Năng Lực Trách Nhiệm Hình Sự Trong Tình Trạng Say Do Dùng Rượu Hay Dùng Chất Kích Thích Mạnh Khác

duy, cảm xúc và hành vi bao gồm những triệu chứng âm tính và dương tính, chúng tác động và chi phối đến hành vi của người bệnh.

Triệu chứng dương tính thường gặp như: hoang tưởng, ảo giác,…

Triệu chứng âm tính thường gặp như: vô cảm, thu hẹp các mối quan hệ xã hội, cảm xúc cùn mòn, giảm các thích thú và ngôn ngữ nghèo nàn, thu mình lại,…

Mức độ nặng nhất của bệnh tâm thần phân liệt làm cho người bệnh bị mất hoàn toàn ý chí cũng như không thể kiểm soát được hành vi của mình. Do đó, việc phạm tội trong trường hợp này, người đó hoàn toàn không có lỗi.

b) Bệnh động kinh

Động kinh (epilepsy; épilepsie) là một quá trình bệnh lý mạn tính đặc trưng bằng sự xuất hiện của ít nhất hai cơn động kinh cách nhau 24 giờ. Bệnh động kinh có các biểu hiện lâm sàng dưới đây:

- Về tư duy: trong hình thức, hay gặp tư duy lai dai, khó chuyển chủ đề (đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh lâu năm); trong nội dung, thường gặp các định kiến và ý định muốn trả thù.

- Về hành vi tác phong: Trong các cơn động kinh bệnh nhân có nhiều biểu hiện rối loạn hành vi tác phong (tùy vào loại cơn động kinh mà có những biểu hiện đặc trưng).

- Người bệnh bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi trong các trường hợp sau đây:

Trong cơn động kinh tâm thần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cơn xung động động kinh

Cơn rối loạn ý thức kiểu hoàn hôn (thường xảy ra sau cơn động kinh toàn bộ cơn lớn)

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3

Sa sút trí tuệ do động kinh.

Do vậy, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các trường hợp bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bệnh động kinh gây ra thì được xem là không có lỗi.

c) Rối loạn tâm thần thực tổn

Theo ngôn ngữ hiện nay thuật ngữ loạn thần thực tổn bao gồm tổn thương thực thể tại não (nguyên phát) và tổn thương thực thể ngoài não (thứ phát). Để dễ dàng phân biệt về mặt lâm sàng thì những tổn thương ngoài não có ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não người ta gọi là loạn thần triệu chứng, còn những tổn thương trong não gây ra rối loạn tâm thần thì gọi là loạn thần thực tổn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần thực tổn, qua biểu hiện lâm sàng của bệnh và tùy thuộc vào tiến triển bệnh cơ thể có thể nêu ra các nguyên nhân sau đây:

Các bệnh nguyên phát tại não: U não, viêm não, áp xe não, tai biến mạch máu não, teo não, xơ não, chấn thương sọ não...

Các bệnh không nhiễm khuẩn: Loét dạ dày tá tràng; teo gan cấp, thoái hóa gan não (bệnh Wilson); tăng urê huyết; suy tim, nhồi máu cơ tim; loạn dưỡng do thiếu ăn; thiếu vitamine PP, thiếu iốt...

Các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm nội tâm mạc bán cấp (bệnh Osler); bệnh cúm, thương hàn, viêm phổi, lao phổi; viêm gan, sốt rét ác tính nhiễm trùng hậu sản...

Bệnh rối loạn tâm thần thực tổn làm cho người bệnh rơi vào tình trạng bị thu hẹp dần khả năng nhận thức do não bộ bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Từ đó làm cho người bệnh có những triệu chứng rối loạn hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, ảo giác,…điều này thường hay dẫn đến khả năng làm cho người bệnh có tình trạng cảm giác về những việc không có thật đang xảy ra, không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, đặc biệt là thường sống trong trạng thái hoang tưởng rất dễ dẫn đến khả năng thực hiện hành vi nguy hiểm cho người khác và cho bản thân họ. Hậu quả của việc thực hiện hành vi bị quyết định và chi phối bởi yếu tố bệnh lý làm cho ý thức bị suy giảm. Do đó trong trường hợp này đã loại trừ yếu tố lỗi của người bệnh khi họ thực hiện hành vi.

d) Rối loạn hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng có tên quốc tế là Delusional Disorder là một dạng rối loạn tâm thần làm cho người bệnh có những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù

hợp với thực tế khách quan nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích phê phán được và chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn hoang tưởng:

Người bệnh có thái độ đa nghi luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá đáng việc bị người khác tấn công. Vì thế, luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng một sự hung hăng.

Độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác.

Người bệnh thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm.

Có thể chia rối loạn hoang tưởng thành các loại sau đây: hoang tưởng được yêu, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại (truy hại),...

Trên thực tế, trong các dạng rối loạn hoang tưởng trên đây thì rối loạn hoang tưởng bị hại (truy hại) chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh nhân bị mắc chứng bệnh rối loạn hoang tưởng. Do luôn trong trạng thái tâm lý có người âm mưu xác hại hoặc chống lại mình nên đây là dạng rối loạn hoang tưởng dễ dẫn đến việc thực hiện tội phạm của người bệnh. Việc sử dụng bạo lực đối với những người mà người bệnh cho là đang có ý định chống lại mình là do có sự tác động của yếu tố bệnh tật mang lại (ảnh hưởng của những khiếm khuyết về thần kinh). Do đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có lỗi.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đều làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh, mà còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người và trong mỗi giai đoạn khác nhau thì khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người mắc bệnh được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Để có thể xác định một người có rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS hay không trong thực tế cần phải dựa vào dấu hiệu thứ hai đó chính là dấu hiệu tâm lý hay còn được gọi là dấu hiệu pháp lý.

Về dấu hiệu tâm lý (dấu hiệu pháp lý): Đây là dấu hiệu nói lên mức độ nghiêm trọng của sự rối loạn tâm thần với ý nghĩa là hậu quả của một trong các bệnh lý làm rối loạn thần kinh [50, tr.109]. Tâm lý của người trong tình trạng không có năng lực TNHS được thể hiện ở hai dấu hiệu: dấu hiệu lý trí và dấu hiệu ý trí. Dấu hiệu về lý trí của người không có năng lực TNHS được hiểu là ở người đó không có hay mất khả năng nhận thức đối với hành vi của mình; còn dấu hiệu về ý chí được hiểu là ở người đó không có hay mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện cần và đủ để xác định một người có ở trong tình trạng có năng lực TNHS hay không. Trong đó, dấu hiệu y học có vai trò như là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý là hậu quả. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi một người bị mắc bệnh tâm thần cũng đều mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Nghĩa là có những trường hợp mắc bệnh tâm thần có thể làm mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, nhưng cũng có trường hợp năng lực này chỉ mất đi theo từng giai đoạn, không mang tính liên tục và cũng có những trường hợp không làm mất đi năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi của người mắc bệnh.

Khi có căn cứ nghi ngờ về tình trạng năng lực TNHS của một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định với sự giúp đỡ của giám định pháp y tâm thần. Hoạt động giám định pháp y tâm thần đưa ra kết luận người thực hiện hành vi đó có mắc bệnh hay không, tính chất, mức độ và ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của họ như thế nào, cũng như tình trạng bệnh tật của người đó vào tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hay nói cách khác để xác định tình trạng năng lực TNHS của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải căn cứ vào kết luận của cơ quan giám định pháp y tâm thần (để kiểm tra người đó có mắc bệnh tâm thần hay không? Khi thực hiện hành vi có trong trạng thái mắc bệnh không? Nếu có mắc bệnh thì bệnh đó ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của người đó như thế nào ?[30, tr.61].

Trong thực tế, thông thường một người bị mất khả năng nhận thức ý nghĩa xã

hội của hành vi thì cũng mất đi năng lực điều khiển hành vi. Tuy nhiên, cũng có khi năng lực nhận thức còn tồn tại nhưng không có khả năng điều khiển hành vi, không có khả năng kiềm chế việc thực hiện những hành vi trái với các chuẩn mực xã hội do mắc bệnh. Song, cả hai tình trạng nêu trên cũng đều thuộc tình trạng không có năng lực TNHS.

1.1.2 Năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế

Một người tuy bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác nhưng bệnh đó không làm cho họ mất đi hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, có nghĩa là họ vẫn có khả năng đó tuy nhiên ở mức độ không được như người bình thường khác, nghĩa là trạng thái bệnh của họ nằm trong khoảng giữa của năng lực TNHS của người bình thường và người không có năng lực TNHS.

Như vậy, nếu do mắc bệnh và bệnh này làm cho năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi bị giảm sút nhưng không mất hoàn toàn, một người thực hiện tội phạm trong tình trạng ấy thì được coi là có năng lực TNHS hạn chế, nghĩa là khi phạm tội người đó có mắc bệnh mà bệnh ấy làm cho họ nhận thức một cách không đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như hậu quả của hành vi mà họ gây ra thì được xem là người mắc bệnh và bệnh này làm hạn chế khả năng nhận thức. Tình trạng bệnh làm cho họ trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê hoặc cũng có thể trong trạng thái nhận thức được đầy đủ hành vi của mình nhưng họ không thể điều khiển được hành vi (như: muốn nói nhưng không thể nói được; muốn chống lại nhưng không thể chống lại được) hoặc tuy có điều khiển được hành vi nhưng hành vi đó không theo như ý muốn của họ (hạn chế về hoạt động cơ học của cơ thể), ví dụ: Tài xế đang điều khiển xe ôtô lưu thông trên đường bỗng dưng bị lên cơn sốt cấp tính nên tài xế không đủ sức khỏe để điều khiển xe, dẫn đến tai nạn.

Pháp luật hình sự chỉ thừa nhận và giảm nhẹ hình phạt cho người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nếu như căn bệnh đó do bẩm sinh hoặc do những tác động khách quan đưa đến, nếu do họ tự gây ra thì không được giảm nhẹ [35, tr.204]. Thực hiện tội phạm trong tình trạng năng lực TNHS hạn chế có ảnh hưởng đến mức độ lỗi, vì vậy đó có thể xem xét là

tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành: “người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Tuy nhiên, để được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS thì hành vi mà họ đã thực hiện phải gắn liền với tình trạng hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ tại thời điểm thực hiện hành vi, nghĩa là nếu trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ chưa mắc bệnh mà sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì họ mới mắc bệnh hoặc tuy trước đó họ mắc bệnh nhưng đến khi thực hiện hành vi họ đã khỏi bệnh, sau khi thực hiện hành vi phạm tội họ lại bị mắc bệnh do tái phát thì trong trường hợp này không được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế và mất năng lực TNHS chỉ khác nhau ở mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người bệnh tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Nếu loại bệnh đó làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu TNHS, ngược lại tuy có bệnh nhưng chưa làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì không thuộc trường hợp được loại trừ TNHS mà chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Mức độ giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh khi họ thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, không phải lúc nào và trong mọi trường hợp cũng đều có thể xác định được tỉ lệ ảnh hưởng của tình trạng bệnh đối với khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, vì trên thực tế Hội đồng giám định pháp y tâm thần thường chỉ có thể xác định có hay không có mắc bệnh và nếu có thì bệnh đó có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không.

Một vấn đề nữa được đặt ra là việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, ở mức độ khác nhau, có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi hay không? Người đó có phải chịu TNHS không ?

1.1.3. Năng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác‌

Trong thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng say bởi nhiều lý do khác nhau, có thể say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác như ma túy, cồn,...và tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi giữa các tình trạng say này cũng ở các mức độ khác nhau. Trong đó có những trường hợp mất hoàn toàn khả năng, có những trường hợp chỉ mất một phần khả năng do đó đã dẫn đến tình trạng điều khiển hành vi không chính xác. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước ta thì những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say (say do dùng rượu hoặc dùng các chất kích thích mạnh khác) vẫn phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong khoa học Luật hình sự hiện nay vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Người say rượu vẫn coi là có năng lực TNHS (mặc dù trong thực tế họ mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi tại thời điểm thực hiện tội phạm). Bởi vì khi tự đặt mình vào trong tình trạng say, họ là người có năng lực TNHS, nhưng họ đã tự tước bỏ đi khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, họ tự đặt mình vào trong tình trạng say đó. Chính vì lý do đó mà họ được xem là người có lỗi đối với tình trạng say của mình nên cũng có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng đó [45, tr.118-119].

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Người thực hiện tội phạm trong tình trạng say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì được coi là rơi vào tình trạng “không có năng lực TNHS thực tế” do họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và do đó họ không có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy họ sẽ không bị truy cứu TNHS [48, tr.12-16; 45, tr.166].

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay vấn đề năng lực TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng rượu hay dùng chất kích thích mạnh khác đã được các nhà nghiên cứu Luật học xem xét ở nhiều góc độ khác nhau nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất.

1.2. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự

1.2.1. Khái niệm biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự

Tòa án áp dụng hình phạt nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội là cần thiết nhưng có thể là chưa đủ để xử lý tội phạm. Có những trường hợp cần phải xử lý một cách triệt để trách nhiệm của người phạm tội vì sự công minh của pháp luật đồng thời loại bỏ hoàn toàn điều kiện có thể dẫn đến tội phạm trong tương lai và còn vì mục tiêu xây dựng một xã hội thật sự công bằng, văn minh. Trên thực tế cũng cho thấy nếu chỉ áp dụng hình phạt thì trong nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không đạt được mục đích nói trên. Cùng với hình phạt các biện pháp tư pháp nói chung và BPBBCB nói riêng là các biện pháp cưỡng chế hình sự quan trọng trong đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tội phạm. Nhận thức đúng về bản chất của biện pháp tư pháp, đặc biệt là BPBBCB sẽ thấy vai trò quan trọng của loại biện pháp này và sẽ dễ dàng chấp nhận việc quy định chúng trong BLHS. Việc quy định BPBBCB trong BLHS thể hiện sự đúng đắn trong việc thực hiện một trong số những nguyên tắc của chính sách hình sự là sử dụng tối đa mọi cách thức, biện pháp có thể để lập lại trật tự xã hội, hình phạt không phải là công cụ duy nhất. Việc quy định BPBBCB xuất phát từ chính sách nhân đạo sâu sắc của Nhà nước, đảm bảo quyền được điều trị về y tế của công dân, đặc biệt là khi họ mắc bệnh đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì tự bản thân họ không thể lựa chọn được biện pháp chữa bệnh và không có khả năng để chi trả cho việc chữa bệnh. Đồng thời việc quy định biện pháp này cũng nhằm phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự an toàn xã hội [24, tr.29].

Bộ luật hình sự hiện hành không nêu khái niệm thế nào là BPBBCB. Chính vì nguyên nhân này mà dưới góc độ lý luận hiện nay còn nhiều quan điểm không thống nhất xung quanh khái niệm về biện pháp tư pháp này, chẳng hạn:

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn thì: “Bắt buộc chữa bệnh là buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay đang chấp hành hình phạt và đang mắc bệnh tới mức mất năng lực TNHS do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác phải vào cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh” [23, tr.12].

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí