Những Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản, Sửa Chữa Hoặc Bồi Thường Thiệt Hại" Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

tháng 7 năm 1979, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1980. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, tháng 3 năm 1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa VIII đã thảo luận và sửa đổi BLHS năm 1979, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1997. Từ đó đến nay BLHS này đã được 5 lần sửa đổi, bổ sung; lần sửa đổi, bổ sung gần đây nhất là ngày 28 tháng 02 năm 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X.

Các biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong Phần chung BLHS nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, cụ thể tại Chương III - Hình phạt và Chương IV - Áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, cũng như BLHS Liên bang Nga đã giới thiệu ở phần trên, trong BLHS nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự không có quy định nào có tên gọi là "biện pháp tư pháp" như luật hình sự Việt Nam; nhưng các quy định tương tự thì có.

Tại Điều 36 Mục 1 Chương III - Hình phạt có quy định: "Nếu hành vi phạm tội còn gây thiệt hại về kinh tế, thì ngoài chế tài theo luật hình sự, còn phải căn cứ vào tình tiết cụ thể để buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại kinh tế" [17].

Ngoài ra, Bộ luật này còn quy định vấn đề bồi thường cho người bị hại được ưu tiên trong trường hợp người phạm tội có trách nhiệm bồi thường dân sự, đồng thời bị xử phạt tiền, nếu toàn bộ tài sản của họ không đủ để trả hoặc bị xử tịch thu tài sản thì phải ưu tiên bồi thường dân sự cho người bị hại trước.

Mục 1 Chương IV - Áp dụng hình phạt, bên cạnh các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (Điều 61) và các nguyên tắc khi quyết định hình phạt (Điều 62, 63) thì Điều 64 có quy định về giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt như sau: "Tất cả tài sản bất hợp pháp của người phạm tội đều buộc giao nộp hoặc yêu cầu bồi hoàn. Tài sản hợp pháp của người bị hại được hoàn trả ngay…" [17].

Như vậy, về mặt hình thức, nội dung các quy định về việc trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho người bị hại không được quy định thành phần riêng mà lại được quy định thành các nội dung trong hình phạt và áp dụng hình phạt mặc dù tại các Điều 32, 33, 34 Mục 1 Chương III quy định về các loại hình phạt gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung không hề đề cập trả lại tài sản cho người bị hại hoặc bồi thường thiệt hại là một loại hình phạt.

Ngoài ra, chúng ta cùng tìm hiểu quy định về vấn đề này trong BLTTHS nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa.

Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân dân Trung Hoa được thông qua tại kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 5 ngày 01 tháng 7 năm 1979 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1980. Đến năm 1996, Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ tư Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ VIII ngày 17 tháng 3 năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến nay.

Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị hại được luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác định là vấn đề dân sự vì vậy trong BLTTHS của nước này dành một chương riêng quy định về kiện dân sự - Chương VII- Phần những quy định chung. Cụ thể:

Điều 77 quy định: "Người bị hại chịu thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra thì có quyền yêu cầu bồi thường dân sự trong quá trình tố tụng hình sự" [17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Điều 78 quy định: "Việc kiện dân sự phải tiến hành xét xử đồng thời với vụ án hình sự. Trong trường hợp cần thiết để tránh kéo dài thời gian xét xử vụ án hình sự, sau khi xét xử phần hình sự, Tòa án đó sẽ tiếp tục xem xét yêu cầu dân sự" [17].

Có thể thấy vấn đề dân sự có thể được giải quyết đồng thời cùng vụ án hình sự hoặc có thể tách ra giải quyết sau nếu vụ án có khả năng bị quá hạn tạm hoãn.

Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 6

Khác với quy định của BLTTHS Liên bang Nga cũng như BLTTHS Việt Nam vấn đề xử lý tài sản của người bị hại được quy định trong chương về chứng cứ, BLTTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nội dung này lại được quy định tại Điều 198 Chương III - Thủ tục phúc thẩm thuộc Phần thứ ba - Xét xử.

Cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân phải quản lý những tài sản, vật có giá trị của nghị can, bị cáo, cũng như hoa lợi phát sinh từ đó, mà họ thu giữ hoặc phong tỏa để điều tra. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào được biển thủ hoặc xử lý tài sản đó khi chưa được phép. Tài sản hợp pháp của người bị hại phải được trả lại cho họ ngay. Những đồ vật bị cấm và dễ bị hư hỏng phải bị xử lý theo những quy định của nhà nước liên quan.

