Những Nguyên Nhân Do Ý Thức Chủ Quan Của Chủ Thể Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Tạm Giam

Vấn đề quá tải trại giam khiến cho việc đảm bảo các chính sách, chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định không được đầy đủ. Không những thế, một hệ lụy đáng buồn của tình trạng trên, làm giảm ý nghĩa của chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước ta, cũng như giảm tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục, cải tạo ở các nhà giam. Đồng thời ảnh hưởng đến nguyên tắc công bằng. Đó là tình trạng đặc xá do quá tải trại giam. Việc đặc xá thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta. Chỉ những cá nhân nào cải tạo tốt mới được hưởng đặc xá. Thế nhưng việc đặc xá để giải phóng nhà tù, lấy chỗ cho người khác vào tù thì ý nghĩa trên đã thực sự giảm đi. Bởi vì sẽ có những cá nhân cải tạo chưa tốt vẫn được đặc xá. Điều này làm mất đi tính công bằng trong việc hưởng thụ quyền được đối xử nhân đạo của người bị tạm giam.

- Về công tác quản lý tại trại tạm giam

Công tác quản lý người bị tạm giam tại địa bàn một số địa bàn còn lỏng lẻo, không kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình chấp hành pháp luật tại trại tạm giam nên nhiều vi phạm đã xảy ra. Tình trạng giam chung buồng những người trong cùng một vụ án, giữa những người có tiền án tiền sự và những người chưa có tiền án tiền sự, những người bị nhiễm HIV và người khác, giữa những người chưa thành niên và những người đã thành niên vẫn xảy ra. Một số cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý trại tam giam còn thiếu trách nhiệm để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi tạm giam, xử lý người bị tạm giam chưa kịp thời nên dẫn đến tình trạng vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam. Nhiều trường hợp người bị tạm giam bị đánh đập, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người bị tạm giam còn diễn biến phức tạp.

- Về thực hiện chế độ đối với người bị tạm giam

Chế độ đối với người bị tạm giam về cơ bản chưa được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật như do quá tải Trại tạm giam nên không đảm bảo

diện tích tối thiểu cho người bị tạm giam là 2m2/ 1 người. Nhiều nơi chưa có loa phóng thanh, chưa tiến hành khám sức khỏe khi tiếp nhận người bị tạm giam, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, không có buồng thăm gặp, không mở sổ sách theo dõi lưu ký. Chế độ, tiêu chuẩn ăn trong những ngày lễ, tết cho người bị tạm giam chưa đảm bảo. Ngoài ra, chế độ thăm gặp, nhận quà, lưu ký, gửi thư, khám chữa bệnh ở nhiều quận huyện còn vi phạm.

Đáng lưu ý, đối với người bị tạm giam thuộc nhóm yếu thế (người già, phụ nữ, bà mẹ nuôi con nhỏ, trẻ vị thành niên…), trong văn bản pháp luật và trên thực tế, không có đối xử ưu tiên đối với họ trong thực hiện Quyền thăm thân. Thêm vào đó, đối tượng được thăm gặp về nguyên tắc chỉ bao gồm bố/mẹ; vợ/chồng và con... Theo quy định tại Nghị định 09/2011/ NĐ-CP ngày 25/1/2011 về quy chế tạm giữ, tạm giam thì “Người bị tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định”. Như vậy, có thể hiểu việc gia đình và luật sư có được gặp người thân đang bị tạm giam hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu trong trường hợp gia đình hay cả luật sư không được cho gặp thì cũng không phải sai luật.

Việc khám chữa bệnh cho người bị tạm giam được thực hiện theo định kỳ. Tuy nhiên, những người nhiễm HIV/AIDS và nghiện ma túy rất phức tạp. Bộ Công an chỉ thị không giam riêng số người bị mắc bệnh AIDS, cũng không thông báo cho họ về bệnh lý của mình mà chỉ thông báo cho cán bộ trại giam biết để theo dõi. Việc giam chung như vậy thì vấn đề lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra nhưng nếu giam riêng thì không có lợi cho tâm lý người bị giam dẫn đến thái độ bất cần, liều lĩnh, gây khó khăn cho việc điều trị, cải tạo cũng như gây nguy hiểm cho những người khác.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn, nhằm để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo

đảm cho việc thi hành án [26, Điều 79]. Nhưng thực tế cho thấy tạm giam hiện nay giống như là biện pháp trừng phạt vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người của người bị tạm giam, hạn chế rất nhiều các quyền cơ bản của một công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân từ công tác xây dựng pháp luật

Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 9

- Công tác xây dựng pháp luật của chúng ta quá chậm. Trải qua thời gian dài không có BLTTHS để tình trạng bắt người, tạm giam tùy tiện, tràn lan, không thống nhất trong việc áp dụng làm cho tàn dư đó cho đến nay chưa khắc phục hết trong tiềm thức của một số cán bộ tiến hành tố tụng.

- Sự lãnh đạo của Đảng về công tác tư pháp nói chung và thực hiện các quy định về tạm giam thời gian trước đây chưa được quan tâm đúng mức. Công tác thực hiện Nghị quyết 49 của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó có việc giảm áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chưa thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc, chưa có cơ chế khen thưởng kỉ luật các đơn vị chưa thực hiện tốt.

- Sự giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với việc thực thi pháp luật trong việc tạm giam chưa thường xuyên. Mặc dù hàng năm, các kỳ họp đều có báo cáo của các cơ quan tư pháp, song các cơ quan quyền lực chưa có biện pháp điều chỉnh.

- Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng BLTTHS vẫn còn những tồn tại trong các quy định luật về biện pháp ngăn chặn tạm giam, điều đó thể hiện ở chỗ: Có những quy định không rõ ràng, không phù hợp với thực tế áp dụng; chưa dự kiến hết đối tượng cần áp dụng BPNC tạm giam; thời hạn tạm giam quy định chưa phù hợp để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết, đặc biệt là thời hạn tạm giam để điều tra chưa phù hợp với thời hạn điều tra; thẩm quyền ra lệnh tạm giam chưa thống nhất trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử... còn có sự mâu thuẫn trong một số điều khoản của BLTTHS.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân xuất phát từ góc độ quy định của pháp luật, do trong BLTTHS còn có một số qui định đang có những nhận thức khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn kịp thời, ví dụ như quy định về tạm giam được áp dụng như thế nào? Khi VKS đã phê chuẩn việc bắt khẩn cấp hay có thể áp dụng ngay cả khi VKS chưa phê chuẩn việc bắt khẩn cấp? Vì vậy trong thực tiễn đã và đang phát sinh một số vấn đề đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp.

2.3.3.2. Những nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Mặc dù còn những tồn tại nhất định trong các quy định luật về các trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam, song các quy định này ngày càng cụ thể, ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các biện pháp này cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong thời gian qua vẫn còn khá phổ biến. Đó là việc tạm giam không đúng đối tượng, không đúng thủ tục, sai thẩm quyền; lạm dụng việc bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt nhưng không đủ căn cứ khởi tố phải trả tự do, lạm dụng tạm giữ thuộc vi phạm hành chính để áp dụng theo quy định của luật TTHS... việc quản lý giữ, giam không chặt chẽ để người bị giam giữ trốn, cá biệt có cả người bị giam có mức án cao (chung thân, tử hình) cũng bỏ trốn; tạm giữ, tạm giam không đúng thời hạn luật định, để quá thời hạn tạm giữ, tạm giam, còn có không ít trường hợp bắt, giữ, giam oan, sai người vô tội.

Công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong lĩnh vực tạm giam chưa được tiến hành thường xuyên và đều khắp nên chưa phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm.

Nguyên nhân của những vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam còn xuất phát từ ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ

chưa cao, còn có tư tưởng nặng về trấn áp nên chưa phân biệt rõ giữa vi phạm hành chính với tội phạm, do vậy khi có sự việc xảy ra các cơ quan chính quyền địa phương cứ chuyển sự việc lên cơ quan cấp trên mà không phân biệt sự việc nào thuộc trách nhiệm giải quyết của họ. Cơ quan cấp trên hoặc do nể nang, hoặc do chưa kịp thời giải quyết nên cứ tạm giữ, tạm giam để chờ xử lý sau. Công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chưa kịp thời và chưa sâu sát; công tác kiểm sát việc tạm giam của VKS chưa được quan tâm thường xuyên.

- Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và những người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp dụng BPNC tạm giam còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục, căn cứ của việc áp dụng BPNC này.

- Trình độ của cán bộ làm công tác bắt, tạm giữ, tạm giam chưa đồng đều, thậm chí có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dẫn đến những vi phạm không đáng có.

- Sự vô trách nhiệm, lạm quyền của một số người có thẩm quyền trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam cùng với sự hạn chế về hiểu biết pháp luật của công dân cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền tự do của công dân.

- Công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong lĩnh vực bắt, giữ, giam chưa được VKS các địa phương tiến hành thường xuyên và đều khắp nên chưa phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm; việc phối hợp giữa VKS và những người có trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam chưa được quy định bằng một quy chế thống nhất. Do đó, ở nhiều địa phương chưa tạo được mối quan hệ phối hợp cần thiết dẫn đến việc VKS không phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm nhằm đưa ra các kiến nghị, kháng nghị và những

quyết định cần thiết để khắc phục những vi phạm đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.3.3.3. Những nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chấp hành pháp luật trong tạm giam chưa tốt có nhiều. Nó tạo ra những vướng mắc bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, có thể nêu lên một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Do tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế tội phạm mang tính quốc tế, toàn cầu hóa làm phát sinh nhiều tội phạm mới nguy hiểm trong khi đó trình độ năng lực, trang bị của các cơ quan bảo vệ pháp luật lại hết sức đơn giản. Tội phạm hình sự diễn biến phức tạp song hoạt động của cơ bảo vệ pháp luật lại chỉ mang tính chất hành chính sự nghiệp.

- Các điều kiện phương tiện, trang bị, chế độ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chưa được ưu tiên đầy đủ làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ theo TTHS, dẫn đến hiệu quả áp dụng BPNC tạm giam trên thực tế còn chưa cao, thậm chí có trường hợp còn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

- Kinh phí chi cho công tác xây dựng pháp luật và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức của các chức danh tư pháp trong lĩnh vực tạm giam chưa được đầu tư thích đáng vv... Từ đó dẫn đến năng lực của những người làm công tác giam giữ còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, có trường hợp bị thoái hóa, biến chất về đạo đức…

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN


3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về biện pháp tạm giam

Việc xây dựng và hoàn thiên pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn nói chung và BPTG nói riêng vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thời sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nó xuất phát từ những yêu cầu, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu chung của nhà nước pháp quyền là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020, nhằm xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại”. Trước thực trạng còn nhiều tồn tại của việc áp dụng các BPNC trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với một số cơ quan tư pháp. Chính vì vậy các cơ quan, người tiến hành tố tụng và mọi công dân phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc của pháp luật, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vào công tác áp dụng BPNC vào từng vụ án, từng con người cụ thể. Làm thế nào tránh được, hạn chế được những sai sót trong việc tạm giam càng nhiều càng tốt, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tôn trọng quyền con người, phát huy quyền dân chủ của công dân, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm

hình sự, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, phấn đấu thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiên pháp luật TTHS về BPTG là vấn đề quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp. Nghị quyết 49 – NQ/TW về “chiến lược cải cách tư pháp nến năm 2020” nêu mục tiêu quan điểm cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc”. Cần xây dựng hoàn thiện chế định BPTG phải theo hướng: Huy động sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm bằng việc quy định trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân vào các hoạt động giám sát, theo dõi bị can bị cáo để nâng cao hiệu quả áp dụng BPTG được thực hiện trong cộng đồng; quan tâm và coi trọng người bào chữa trong hoạt động TTHS....

Thứ ba, hoàn thiên pháp luật TTHS về BPTG trong tiến trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, có tác động tới nhiều quốc gia. Việt nam cũng nằm trong quỹ đạo đó. Việt Nam cần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí