hình sự đối với các trường hợp không đủ năng lực TNHS, luật hình sự Việt Nam quy định BPBBCB nhằm hai mục đích:

Thứ nhất, điều trị và chữa bệnh cho người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc đang chấp hành hình phạt tù.

Thứ hai, phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho xã hội của người mắc bệnh, ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. [46, tr.405]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023