Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện pháp này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm.

(iii) Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Trong nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Qua việc làm rõ những nội dung trên, tác giả mong muốn hoạt động nghiên cứu của mình sẽ góp phần làm rõ quy định có liên quan đến BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Đồng thời luận văn này cũng trình bày một số quy định có liên quan đến BPBBCB của một vài nước, điều này sẽ giúp cho chúng ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của các quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự hiện hành và học hỏi kinh nghiệm của các nước từ đó giúp cho hoạt động áp dụng BPBBCB đạt hiệu quả mong muốn.

4. Phạm vi nghiên cứu

Ở một luận văn Thạc sĩ Luật, đề tài này sẽ nghiên cứu vấn đề về BPBBCB theo quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Nghĩa là đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về BPBBCB.

Trong giới hạn của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về BPBBCB và thực tiễn áp dụng biện pháp này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được nội dung và mục đích của việc nghiên cứu đề tài sử dụng chủ yếu hai phương pháp là: phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh.

a. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để diễn giải nội hàm của khái niệm BPBBCB và để làm rõ các quy định có liên quan của pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình trình bày những nội dung này. Phương pháp phân tích sẽ được sử dụng kết hợp cùng với phương pháp tổng hợp nhằm giúp cho từng nội dung được trình bày trở nên logic và có căn cứ. Tác giả sẽ tổng hợp và phân tích các thông tin từ các nguồn khác nhau bao gồm các văn bản pháp quy, các tài liệu chuyên ngành như các bài nghiên cứu, sách, báo chuyên ngành,...

b. Phương pháp so sánh: Với mục đích nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến BPBBCB với một số chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự vài khác, cũng như trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng trình bày một số quy định có liên quan đến BPBBCB của một vài nước, phương pháp so sánh là phương pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

BPBBCB đóng vai trò rất quan trọng trong đó có liên quan đến việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của người bị áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Song những quy định này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức trong thực tiễn khoa học pháp lý tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" là một nhu cầu bức thiết và mang tính thực tiễn cao hiện nay.

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

Luận văn này đề cập việc nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về quy định "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" thông qua việc làm rõ khái niệm BPBBCB, điều kiện cần và đủ để áp dụng biện pháp này và so sánh các căn cứ để áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu cách thức vận dụng biện pháp này trong thực tiễn trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để minh chứng cho tính hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Với vai trò là biện pháp cưỡng chế trong pháp luật hình sự, việc nghiên cứu các quy định về "Biện pháp tư

pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam " sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn vì nó đưa ra các căn cứ pháp lý cho việc áp dụng BPBBCB trong quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

7. Bố cục của luận văn

Với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ được bố cục thành ba phần gồm Lời nói đầu, phần nội dung gồm ba chương và Kết luận. Cụ thể như sau:

Mở đầu

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo Luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Kết luận

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Trong pháp luật hình sự tội phạm có thể được hiểu một cách ngắn gọn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Do đó tội phạm trước hết phải là một hành vi. Chính vì vậy, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi chủ thể xác định. Hay nói cách khác, không thể có hành vi xuất hiện ngoài thế giới khách quan mà không có chủ thể thực hiện. Các tác động trong thế giới vật chất gây nên những thiệt hại đáng kể như sóng thần, động đất, lũ lụt, sấm sét,...xảy ra trong tự nhiên thì không được coi là hành vi. Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội thì: Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách xử sự ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể [47, tr.23]. Do vậy, tội phạm trước hết phải có chủ thể thực hiện. Luật hình sự trong mọi thời điểm lịch sử đều xây dựng trên cơ sở nguyên tắc này. Chủ thể của tội phạm cùng với các yếu tố khác như khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm cấu thành nên tội phạm. Do đó, để xác định một hành vi nào đó có phải là tội phạm hay không cần phải xem xét đến việc hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như nói trên hay không? Nếu không có đầy đủ các yếu tố đó thì không thể coi đó là tội phạm và do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người thực hiện hành vi đó. Mặt khác, để trở thành chủ thể của tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hay vô ý cần phải: có năng lực TNHS (1), đạt độ tuổi nhất định theo Luật hình sự quy định (2). Đây là hai dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong chủ thể của tội phạm ở mọi cấu thành tội phạm. Trong đó, đặc điểm có năng lực TNHS là điều kiện cần thiết cho chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Vì vậy sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu chúng ta nghiên cứu về BPBBCB mà không đề cập đến những quy định về năng lực TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam. Do đó trước khi đi vào nghiên cứu về BPBBCB trong BLHS 1999 tác giả

muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát về năng lực TNHS để từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu BPBBCB một cách toàn diện nhất.

