Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản, Sửa Chữa Hoặc Bồi Thường Thiệt Hại" Với Hình Phạt Tiền

đúng đắn, tôn trọng pháp luật nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hình sự như người phạm tội đã phải chịu.

Mặc dù biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" không có mục đích trừng trị cao như hình phạt nhưng nó thể hiện sự lên án mạnh mẽ của Nhà nước đồng thời chủ động loại trừ điều kiện tái phạm của người phạm tội, làm tăng hiệu quả của hình phạt. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hình phạt với các biện pháp tư pháp nói chung và biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" nói riêng có giá trị và tầm quan trọng cao trong việc thực hiện chính sách hình sự và công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của quốc gia.


1.2. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TƯ PHÁP "TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI" VỚI HÌNH PHẠT TIỀN, HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN VÀ VỚI BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TỊCH THU TIỀN, VẬT TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.1. Phân biệt biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" với hình phạt tiền

"Phạt tiền được hiểu là một trong những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được Tòa án quyết định trong bản án kết tội đối với người bị kết án về những tội phạm do luật hình sự quy định với nội dung là tước một khoản tiền nhất định của họ sung vào công quỹ của nhà nước" [40, tr. 170].

Hình phạt tiền trong luật hình sự của nước ta đã tồn tại từ rất lâu và luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống hình phạt. Cùng với trục xuất, phạt tiền là loại hình phạt lưỡng tính vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Việc áp dụng hình phạt tiền phải thỏa mãn các điều kiện nhất định và chúng ta so sánh với biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" thấy được giữa hai loại biện pháp hình sự này có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

Thứ nhất, chúng đều là biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân cụ thể có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.

Thứ hai, chúng đều là những biện pháp tác động vào tài sản, kinh tế của đối tượng bị áp dụng.

Thứ ba, chúng đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với người bị áp dụng (đó là quyền sở hữu đối với tài sản).

Thứ tư, chúng đều là các dạng, các hình thức thực hiện TNHS, do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự.

Thứ năm, theo pháp luật hình sự Việt Nam, chúng đều chỉ mang tính chất cá nhân và chỉ áp dụng đối với thể nhân phạm tội.

Sự khác nhau của hình phạt tiền và biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" có thể nhận thấy qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.1: So sánh biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" với hình phạt tiền


TT

Tiêu chí so sánh

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại"

Hình phạt tiền


1


Mức độ nghiêm khắc

Là biện pháp cưỡng chế hình sự ít nghiêm khắc hơn hình phạt tiền. Việc áp dụng biện pháp này sẽ không để lại án tích cho người bị áp dụng.

Là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc hơn biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại". Việc áp dụng hình phạt tiền sẽ để lại án tích cho người bị áp dụng.


2


Cách thức áp dụng

Là biện pháp hỗ trợ cho hình phạt, có thể được áp dụng độc lập hoặc áp dụng bên cạnh hình phạt.

Là hình phạt được áp dụng độc lập (khi là hình phạt chính) hoặc áp dụng bên cạnh hình phạt khác (khi là hình phạt bổ sung).


3

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng

Rộng hơn, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có thẩm quyền áp dụng tùy vào giai đoạn tố tụng cụ thể.

Hẹp hơn, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng trong giai đoạn xét xử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 4

Tiêu chí so sánh

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại"

Hình phạt tiền


4


Đối tượng áp dụng

Rộng hơn, là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm hoặc không phải là tội phạm (do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm). Xét về tư cách tố tụng, đối tượng bị áp dụng có thể là người không bị khởi tố về hình sự hoặc là người bị khởi tố về hình sự (bị can, bị cáo) thông qua quyết định xử lý vật chứng hoặc bản án.

Hẹp hơn, là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm. Xét về tư cách tố tụng, đối tượng bị áp dụng chỉ là bị cáo thông qua quyết định trong bản án.

5

Đối tượng chịu tác động

Quyền sở hữu hoặc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người phạm tội

Quyền sở hữu tài sản của người phạm tội.


6


Phạm vi áp dụng

Rộng hơn, áp dụng trong mọi tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, quyền tự do thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người.

Hẹp hơn, chỉ một số loại tội phạm nhất định mới được áp dụng hình phạt tiền. Cụ thể:

- Là hình phạt chính: Chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính hoặc một số tội phạm khác do BLHS năm 1999 quy định.

- Là hình phạt bổ sung: Chỉ áp dụng đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy, hoặc những tội phạm khác do BLHS năm 1999 quy định.


7


Mục đích áp dụng

Áp dụng biện pháp tư pháp nhằm loại bỏ những điều kiện phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội trong tương lai.

Hình phạt nhằm trừng trị, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới;

Hình phạt nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.


8

Hậu quả pháp lý của việc áp dụng

Khi không kèm theo hình phạt đối với người phạm tội, người bị áp dụng không bị coi là có án tích (ví dụ: khi người đó được miễn hình phạt).

Người bị áp dụng phải chịu án tích.

TT


Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

1.2.2. Phân biệt biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" với hình phạt tịch thu tài sản

Hình phạt tịch thu tài sản "là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự do Tòa án tuyên bố trong bản án kết tội đối với người bị kết án về một trong các tội được luật hình sự quy định với nội dung là tước của họ một phần hoặc toàn bộ tài sản sung công quỹ nhà nước" [40, tr. 191].

Cũng giống như với hình phạt tiền, biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" và hình phạt tịch thu tài sản có những đặc điểm giống nhau sau đây:

Thứ nhất, chúng đều là biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân cụ thể có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.

Thứ hai, chúng đều là những biện pháp tác động vào tài sản, kinh tế của đối tượng bị áp dụng.

Thứ ba, chúng đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với người bị áp dụng (đó là chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của người phạm tội).

Thứ tư, chúng đều là các dạng, các hình thức thực hiện TNHS, do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ năm, theo pháp luật hình sự Việt Nam, chúng đều chỉ mang tính chất cá nhân và chỉ áp dụng đối với thể nhân phạm tội.

Thứ sáu, tài sản mà người phạm tội phải "trả" hoặc bị "tịch thu" đều là những tài sản do người phạm tội vi phạm pháp luật mà có.

Sự khác nhau của hình phạt tịch thu tài sản và biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" có thể nhận thấy qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.2: So sánh biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" với hình phạt tịch thu tài sản



TT

Tiêu chí so sánh

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại"


Hình phạt tịch thu tài sản


1


Mức độ nghiêm khắc

Là biện pháp cưỡng chế hình sự ít nghiêm khắc hơn hình phạt tịch thu tài sản. Việc áp dụng biện pháp này sẽ không để lại án tích cho người bị áp dụng.

Là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc hơn biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại". Việc áp dụng hình phạt này sẽ để lại án tích cho người bị áp dụng.


2


Cách thức áp dụng

Là biện pháp hỗ trợ cho hình phạt, có thể được áp dụng độc lập hoặc áp dụng bên cạnh hình phạt.

Là hình phạt bổ sung được áp dụng bên cạnh hình phạt khác


3

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng

Rộng hơn, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có thẩm quyền áp dụng tùy vào giai đoạn tố tụng cụ thể.

Hẹp hơn, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng trong giai đoạn xét xử.


4


Đối tượng áp dụng

Rộng hơn.

Là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm hoặc không phải là tội phạm (do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm). Xét về tư cách tố tụng, đối tượng bị áp dụng có thể là người không bị khởi tố về hình sự hoặc là người bị khởi tố về hình sự (bị can, bị cáo) thông qua quyết định xử lý vật chứng hoặc bản án.

Hẹp hơn.

à người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm. Xét về tư cách tố tụng, đối tượng bị áp dụng chỉ là bị cáo thông qua quyết định trong bản án.

5

Đối tượng chịu tác động

Quyền sở hữu hoặc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người phạm tội.

Quyền sở hữu tài sản của người phạm tội.


6


Phạm vi áp dụng

Rộng hơn, áp dụng trong mọi tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, quyền tự do thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người.

Hẹp hơn, chỉ một số loại tội phạm nhất định mới được áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Cụ thể: Chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp BLHS quy định (Ví dụ tội tham ô tài sản Điều 278, tội nhận hối lộ Điều 279 BLHS năm 1999)

Tiêu chí so sánh

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại"

Hình phạt tịch thu tài sản


7


Giới hạn của biện pháp

Không có giới hạn nào về mức bồi thường hoặc phạm vi sửa chữa tài sản bị hư hỏng mà mức bồi thường thiệt hại hoặc buộc phải sửa chữa tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản căn cứ vào thiệt hại thực tế (trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận được).

Có giới hạn tài sản bị tịch thu: Trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.


8


Mục đích áp dụng

Áp dụng biện pháp tư pháp nhằm loại bỏ những điều kiện phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội trong tương lai.

Hình phạt nhằm trừng trị, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới;

Hình phạt nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.


9

Hậu quả pháp lý của việc áp dụng

Khi không kèm theo hình phạt đối với người phạm tội, người bị áp dụng không bị coi là có án tích (ví dụ: khi người đó được miễn hình phạt).

Người bị áp dụng phải chịu án tích.

TT


Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

1.2.3. Phân biệt biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" với biện pháp tư pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm"

Biện pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" được quy định tại Điều 41 BLHS năm 1999 như sau:

1. Việc tịch thu, sung quỹ Nhà nước được áp dụng đối với:


a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;


b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước [27].

Chúng ta có thể hiểu hai biện pháp này là hai trình tự ngược nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự: đối với vụ án hình sự cụ thể, nếu như biện pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" nhằm thu hồi vật chứng thì biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" nhằm xử lý vật chứng đã thu hồi. Vì vậy hai biện pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý vật chứng một vụ án hình sự.

Sự giống nhau của hình phạt tịch thu tài sản và biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" có thể nhận thấy qua một số điểm sau:

Thứ nhất, chúng đều là các biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS năm 1999. Vì vậy, chúng đều mang đặc điểm chung của biện pháp tư pháp như đã trình bày ở trên.

Thứ hai, chúng đều là các biện pháp tác động đến tài sản, quyền kinh tế của người phạm tội.

Thứ ba, việc áp dụng chúng đều giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vấn đề xử lý vật chứng, xử lý tài sản có liên quan và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Sự khác nhau của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" có thể nhận thấy qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.3: So sánh biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường

thiệt hại" với biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm


TT

Tiêu chí so sánh

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại"

Biện pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm"


1


Đối tượng tác động

Là tài sản của người bị hại, người quản lý hợp pháp và trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại thì nó có thể là tài sản của người phạm tội. Nói đến "tài sản" đây là khái niệm rộng hơn "vật, tiền" (ngoài vật, tiền còn có các quyền nhân thân gắn liền với tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả….)

Chỉ là vật, tiền có thể là của người bị hại, người quản lý hợp pháp (ví dụ: đối tượng tịch thu là tài sản do phạm tội mà có…), cũng có thể là của người phạm tội (ví dụ: tiền thu được trên chiếu bạc của các đối tượng tham gia đánh bạc…), có thể là của người khác có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội (ví dụ: A cho B mượn xe ô tô trong khi biết B chưa có giấy phép lái xe ô tô dẫn đến B gây tai nạn giao thông….) và có thể là những vật Nhà nước cấm lưu hành (ví dụ: pháo nổ, ma túy…)


2


Tính chất

Là biện pháp quy định phương thức xử lý vật chứng trong vụ án hình sự: Nếu trong một vụ án hình sự có liên quan đến tài sản thì phương án xử lý: trước tiên là "trả lại" cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục được thì "sửa chữa" và "trả lại", nếu tài sản bị hư hỏng đến mức không thể khắc phục được thì phải "bồi thường thiệt hại". Ngoài ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn đặt ra trong trường hợp tội phạm làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Là biện pháp nhằm thu hồi và xử lý vật chứng trong vụ án hình sự: Điều 42 quy định phương thức xử lý đối với tài sản (bao gồm: trả lại, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại) thì Điều 41 quy định trường hợp nào "không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu", trường hợp nào thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

3

Đốitượng thụhưởng

Người bị hại, người quản lý hợp pháp tài sản.

Người bị hại, người quản lý hợp pháp tài sản và Nhà nước.


4


Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng hẹp hơn:

- Chỉ áp dụng đối với người phạm tội nói riêng.

- Chỉ áp dụng đối với một số loại tội phạm được quy định trong phần riêng của BLHS năm 1999.

Phạm vi áp dụng rộng hơn:

- Áp dụng đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy định.

- Áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm được quy định trong phần riêng của BLHS năm 1999.

Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023