khi nào có tri thức và có tự do”. Điều đó có nghĩa là, không có trách nhiệm nếu “Can phạm không đủ tri thức tinh thần để phân biệt phải trái”- tức là không phải
chịu TNHS. Qua nghiên cứu nội dung trên cho thấy Luật hình sự của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây coi chủ thể của tội phạm là con người cụ thể phải có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định – trên 13 tuổi [13, tr.80].
Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ở miền Bắc với quan điểm nhân đạo và khoa học, Nhà nước ta coi việc thực hiện tội phạm trong tình trạng không có ý thức thì không bị truy tố trước Tòa án, mặc dù tại thời điểm này vấn đề năng lực TNHS chưa được pháp luật hình sự quy định rõ ràng tuy nhiên cũng đã thể hiện qua quan điểm về lỗi và thể hiện qua những quy định về các trường hợp cần được giám định để xác định việc có tội hay không. Thông tư số 2795 HCTP ngày 22 tháng 12 năm 1956 của Liên bộ tư pháp – Y tế quy định:
“Các trường hợp cần giám định pháp y:...
d. Người phạm tội tình nghi có bệnh điên”
Từ các quy định trên cho thấy người phạm tội phải là người trong trạng thái tâm thần hoàn toàn bình thường (nghĩa là không mắc bệnh điên), hay nói cách khác người đó phải là người “có khả năng nhận thức và tự chủ về hành động của mình...nhận thức được tính nguy hiểm và chống đối xã hội của hành vi của mình” [39, tr. 48-52].
1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta
Đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất, ngày 01/01/1985 BLHS Việt Nam có hiệu lực quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...” (Điều 8 BLHS) và đồng thời tại Điều 12 BLHS 1985 đã chính thức quy định BPBBC đối với những trường hợp phạm tội trong khi không có năng lực TNHS:
“Người thực hiện hành một vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS. Đối với người này, sẽ áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Năng Lực Trách Nhiệm Hình Sự Trong Tình Trạng Say Do Dùng Rượu Hay Dùng Chất Kích Thích Mạnh Khác
- Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh Trong Luật Hình Sự
- Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Hiện Hành Về Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh
- Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7
- Phân Biệt Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh Trong Pháp Luật Hình Sự Với Các Chế Tài Pháp Pháp Lý Hình Sự Và Phi Hình Sự Khác
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Người phạm tội trong khi có năng lực TNHS, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu TNHS.
Người phạm tội do say rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác thì không được miễn trách nhiệm hình sự.”
Cũng cần thấy rằng, trong lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ nhất này, thuật ngữ “Các biện pháp tư pháp” lần đầu tiên được sử dụng và Bộ luật hình sự 1985 dành hẳn một chương riêng quy định về các biện pháp tư pháp trong đó có BPBBCB được quy định tại Chương V Bộ luật hình sự 1985 :
- Bắt buộc chữa bệnh (Điều 35).
- Thời gian bắt buộc chữa bệnh (Điều 36)
Sau đó, trong lần pháp điển hóa lần thứ hai (1999), và kể cả lần sửa đổi bổ sung gần nhất năm 2009, BLHS 1999 đã kế thừa hầu hết các quy định về BPBBCB của BLHS 1985. Tuy nhiên, BPBBCB trong BLHS 1999 được quy định tại Điều 43 và 44 của Chương VI của BLHS.
1.4. Các quy định có liên quan về biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới
Trong xu thế hội nhập quốc tế về mọi phương diện kinh tế, xã hội…và trước yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng ta nên nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới để học hỏi cách thức lập pháp, áp dụng pháp luật và tránh những hạn chế mà các nước gặp phải. Để hoàn thiện chế định BPBBCB trong BLHS 1999 cũng nên xem xét các quy định pháp luật tương tự ở một số nước. Tác giả nhận thấy phần lớn trong hệ thống pháp luật hình sự của một số nước không có quy định về BPBBCB nhưng có quy định các biện pháp cưỡng chế hình sự tương tự như biện pháp này về vai trò, mục đích, tính chất.
BLHS Nga quy định về biện pháp cưỡng chế có tính chất y học tương tự như BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt, các biện pháp này được quy định thành một chương riêng với 8 Điều luật. Biện pháp này được áp dụng với
người thực hiện hành vi quy định tại phần riêng của BLHS khi không có năng lực TNHS hoặc sau khi phạm tội mà mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi… Nhưng đặc biệt khác với BPBBCB trong BLHS nước ta, biện pháp an ninh còn được áp dụng với người phạm tội đang trong tình trạng nghiện rượu hay nghiện ma túy. Đây là điểm rất hay trong quy định của pháp luật hình sự Nga, thiết nghĩ trong thời gian tới Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng quy định này.
Trong hệ thống pháp luật hình sự Tây Ban Nha, cụ thể là trong BLHS năm 1995 thì quy định các biện pháp an ninh tại phần 4 Quyển 1 nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm mới. Trong đó có biện pháp đưa vào một cơ sở tâm thần, đưa vào cơ sở phục hồi và đưa vào cơ sở giáo dục đặc biệt. Đây là các biện pháp cưỡng chế hình sự khác không phải là hình phạt được áp dụng để ngăn ngừa tội phạm.
Tương tự như BPBBCB trong BLHS Việt Nam trong BLHS Thụy Điển cho phép Tòa án có thể xem xét điều kiện tâm thần, hoàn cảnh cá nhân cụ thể để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở điều trị tâm thần cùng với việc hạn chế tự do và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội do ảnh hưởng của rối loạn tân thần nghiêm trọng và hành vi phạm tội của họ không giới hạn bị áp dụng phạt tiền, đó là biện pháp đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt được được quy định tại Điều 3 BLHS Thụy Điển. Ngoài ra, pháp luật hình sự Thụy Điển còn quy định trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần ở mức độ cao thì sẽ không bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, đối với trường hợp này Tòa án cần phải điều tra đặc biệt để tránh nguy cơ truy cứu một người vì lý do tâm thần. Một điều đáng đáng lưu ý là biện pháp này vẫn được xem là một trong các hình phạt được quy định trong hệ thống các hình phạt của BLHS Thụy Điển trong khi BPBBCB trong Luật hình sự Việt Nam không phải là hình phạt.
Biện pháp lưu trú trong bệnh viện tâm thần là một trong các biện pháp xử lý cải thiện và đảm bảo an toàn quy định trong BLHS Đức được áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi mắc bệnh tâm thần. Biện pháp này theo quy định của BLHS Đức không thuộc hệ thống hình phạt mà thuộc hệ thống biện pháp xử lý hình sự riêng biệt có mục đích cải thiện tình trạng của
người bị áp dụng cũng như bảo đảm an toàn xã hội. Để quyết định biện pháp xử lý này Tòa án không chỉ căn cứ vào ý nghĩa của hành vi đã thực hiện mà còn phải căn cứ cả vào ý nghĩa của các hành vi được dự liệu cũng như mức độ của sự nguy hiểm từ phía người phạm tội.
Trong Luật hình sự hiện hành của Trung Hoa cũng có quy định một số biện pháp cưỡng chế hình sự tương tự như các biện pháp tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên, BLHS Trung Hoa lại không có bất cứ một điều luật nào quy định cụ thể về các biện pháp tư pháp, thậm chí những biện pháp cưỡng chế hình sự giống như các biện pháp tư pháp của Việt Nam cũng không có tên gọi cụ thể và nằm rải rác trong các quy định tại phần chung của Bộ luật hình sự Trung Hoa. Một biện pháp tương tự như BPBBCB quy định tại Điều 15 BLHS Trung Hoa: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS. Nhưng người nhà hoặc người bảo lãnh phải tăng cường kiểm tra và chữa bệnh cho họ”. Có thể thấy quy định trên của BLHS Trung Hoa đã giao trách nhiệm chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi cho người thân hoặc người bảo lãnh, còn trong Luật hình sự Việt Nam trách nhiệm này thuộc về nhà nước (chi phí điều trị: tiền viện phí, tiền thuốc và các chi phí khác phục vụ cho việc chữa bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh do Nhà nước cấp [1, tr.342]), điều này một mặt thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối công dân, một mặt thể hiện bản chất nhân đạo sâu sắc của pháp luật hình sự Việt Nam trong đường lối xử lý đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nói chung và với người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi thực hiện tội phạm do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác nói riêng.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH VỚI CÁC CHẾ TÀI PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ PHI HÌNH SỰ KHÁC
Tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 13 BLHS 1999 là căn cứ cho việc áp dụng BPBBCB trên thực tế. BPBBCB được áp dụng đối với người mà trong hoặc sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng trước khi xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù lâm vào trình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (người trong tình trạng không có năng lực TNHS). Do đó, để làm cơ sở và tiền đề cho việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về BPBBCB việc tìm hiểu một cách khái quát quy định của pháp luật hình sự hiện hành về năng lực TNHS là cần thiết.
2.1. Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về năng lực trách nhiệm hình sự
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam năng lực TNHS là điều kiện để có thể xác định một người có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hay nói cách khác, chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Theo Điều 8 BLHS 1999 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hay vô ý...”. Do vậy, để trở thành chủ thể của tội phạm thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có năng lực TNHS. Đó chính là khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và khả năng điều khiển được hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Và để có năng lực này, con người phải đạt được độ tuổi nhất định. Như vậy năng lực TNHS là một trong các dấu hiệu đã được ghi nhận trong chế định tội phạm, đây là dấu hiệu không thể thiếu
được của chủ thể của tội phạm.
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không trực tiếp quy định khái niệm “năng lực trách nhiệm hình sự” mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực TNHS.
Theo đó, khoản 1 Điều 13 BLHS hiện hành quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”
Như vậy, từ quy định trên cho phép đi đến kết luận rằng nếu không ở trong trình trạng không có năng lực TNHS là điều kiện để xác định là người có năng lực TNHS. Trong thực tiễn áp dụng Luật hình sự việc kiểm tra điều kiện này chỉ được đặt ra trong những trường hợp khi có căn cứ để nghi ngờ về năng lực TNHS của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như đã trình bày, có hai dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực TNHS, đó là: dấu hiệu y học (nghĩa là người đó phải mắc bệnh – có thể là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi) và dấu hiệu tâm lý (nghĩa là người đó phải trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi). Việc xác định hai dấu hiệu này đều thuộc nội dung của giám định pháp y tâm thần. Kết luận giám định pháp y tâm thần vừa xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không và có trong trạng thái bệnh khi thực hiện hành vi đó hay không, vừa xác định ảnh hưởng của bệnh (nếu có) đối với khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người bệnh. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi không có năng lực TNHS thì không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình đã thực hiện, bởi vì dấu hiệu ý thức và ý chí không tham gia vào việc thực hiện hành vi đó.
Như vậy, theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và người đó đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của Luật hình sự và không thuộc những trường hợp không có năng lực TNHS thì được coi là người có năng lực TNHS.
Tuy nhiên, quy định về tình trạng không có năng lực TNHS ở nước ta như đã
phân tích ở trên có những điểm khác so với các nước trên thế giới, như:
Trong pháp luật hình sự của một số nước Châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Tây Ban nha,... tình trạng không có năng lực TNHS được quy định là một trong những cơ sở của việc miễn TNHS. Chẳng hạn, theo BLHS Tây Ban Nha tại Điều 21 thì một người không bị truy cứu TNHS: “Khi thực hiện hành vi do rối loạn tâm thần không thể nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi của mình hoặc không thể điều khiển hành vi mà mình thực hiện; Bị mắc bệnh rối loạn thần kinh từ lúc sinh ra hoặc từ ngày còn bé làm mất khả năng nhận thức thực tiễn” [8].
Như vậy, pháp luật hình sự Tây Ban Nha đã ghi nhận hai dạng bệnh lý đó là bệnh tâm thần và rối loạn thần kinh là những dạng bệnh cho phép loại trừ TNHS đối với người mắc bệnh khi thực hiện hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, đây được xem là các loại bệnh có thể làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh. Có thể nhận thấy quy định này của pháp luật hình sự Tây ban Nha là rất cụ thể, từ đó cho phép xử lý một cách nhanh chóng và chính xác đối với những trường hợp bị bệnh rối loạn thần kinh.
Tương tự Điều 122-1 BLHS Pháp cũng quy định người thực hiện hành vi tại thời điểm mắc bệnh rối loạn tâm thần hoặc bị tổn thương hệ thần kinh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS.
Có cách tiếp cận khác về vấn đề năng lực chịu TNHS, theo đó BLHS Đức quy định, hành vi trái pháp luật của người không có năng lực chịu TNHS do rối loạn tâm thần được coi là hành vi không có lỗi. Theo Điều 20 BLHS Đức thì hành vi không có lỗi là hành vi của người thực hiện do mắc bệnh rối loạn tâm thần, do ý thức bị tổn thương nghiêm trọng, do suy nhược về trí tuệ hay bị sai lệch nghiêm trọng khác về tâm thần làm mất khả năng nhận thức về tính trái pháp luật của hành vi hay thực hiện một cách có ý thức hành vi trái pháp luật đó.
Qua phân tích quy định trên đây của BLHS Đức chúng ta có thể thấy nhà làm luật mô tả thời điểm của yếu tố ý chí trong tiêu chí tâm lý của tình trạng không có năng lực TNHS là hoàn toàn không chính xác, vì rằng thuật ngữ “thực hiện một cách có ý thức hành vi trái pháp luật” và thuật ngữ “làm mất khả năng điều khiển
hành vi” (như đã được ghi nhận trong BLHS 1999 của nước ta) là không cùng một nghĩa. Bởi lẽ, thuật ngữ “làm mất khả năng điều khiển hành vi” trong pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu là một người có thể nhận thức được tính trái pháp luật về hành vi của mình nhưng do sự biến dạng của tâm lý (của ý chí) mà không ở trong trạng thái điều khiển được hành vi đó.
Trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là khoản 1 Điều 13 BLHS 1999 cũng đã xác định rằng không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần cũng đều rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS. Có nghĩa là chỉ những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đến mức “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (tức phải thỏa mãn cả hai dấu hiệu y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng lực TNHS và do không phải là chủ thể của tội phạm nên họ không phải chịu TNHS.
Tuy nhiên, có thể thấy Luật hình sự Việt Nam có sự thừa nhận về năng lực TNHS hạn chế đối với người phạm tội. Điều này cũng có nghĩa, tuy một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng người đó vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi (nhưng ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn được coi là có năng lực TNHS, do đó họ vẫn là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi do mình thực hiện, nhưng ở mức độ hạn chế hơn so với người bình thường khác. Người này không thuộc loại người không có điều kiện để có lỗi nhưng tình trạng năng lực TNHS hạn chế đã làm ảnh hưởng nhất định đến mức độ lỗi. Lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế và do vậy, Luật hình sự Việt Nam coi tình trạng năng lực TNHS hạn chế là tình tiết giảm nhẹ. Tình tiết này được quy định cùng với những tình tiết khác tại Điều 46 BLHS, cụ thể được quy định tại điểm n khoản 1, Điều 46 BLHS 1999: “Người phạm tội là người do mắc bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Vấn đề năng lực TNHS bị hạn chế theo quy định của Luật hình sự nước ta so với quy định trong Luật hình sự của một số nước Châu Âu lục địa như: Pháp, Đức thì có cách tiếp cận khá giống nhau. Trong đó, tại Điều 122-1 BLHS Pháp cũng quy định người thực hiện hành vi phạm tội trong khi rối loạn tâm thần hoặc thần kinh