Cũng theo Điều này, bất kỳ nhân viên tư pháp nào tham ô, biển thủ hoặc xử lý tiền và tài sản bất hợp pháp bị phong tỏa hoặc thu giữ cũng như hoa lợi phát sinh một cách trái pháp luật phải bị truy cứu TNHS theo luật; nếu hành vi không cấu thành tội phạm thì phải bị xử phạt hành chính.

Như vậy, có thể hiểu tài sản hợp pháp của người bị hại được trả lại ngay cho họ trong giai đoạn điều tra.

Bằng những phân tích các quy định trên đây, chúng ta có thể thấy luật hình sự Trung Quốc tuy không quy định việc người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc bồi thường thiệt hại là một biện pháp tư pháp trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng đã có những quy định về việc Tòa án tuyên trả lại tài sản đã bị chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc bồi thường thiệt hại cho người bị hại cũng tương tự như luật hình sự Việt Nam.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

"TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI" TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH


2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP "TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI" TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" thực chất là một loại trách nhiệm dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự và việc quy định nó hoàn toàn phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước ta.

2.1.1. Những quy định chung

Bộ luật hình sự năm 1985 sau một thời gian áp dụng trên thực tế đã phát sinh một số hạn chế chính vì vậy nhu cầu sửa đổi là cần thiết. Một trong các lý do để sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 được xác định: Ở một chừng mực nào đó, các quan hệ xã hội trước thời kỳ đổi mới ở nước ta là sản phẩm của hạ tầng cơ sở sinh ra từ nền kinh tế quan liêu - hành chính và bao cấp, bảo thủ và trì trệ nên khi chuyển sang cơ chế thị trường thì chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng (kể cả pháp luật hình sự). Do đó, việc tiến hành đổi mới pháp luật hình sự - sửa đổi BLHS năm 1985 cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới sẽ hình thành là hoàn toàn hợp lý [8, tr. 61].

Việc Quốc hội chính thức thông qua BLHS năm 1999 đã đáp ứng được yêu cầu nêu trên. BLHS mới ra đời là kết quả của quá trình pháp điển hóa lần thứ hai trên cơ sở của sự kế thừa hệ thống các nguyên tắc, chế định đã qua thực tiễn áp dụng của BLHS năm 1985 đồng thời có sự sửa đổi, bổ sung nâng cao và phát triển để những quy định trở nên phù hợp.

Trong Điều 42 BLHS năm 1999 thực chất quy định hai biện pháp: biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" và biện pháp "Buộc công khai xin lỗi". Trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" theo khoản 1 Điều 42.

Điều 42: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại [27].

Đây là một trong các biện pháp hỗ trợ cho hình phạt không chỉ ngăn chặn người phạm tội phạm tội mới mà còn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ các quyền khác của con người. Trong mỗi vụ án hình sự đều có khách thể nhất định bị xâm hại và có quan hệ xã hội bị phá vỡ; nếu pháp luật hình sự chỉ dừng lại ở việc trừng trị kẻ phạm tội thông qua một hình phạt nào đó thì chưa đủ, chưa khiến mọi người "tâm phục, khẩu phục" được vì những gì tội phạm gây ra là tác động thiệt hại đến những chủ thể khác. Chính vì vậy, để pháp luật thực sự đi vào lòng người, thực sự công bằng thì bên cạnh việc người phạm tội phải chịu hình phạt thì những đối tượng bị thiệt hại phải được bù đắp những tổn thất mà họ đã phải chịu.

Căn cứ Điều 74 BLTTHS năm 2003 định nghĩa về vật chứng: "Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật chất có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội" [28] có thể thấy các tài sản phải trả lại theo quy định của Điều 42 BLHS năm 1999 chính là một trong số các vật chứng của vụ án hình sự - vật là đối tượng của tội phạm và việc xử lý

chúng là một trong các cách xử lý vật chứng được quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS năm 2003.

Sau đây là các quy định chung về biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" trong pháp luật hình sự nước ta về chủ thể, phạm vi, đối tượng áp dụng.

* Về chủ thể áp dụng: Các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) tùy từng giai đoạn tố tụng có quyền quyết định áp dụng biện pháp tư pháp này mà không bắt buộc phải có điều kiện áp dụng riêng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2003 thì: "Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử..." [28].

Ngoài ra, cũng tại khoản 3 Điều 76 BLTTHS năm 2003 quy định: "Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án" [28].

Trong đó, theo quy định điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS một trong các phương án xử lý vật chứng:

Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước [28].

Như vậy, theo các quy định trên thì không phải vật chứng nào cũng có thể được xử lý trước khi mở phiên tòa, trừ trường hợp vụ án được đình chỉ thì đình chỉ ở giai đoạn tố tụng nào sẽ do cơ quan tố tụng đó ra quyết định xử lý. Cụ thể: vụ án đình chỉ tại giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có quyền ra

quyết định xử lý vật chứng, vụ án được đình chỉ tại giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát có quyền và sẽ do Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ tại giai đoạn xét xử khi chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử và sẽ do Hội đồng xét xử khi vụ án đình chỉ tại phiên tòa. Loại vật chứng này có thể kể đến như công cụ, phương tiện phạm tội (ví dụ: xe máy người phạm tội dùng làm phương tiện thực hiện hành vi cướp giật tài sản; vam phá khóa mà người phạm tội dùng để bẻ khóa cửa vào nhà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản…), ngoài ra còn có vật nhà nước cấm lưu hành (ví dụ: ma túy, vật liệu nổ,…), tiền hoặc tài sản khác do phạm tội mà có (ví dụ: A bán ma túy cho B được

100.000 đồng sau đó bị bắt thì số tiền này được xác định là tiền do phạm tội mà có…). Ngoài ra, còn một số vật chứng khác được quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS cũng nằm trong trường hợp này.

Tuy nhiên, có loại vật chứng mà các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền xử lý theo phương án Điều 42 BLHS năm 1999 trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp mà không bắt buộc phải có quyết định đình chỉ vụ án. Đó là những vật chứng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS năm 2003 (đã trích dẫn ở trên).

Sau đây là một số ví dụ trên thực tế tại tỉnh Thái Bình các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành "Trả lại tài sản" cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Ví dụ về cơ quan điều tra trả lại tài sản: Ngày 25 tháng 8 năm 2009, lợi dụng lúc trưa vắng, gia đình anh Vũ Khắc Hiếu đều đi làm chỉ có một cụ già nằm ngủ trong phòng, Phạm Văn Tuân đã đột nhập vào nhà và lấy đi một chiếc xe máy, một ti vi và một đầu DVD. Phạm Văn Tuân bị bắt khi đang đi tiêu thụ số tài sản trên. Sau khi xác minh, Cơ quan điều tra đã trả lại các tài sản trên cho anh Vũ Khắc Hiếu.

Ví dụ về Viện kiểm sát trả lại tài sản: Đỗ Đức Hùng thực hiện ba hành vi cướp giật tài sản, tại gia đoạn truy tố Viện kiểm sát xác định được chủ sở

hữu của chiếc điện thoại di động là tài sản bị Hùng cướp giật trong lần thực hiện thứ hai. Viện kiểm sát ra quyết định trả lại tài sản cho chủ sở hữu là chị Nguyễn Thị Oanh.

Ví dụ về Tòa án trả lại tài sản: Nguyễn Thùy Linh (tức Thắm) về nhà bạn trai ở xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy chơi, được chị Đoàn Vũ Hậu là hàng xóm nhờ trông con hộ để ra đồng. Linh thấy có hai chiếc xe máy để ở nhà nên đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản; sau khi tìm thấy chìa khóa xe để ở trong tủ Linh đã dắt chiếc xe Novo YAMAHA và chạy về Hưng Yên. Đến khu vực thị trấn Hưng Hà thì gây tai nạn giao thông nên bị thu giữ người và xe. Tại bản án số 38/HSST Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy đã tuyên trả lại chiếc xe trên cho chị Đoàn Vũ Hậu.

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" là một biện pháp được dùng nhiều trong quá trình tố tụng các vụ án hình sự liên quan đến các tội phạm mang tính chiếm đoạt hoặc các tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của con người và là một trong các cách xử lý vật chứng quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 2003.

Có thể thấy biện pháp trả lại tài sản bị chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp cả ba cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) đều là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định ngay cả khi vụ án không bị đình chỉ trong từng giai đoạn tố tụng.

Biện pháp bồi thường thiệt hại có hai khả năng xảy ra tùy thuộc vào sự tự thỏa thuận giữa người phạm tội và người bị thiệt hại về hình thức, phương thức và mức bồi thường thiệt hại:

Thứ nhất, nếu hai bên thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung bồi thường thiệt hại thì tùy việc thỏa thuận ấy được thiết lập ở giai đoạn điều tra hay truy tố sẽ do Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát quyết định (ngay cả khi vụ án vẫn được tiếp tục theo thủ tục tố tụng chung mà không bị đình chỉ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023