1.1. Vài nét về vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể của tội phạm trong pháp luật hình sự

Khả năng của một người vào tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội họ nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi đó thì được xem là có năng lực TNHS.

Do đó, có thể nói năng lực TNHS là năng lực của người có trạng thái sức khỏe bình thường để hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (tính chất trái pháp luật hình sự) của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi ấy. Cũng cần lưu ý rằng năng lực TNHS không đòi hỏi ở người thực hiện hành vi nhận thức được tính chất pháp lý của hành vi, cụ thể như các trường hợp sai lầm về pháp luật thì vẫn phải chịu TNHS. Trong trường hợp này chỉ đòi hỏi ở người thực hiện hành vi nhận thức về tính thực tế và tính xã hội của hành vi. Năng lực TNHS là khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và khả năng điều khiển hành vi đó theo những đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội. Chỉ một người nhận thức và điều khiển được hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm mới bị coi là có lỗi và mới có khả năng tiếp thu những biện pháp tác động giáo dục của xã hội và khi đó Nhà nước mới đặt ra vấn đề giáo dục, cải tạo họ. Một người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm thì họ không có lỗi và không có khả năng cải tạo, giáo dục và không thể trở thành chủ thể của tội phạm [49, tr.105].

Sống trong xã hội luôn luôn vận động và với cấu tạo sinh học đặc biệt vốn có của con người đã có khuynh hướng hình thành và phát triển năng lực nói trên. Tuy nhiên, trong thực tế cần phải trải qua quá trình hoạt động và dưới sự tác động nhất định của giáo dục trong môi trường xã hội thì khả năng đó mới được hình thành một cách đầy đủ. Đây cũng chính là một trong những lý do của việc quy định độ tuổi chịu TNHS trong BLHS. Năng lực này có thể bị loại trừ hoàn toàn hay bị hạn chế

nếu tình trạng hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn do bệnh tật. Bởi những lý do đó mà ngoài việc quy định độ tuổi phải chịu TNHS trong pháp luật hình sự còn có quy định về tình trạng không có năng lực TNHS.

Như đã trình bày và phân tích ở phần trên, năng lực TNHS của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gồm hai dấu hiệu: thứ nhất, khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; thứ hai, khả năng điều khiển hành vi đó.

Thứ nhất, về khả năng nhận thức: bộ não người là cơ sở vật chất vốn có đầu tiên của con người để hình thành và phát triển ý thức. Tuy nhiên, không phải khi con người được sinh ra đã có thể nhận thức được về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình mà khả năng này được hình thành là kết của quá trình sống, hoạt động trong xã hội với một thời gian nhất định. Trong quá trình đó con người được lao động, học tập, được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội, con người được giao lưu học hỏi,... qua đó con người tiếp thu được những tri thức, những kinh nghiệm sống và dần dần mới hình thành nên khả năng nhận thức của mình. Khi con người có được khả năng nhận thức nhất định thì khi đó con người mới hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống cộng đồng, mới hiểu được những đòi hỏi tất yếu của bản thân họ đối với cuộc sống xã hội, từ đó mới có cơ sở đánh giá được ý nghĩa thực tế cũng như ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện. Và hơn nữa, khi họ thực hiện một hành vi đi ngược lại với lợi ích của xã hội, xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng, của người khác và hành vi đó được pháp luật hình sự quy định là tội phạm thì họ mới có thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện. Để đánh giá được nhận thức này cần phải đánh giá thông qua nhận thức của con người đó về các yếu tố của hành vi, những yếu tố tạo nên tính nguy hiểm của hành vi cũng như tính chất xã hội của hành vi đó. Chẳng hạn như: kiến thức, trình độ chuyên môn; cách thức mà người đó tiến hành; kinh nghiệm sống; công cụ, phương tiện mà người đó sử dụng; đối tượng mà người đó có hành vi tác động xâm phạm,...Có thể nói khi nhận thức được những vấn đề đó thì cũng chính là năng lực nhận thức của người phạm tội khi họ thực hiện tội phạm.

Thứ hai, về khả năng điều khiển hành vi: Khả năng điều khiển hành vi được thể hiện thông qua khả năng được lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Năng lực điều khiển hành vi của con người trước hết được thể hiện ở chính năng lực của con người đó có khả năng lựa chọn, cân nhắc, quyết định và thực hiện các biện pháp xử sự khi họ đứng trước những biện pháp xử sự khác nhau trong đó có cả biện pháp xử sự hợp pháp hoặc không hợp pháp và trong đó có cả biện pháp xử sự gây thiệt hại hoặc không gây thiệt hại. Và trong trường hợp đó nếu người đó lựa chọn biện pháp xử sự gây thiệt hại cho xã hội thì họ phải chịu TNHS về sự tự lựa chọn của mình. Do vậy, khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội có thể hiểu là khả năng cân nhắc, lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi. Và khả năng này xuất phát từ khả năng nhận thức của người phạm tội.

Tuy nhiên, không phải ai khi được sinh ra, lớn lên và đạt đến một độ tuổi nhất định cũng đều có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển được hành vi của mình mà thực tế trong cuộc sống có một số trường hợp hai khả năng này có thể bị loại trừ hoặc bị giảm sút do mắc các loại bệnh làm rối loạn hệ thần kinh trung ương. Vì lý do đó mà trong khoa học Luật hình sự còn tồn tại tình trạng không có năng lực TNHS và TNHS hạn chế.

1.1.1. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Như đã phân tích, người có trạng thái tâm sinh lý hoàn toàn bình thường sẽ có năng lực TNHS khi đạt đến độ tuổi nhất định (tuổi chịu TNHS). Tuy nhiên, năng lực này có thể sẽ không có hay có thể bị loại bỏ một phần hoặc toàn bộ do mắc một số bệnh gây rối loạn hoạt động của não bộ. Vì vậy, có thể nói người không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS và TNHS hạn chế thì được xem là người có năng lực TNHS. Trong thực tiễn áp dụng Luật hình sự việc kiểm tra điều kiện này chỉ đặt ra đối với những trường hợp khi có căn cứ, chứng cứ nhất định để nghi ngờ về hoạt động tâm thần của người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Để xác định một người không có năng lực TNHS, thông thường có hai dấu hiệu để xác định: thứ nhất, dấu hiệu y học (mắc bệnh); thứ hai, dấu hiệu tâm lý (mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi).

Về dấu hiệu y học: Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và các bệnh này có thể là mãn tính hoặc đột ngột nhất thời. Trong đó có thể kể đến một số bệnh tâm thần như: tâm thần kinh niên (là nhóm bệnh tâm thần mang tính liên tục, lâu dài, khó chữa trị, có xu hướng tiến triển ngày cành nặng) hoặc rối loạn tâm thần tạm thời (đó là những bệnh tâm thần xuất hiện một cách đột ngột, phát triển nhanh diễn ra trong một thời gian ngắn, làm rối loạn nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, làm quên từng phần hoặc hoàn toàn sự kiện xảy ra trong thời gian mắc bệnh và kết thúc bằng việc hồi phục hoàn toàn (như xung động đốt nhà, xung động trộm cắp...) [49, tr.108]. Ngoài ra còn có các loại bệnh như: Bệnh si ngốc (ngu, đần, thộn) hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn do các bệnh khác như sốt rét ở nhiệt độ quá cao gây mê sảng, tình trạng bệnh khác là tình trạng bệnh tật không liên quan đến rối loạn tâm thần kinh niên hay tạm thời, nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, đó là những người mắc bệnh như rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẫn trong sọ não, u trong sọ não...

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy hiện nay có rất nhiều loại bệnh tâm thần làm cho người mắc bệnh rơi vào trình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và trên cơ sở các tài liệu của các nhà nghiên cứu về tâm thần học bao gồm: [19, tr.10; 40, tr.162; 42, tr.58; 21, tr.11; tài liệu tập huấn “Giám định pháp y tâm thần toàn quốc lần thứ tư” của Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương, Bộ y tế, Nxb Y học], sau đây chúng tôi trích dẫn một số bệnh điển hình có thể làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh, như:

a) Tâm thần phân liệt

Tên quốc tế của bệnh tâm thần phân liệt là Shizophrenia, là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến,bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, nghĩa là mất dần tính hài hòa, thống nhất gây ra chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần [21, tr.113]. Các triệu chứng đặc trưng là các rối loạn tư

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí