Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

Do hành vi nguy hiểm cho xã hội do người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thực hiện không phải là tội phạm, nên không thể áp dụng hình phạt đối với họ, tuy nhiên cũng không thể không kiểm soát để ngăn chặn họ tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, do đó việc quy định biện pháp “bắt buộc chữa bệnh” trong BLHS 1999 như là cách thức hợp lí để giải quyết vấn đề trên. Vì vậy trong quá trình tố tụng nếu có kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về việc người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (nghĩa là trong tình trạng không có năng lực TNHS) thì tùy theo giai đoạn tố tụng Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải đình chỉ vụ án và quyết định đưa người đó vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh hoặc tạm đình chỉ thi hành án và áp dụng BPBBCB nếu người đang chấp hành hình phạt tù bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.

Trên cơ sở đó Điều 43 BLHS 1999 về “Bắt buộc chữa bệnh” quy định:

1. “ Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1 Điều 13 của bộ luật này thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt nếu không có những lí do khác để được miễn chấp hành hình phạt”.

Và Điều 44 BLHS 1999 quy định về “Thời gian bắt buộc chữa bệnh” như sau: “Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị nếu người bị bắt buộc chữa

bệnh quy định tại Điều 43 của bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù”

Quy định bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội mà trong, hoặc sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội họ mất khả năng nhận thức, hoặc khả năng điều khiển hành vi một mặt vừa thể hiện được mục đích của việc áp dụng biện pháp này, một mặt vừa thể hiện được tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta – thể hiện tính nhân đạo, nhân bản và nhân văn sâu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa [51, tr.41]. Việc kết án cũng như áp dụng hình phạt với người phạm tội đang bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi vừa trái với nguyên tắc nhân đạo, vừa không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bắt họ chữa bệnh và truy cứu TNHS, tiếp tục bắt họ chấp hành hình phạt sau khi khỏi bệnh là việc làm vừa nhân đạo vừa đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật – điều kiện quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật hình sự [22, tr.19].

Như đã trình bày ở trên Điều 43, 44 chính là một bước cụ thể hóa của quy định tại Điều 13 BLHS 1999:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

“1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịutrách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với người không có năng lực TNHS. Theo Điều 13 BLHS người không có năng lực TNHS là người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 13 là căn cứ cho việc áp dụng BPBBCB trên thực tế. Việc xác định tình trạng không có năng lực TNHS phải căn cứ vào hai dấu hiệu:

Về y học: Người đó phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.

Về tâm lý học: Người đó mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Mất khả năng nhận thức tức là bị rối loạn tâm thần do bệnh lý gây nên mà hoạt động không có sự tham gia của ý thức, không thể nhận biết được tính chất hành vi cũng như những hậu quả, tác hại của hành vi của mình, không phân biệt được đúng sai, hợp pháp hay không hợp pháp. Nói cách khác là không có ý chí và lý trí trong hoạt động của mình [46, tr.116]. Về dấu hiệu tâm lý có thể xem xét mức độ biểu hiện tâm lý của người bệnh có hay không khả năng nhận thức được tác hại của việc mình làm với người khác, với xã hội; người bệnh có hay không khả năng khống chế được hành vi của mình. Ví dụ: trường hợp mất năng lực hành vi do say rượu, bia hay say do dùng chất kích thích mạnh khác thì không coi là không có năng lực TNHS mà còn có thể là tình tiết tăng nặng TNHS (thường là yếu tố định khung hình phạt) được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202, điểm b khoản 2 Điều 208, điểm b khoản 2 Điều 212 BLHS hiện hành. Có rất nhiều dạng của bệnh tâm thần, chẳng hạn tâm thần phân liệt là một bệnh quan trọng nhất, hay gặp nhất, tiến triển từ từ làm biến đổi nhân cách người bệnh theo hướng phân liệt, tức là làm cho họ dần dần tách khỏi cuộc sống xã hội thu mình vào thế giới riêng của mình, làm cho tư duy rối loạn, tình cảm khô lạnh, làm việc sút kém, hành vi lập dị khó hiểu, tần suất của bệnh 0,3 – 1% dân số [19, tr.10]. Ngoài ra, còn có các bệnh khác có thể làm mất khả năng nhận thức

hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, tuy nhiên luật không xác định đó là các loại bệnh gì, thế nhưng dựa vào thực tiễn có thể thấy được một số bệnh như động kinh, rối loạn tâm thần sau chấn thương, tâm thần phân liệt,... Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về tâm thần thì có khoảng 30% đến 50% trường hợp động kinh có khó khăn về tâm thần tức có thể dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Loạn tâm thần sau chấn thương là tình trạng chấn thương sọ não làm tổn hại não dẫn đến dễ rối loạn tâm thần.

Hội đồng giám định pháp y tâm thần hiện nay là cơ quan duy nhất có thẩm quyền kết luận một người có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không. Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần phải xác định rõ loại bệnh lý của người phạm tội, tình trạng tâm lý của người phạm tội để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền (Tòa án hoặc Viện kiểm sát) ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đối với họ. Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần là điều kiện áp dụng BPBBCB trên thực tế, đồng thời cũng là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc áp dụng BPBBCB khi người phạm tội đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh đã thuyên giảm hoặc cố định.

Trên cơ sở quy định của Điều 13 và Điều 43 Bộ luật hình sự năm 1999, và căn cứ vào giai đoạn giải quyết vụ án có liên quan, căn cứ vào tình trạng bệnh, loại bệnh lý mắc phải… thì những đối tượng sau đây bị áp dụng BPBBCB:

Thứ nhất, BPBBCB được áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 43 BLHS. Một trong những điều kiện để một người phải chịu TNHS là yếu lỗi – chỉ những người thực hiện hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó họ có lỗi thì mới phải chịu TNHS, trong đó NLTNHS là điều kiện cần thiết để xác định một người có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm. Có nghĩa là người phạm tội thực hiện hành vi khi đang trong trạng thái tâm lý bình thường, có khả năng nhận thức được hành vi của mình là đúng hay trái với quy định của pháp luật và có khả năng lựa chọn cách xử

sự mà vẫn thực hiện hành vi đó. Còn trong trường hợp này hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ được quyết định bởi yếu tố bệnh tật do đó họ không có lỗi. Và chính vì thế mà hành vi của họ không bị coi là tội phạm. Khi đó, việc áp dụng BPBBCB là cần thiết vì mục đích nhân đạo với chính bản thân người bị áp dụng và nhân đạo với xã hội. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phát hiện hay có căn cứ để nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định kết luận họ thật sự bị bệnh thì tùy vào giai đoạn tố tụng thì Viện kiểm sát hay Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPBBCB. Theo Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/9/1997 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an), Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn áp dụng BPBBCB, thì:

Ở giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra gửi yêu cầu áp dụng BPBBCB cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định và yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng BPBBCB.

Ở giai đoạn truy tố thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng BPBBCB.

Ở giai đoạn xét xử thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định Tòa án ra quyết định áp dụng BPBBCB.

Ở giai đoạn thi hành án thì cơ quan trưng cầu giám định pháp y phải gửi yêu cầu áp dụng BPBBCB và kết luận giám định đến TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cư trú hay nơi có trại giam hay trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định và yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định pháp y tâm thần Tòa án ra quyết định áp dụng BPBBCB.

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền đề nghị áp dụng BPBBCB, hiện nay theo quy định tại Điều 116 Luật thi hành án hình sự (LTHAHS) thì cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng

cấp áp dụng BPBBCB; trại giam; trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có thẩm quyền đề nghị TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.

Và theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành quy định về việc đề nghị áp dụng BPBBCB trong giai đoạn điều tra và thi hành án, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn điều tra, khi có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực TNHS theo Điều 13 BLHS năm 1999 (đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình), Cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án gửi đề nghị áp dụng BPBBCB cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Trường hợp người bị kết án phạt tù đang thi hành án tại trại giam hoặc trại tạm giam mà có nghi ngờ họ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam đề nghị TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi có trại giam hoặc trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với họ và quyết định áp dụng BPBBCB.

Trường hợp người bị kết án phạt tù đang thi hành án tại nhà tạm giữ mà có nghi ngờ họ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị TAND cấp tỉnh tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với họ và quyết định việc áp dụng BPBBCB.

Vì đối tượng bị áp dụng BPBBCB theo khoản 1 Điều 43 BLHS không bị coi

là tội phạm, do đó nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể quyết định giao họ cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thông thường trên thực tế nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm không mắc loại bệnh có thể dẫn đến những hành vi có tính chất phá phách, hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác và hành vi thực hiện ở mức độ ít nghiêm trọng, không hung hãn, ít có khả năng gây nguy hiểm nữa cho xã hội thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án mới giao cho gia đình hay người giám hộ [14, tr.615]. Tóm lại, việc bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa hay giao về gia đình cần được cân nhắc thận trọng để vừa bảo đảm được lợi ích của người bệnh vừa bảo đảm sự an toàn cho xã hội.

Thứ hai, bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với người phạm tội trong khi có năng lực TNHS nhưng trước khi bị kết án đã mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này, khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội hoàn toàn có năng lực TNHS, chỉ trước khi bị kết án họ mới bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, do đó họ vẫn bị coi là tội phạm và trong trường hợp này người phạm tội không được miễn TNHS về hành vi mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật và tính mục đích của việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, không thể nào đưa ra xét xử người đang trong tình trạng không có năng lực TNHS, do đó những người này được tạm hoãn truy cứu tránh nhiệm hình sự, đồng thời họ có thể bị bắt buộc chữa bệnh trong cơ sở điều trị chuyên khoa theo quyết định của Tòa án. Sau khi khỏi bệnh việc truy cứu TNHS đối với họ được thực hiện theo quy định chung. Những người này không phải chịu TNHS nếu thời gian bắt buộc chữa bệnh bằng hoặc hơn thời hiệu truy cứu TNHS [22, tr.21]. Trường hợp thứ hai này chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng, cho nên nếu sau khi gây án mà họ phát bệnh ngay ở giai đoạn điều tra, truy tố thì Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ sang Tòa án quyết định. Sau khi khỏi bệnh người phạm tội có thể tiếp tục bị truy cứu TNHS nếu vẫn còn trong thời hiệu truy cứu TNHS.

Thứ ba, bắt buộc chữa bệnh áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt

mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Những người thuộc nhóm đối tượng này được tạm đình chỉ chấp hành phần hình phạt tù chưa chấp hành và được đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh theo quyết định của Tòa án địa phương nơi người đó đang chấp hành hình phạt. Bởi vì trong trường hợp này thực tế người phạm tội đã bị truy cứu TNHS, bị kết án và bị áp áp dụng hình phạt nhưng khi đang chấp hành hình phạt trên thực tế thì mắc bệnh. Nếu chúng ta cứ tiếp tục áp dụng hình phạt đối với người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì rõ ràng không đạt được mục đích của hình phạt vì không thể nào cải tạo, giáo dục được họ mặt khác còn làm mất đi tính nhân đạo của pháp luật. Nếu người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù thì sau khi người đó khỏi bệnh, thời gian chữa bệnh sẽ được trừ vào thời gian phải chấp hành hình phạt tù. Vì thời gian chữa bệnh đã thực sự tước đi sự tự do của họ. Hay nói cách khác trong trường hợp phần hình phạt chưa chấp hành là hình phạt tù thì họ phải chấp hành hình phạt tù còn lại sau khi lấy thời gian hình phạt tù chưa chấp hành trừ đi thời gian bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt nếu không có lí do khác để miễn chấp hành hình phạt [22, tr.21]. Trường hợp trước khi án được đưa ra thi hành mà người bị kết án bị áp dụng BPBBCB thì sau khi khỏi bệnh nếu đã hết thời hiệu thi hành án thì họ sẽ không phải chấp hành hình phạt nữa.

Về thời gian áp dụng BPBBCB là bao lâu thì Luật không quy định - theo quy định tại Điều 44 BLHS 1999 là không hạn chế, người phạm tội được đưa vào cơ sở y tế sẽ điều trị cho đến khi khỏi bệnh hay tình trạng bệnh giảm đến mức có thể tiếp tục tham gia tố tụng hay chấp hành hình phạt, việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y [25, tr.46]. Khi đó, với yêu cầu của cơ sở điều trị chuyên khoa hay gia đình bệnh nhân Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ trưng cầu giám định lại, trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định pháp y nếu bệnh nhân thật sự khỏi bệnh hay bệnh đã được điều trị ổn định thì cơ quan nào đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh thì cơ quan đó ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này - Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ ra quyết

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí