Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

--------


NGÔ THANH SƠN


BIỆN PHÁP TƯ PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH LÊ VĂN CẢM


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Ngô Thanh Sơn

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

1.1. Vài nét về vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể của

tội phạm trong pháp luật hình sự8

1.1.1. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 10

1.1.2 Năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế 16

1.1.3. Năng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác 18

1.2. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự 19

1.2.1. Khái niệm biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự 19

1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự 21

1.3. Sơ lược các quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta 27

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật hình sự năm 1985 27

1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi

ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta 28

1.4. Các quy định có liên quan về biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới 29

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH VỚI CÁC CHẾ TÀI PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ PHI HÌNH SỰ KHÁC 32

2.1. Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về năng lực trách nhiệm hình sự 32

2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp

bắt buộc chữa bệnh 41

2.3. Phân biệt biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong pháp luật hình sự

với các chế tài pháp pháp lý hình sự và phi hình sự khác 53

2.3.1. Với hình phạt 54

2.3.2. Với chế tài hành chính 58

Chương 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VỀ BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH 61

3.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2012 61

3.2. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự về biện pháp

bắt buộc chữa bệnh 77

3.2.1. Về lập pháp 77

3.2.2. Về thực tiễn 80

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

về biện pháp bắt buộc chữa bệnh 82

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ luật hình sự

BPBBCB: Biện pháp bắt buộc chữa bệnh

CSĐT: Cảnh sát điều tra CHXHCN: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

LXLVPHC: Luật xử lý vi phạm hành chính NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự

PLHS: Pháp luật hình sự

PLXLVPHC: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính STT: Số thứ tự

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TTLT: Thông tư liên tịch

THA: Thi hành án

TNHS: Trách nhiệm hình sự

VKS: Viện kiểm sát

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu đề ra và được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập pháp nói chung và lập pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng đó là chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, trừng trị, giáo dục, cảm hoá người phạm tội, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội trong đó giáo dục, phòng ngừa tội phạm là chủ yếu. Việc nghiên cứu để đưa ra các cơ chế pháp lý vừa nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm một cách hữu hiệu, vừa đảm bảo các quyền và tự do của con người và của công dân trên thực tế bằng các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình sự không chỉ là những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động lập pháp, mà còn là hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý nước ta. Bởi lẽ, với chức năng của mình các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình sự có liên quan thiết thực hàng ngày đến một số quyền cơ bản của công dân - đến các giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung đã nêu trong một xã hội có tính nhân bản cao [43, tr.3], đồng thời dựa vào đó cho phép đánh giá mức độ dân chủ và pháp chế trong bất kỳ một quốc gia nào. Trong số các biện pháp cưỡng chế ấy của hệ thống tư pháp hình sự thì biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh sau đây gọi là biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) trong Bộ luật hình sự có chức năng rất quan trọng. Với tư cách là chế định độc lập, BPBBCB đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận tại Điều 43, 44 của Bộ luật hình sự 1999.

Việc quy định BPBBCB trong pháp luật hình sự thể hiện phương châm đúng đắn trong việc thực hiện chính sách hình sự nước ta đó là sử dụng tối đa, đồng bộ mọi biện pháp để tác động đến việc giáo dục người phạm tội, hình phạt không phải là phương tiện, công cụ duy nhất trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tất cả các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng đều nhằm mục đích giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của sự tác động hình sự đối với tội phạm.

Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy, vì các lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành nói chung và chế định BPBBCB nói riêng đã bộc lộ những nhược điểm nhất định trong việc thực hiện chức năng của mình. Do đó, hiện nay để đảm bảo cho sự vận hành đồng bộ của hệ thống tư pháp hình sự nhằm đạt được hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, việc tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ và có hệ thống chế định này là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh các bài viết nghiên cứu có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam là không nhiều và còn thiếu tính đồng bộ, trong đó đa số chỉ đề cập một cách khái quát hoặc chỉ phân tích một vài khía cạnh của vấn đề, các cơ quan chức năng dường như bỏ quên công tác tổng hợp, thống kê tình hình áp dụng BPBBCB. Mặt khác, trong quá trình thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài, khi tác giả liên hệ với các cơ quan chức năng để được tiếp cận và thu thập số liệu thì nhận được trả lời: i) Tòa án, Viện kiểm sát: đây là các số liệu không nằm trong chỉ tiêu thống kê của ngành nên không thể có để cung cấp; ii) Phân viện giám định pháp y tâm thần phía nam (Biên Hòa - Đồng Nai): đây là các số liệu hạn chế cung cấp (Phân viện chỉ cung cấp cho các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu) còn đối với cá nhân như tác giả thì không được cung cấp. Chính vì những lí do đó mà tác giả đã gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là trong việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tìm thấy một tài liệu hay ấn phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu cũng như học giả Việt Nam về vấn đề "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam". Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam chỉ là những nghiên cứu dưới góc độ diễn giải, bình luận một cách khái quát đối với BPBBCB trong công trình nghiên cứu chung về các biện pháp tư pháp theo luật hình sự Việt Nam như: “Thực trạng quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp. Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất” [52] hoặc chỉ nhắc lại các quy định của pháp luật

đối với chế định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam như: “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người” [24]. Hay chỉ phân tích một vài khía cạnh về biện pháp này, chẳng hạn “Bàn về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” [41] hay “Về bắt buộc chữa bệnh và những thiếu xót cần khắc phục” [18]. Việc nghiên cứu BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam một cách tổng thể dưới gốc độ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng biện pháp này của các cơ quan tố tụng trong những năm gần đây trên một địa bàn cụ thể - địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được thực hiện thông qua các công trình nghiên cứu nói trên. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo được một số quy định của Luật hình sự của một số nước có liên quan đến quy định về BPBBCB như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức.Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam” là có tính mới và khoa học của một công trình luận văn thạc sĩ.

3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Để đem đến một cái nhìn tổng quan về nội dung, vai trò và ý nghĩa của quy định về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" tác giả sẽ nghiên cứu theo cách tiếp cận của phương pháp so sánh những quy định có liên quan đến BPBBCB với các chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự khác; BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả, những quy định của một vài nước cũng sẽ được tác giả nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo và minh họa. Một cách chi tiết hoá, trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ba nội dung:

(i) Những vấn đề lý luận về BPBBCB theo luật hình sự Việt Nam: Với nội dung này, tác giả tập trung làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của Bộ luật hình sự Việt Nam.

(ii) Thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Trong nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí