Tổng Hợp Số Bị Cáo Bị Tạm Giam Của Một Số Loại Tội Phạm Từ Năm 2010 Đến Năm 2013 Của Tand Ở Tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.4: Tổng hợp số bị cáo bị tạm giam của một số loại tội phạm từ năm 2010 đến năm 2013 của TAND ở tỉnh Bắc Kạn


Loại tội

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Thụ

Tạm

giam

Thụ

Tạm

giam

Thụ

Tạm

giam

Thụ

Tạm

giam

Thụ

Tạm

giam

Trộm cắp tài sản (Điều

138/BLHS)

67

59

103

41

63

23

61

26

54

30

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139/BLHS

27

21

21

27

7

7

15

15

13

13

Cố ý gây thương tích

(Điều 104/BLHS)

33

50

60

39

61

30

47

25

39

18

Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB


12


5


23


13


25


10


49


25


37


11

Đánh bạc

38

53

117

18

98

60

62

20

103

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy đối với một số loại tội nhất định tỉ lệ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là rất lớn như tội đánh bạc, tội trộm cắp tài sản... Bên cạnh đó một số tội cũng có mức độ áp dụng biện pháp ngăn chặn ít hơn như: tội cố ý gây thương tích, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ...

Về việc thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giam được đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 89/1998 về Quy chế về Tạm giữ, tạm giam. Tất cả các trường hợp tạm giam đều được phân loại, hạn chế tình trạng giam các bị can chung buồng trong cùng một vụ án, giam người có tiền án tiền sự với người chưa có tiền án tiền sự, người bị nhiễm HIV với người khác. Việc trích xuất, thực hiện nội quy, quy chế tạm giam được thực hiện nghiêm chỉnh, hạn chế những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế và kịp thời lập biên bản những bị can vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam.

- Về chế độ ăn, ở, sinh hoạt

Các chế độ ăn, ở, sinh hoạt và các chế độ khác cho người bị tạm giam được đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực cũng được tăng lên, các tiêu chuẩn khác như thịt, cá, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm, muối được quy định theo định lượng, nhiều trại tạm giam đã chủ động hoán đổi định lượng ăn của người bị tạm giam cho phù hợp với thực tế và khẩu vị để người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn. Khắc phục hoàn toàn tình trạng người bị tạm giam chết suy kiệt do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo. Diện tích sàn nằm đảm bảo đủ 02m2/01 người, bệ nằm được lát gạch Galyto và có chiếu trải để nằm. Trường hợp can, phạm nhân không có chăn, màn được trại cấp cho mượn theo đúng quy định. Chế độ tiêu chuẩn đối với người bị tạm giam là nữ được đảm bảo về quần áo, tư trang.

- Về chế độ thăm nuôi, tiếp tế, gửi quà, nhận – gửi thư

Mọi trường hợp thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam đều được tạo điều kiện, không bị cản trở vô lý. Mọi trường hợp thăm gặp đều được vào sổ theo dõi chặt chẽ. Những trường hợp đã hoàn cung, chờ xét xử, chấp hành tốt nội quy trại tạm giam có thể được xét tăng đôi số lần thăm gặp. Trường hợp đang trong thời gian bị kỷ luật không được thăm gặp gia đình. Chế độ thăm gặp của phạm nhân được thực hiện mỗi tháng một lần. Những trường hợp chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ có thể được tăng số lần thăm gặp, tiếp tế. Mọi trường hợp thăm gặp đều được tổ chức tại nhà thăm gặp của trại tạm giam. Trại tạm giam cũng thực hiện tốt việc nhận, gửi thư, quà, tiền lưu ký theo đúng quy định.

- Về chế độ khám chữa bệnh

Công tác chăm sóc sức khỏe cho can phạm nhân luôn đảm bảo, khi ốm đau được khám, phát thuốc điều trị tại buồng giam và bệnh xá của trại. Các trường hợp bị bệnh nặng, vượt quá khả năng của y tế trại thì chuyển lên bệnh

viện tuyến trên khám và điều trị. Tình trạng người bị tạm giam trốn, chết giảm đáng kể. Điều kiện cơ sở vật chất của Trại tạm giam từng bước được đẩy mạnh nhằm giảm tình trạng quá tải về số lượng và yếu kém về chất lượng bảo đảm an toàn cho việc tạm giam.

- Về các chế độ khác

Trại tạm giam trang bị 01 hệ thống loa đài truyền thanh để tuyên truyền giáo dục cho người bị tạm giam nghe về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Ngoài ra trại còn bố trí ở một số buồng giam chung 01 tivi cho can, phạm nhân xem để có thêm nhận thức, thấy được chính sách khoan hồng của Đảng, nhà nước đối với người phạm tội và tình hình xã hội nói chung. Đối với các phạm nhân chấp hành án tại phân trại cải tạo đều được học tập chính trị, pháp luật, quy chế, nội quy trại tạm giam… Hàng tuần, tháng, quý tổ chức cho các đội phạm nhân sinh hoạt để kiểm điểm, bình xét, đánh giá về thái độ học tập, kết quả lao động cải tạo của từng phạm nhân để làm cơ sở cho việc xét, giảm án, tha đặc xá.

Việc đạt được các kết quả trên về công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là do các nguyên nhân chủ yếu sau.

Một là, lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp; đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đi sâu kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở các phòng nghiệp vụ của cấp tỉnh và cấp huyện, tổ chức giao ban hàng tháng giữa lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh và các phòng, cấp huyện.... nhằm hướng dẫn, giải thích kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cơ quan tư pháp cấp huyện về công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn trong đó có BPTG; đã quan tâm đến công tác rút kinh nghiệm thông qua việc thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ, thông qua việc giải quyết các vụ án cụ thể để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ trên các mặt khác nhau.

Hai là, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của Lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Kạn ngày càng được nâng cao. Việc vận dụng áp dụng pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có BPTG ngày càng đạt được hiệu quả cao.

Ba là, Các cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Kạn đã tích cực phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tiến hành các hoạt động áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn để kịp thời khắc phục những sai phạm, hủy bỏ những lệnh không hợp pháp để từ đó đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng.

Bốn là, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ chính sách đối với các cơ quan tư pháp đã từng bước được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hoàn thiện, điều đó đã phần nào tạo được lòng tin và tư tưởng yên tâm công tác của cán bộ, của các cơ quan tư pháp.

Năm là, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác tư pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Đặc biệt là các biện pháp làm hạn chế quyền con người, quyền công dân của người bị áp dụng. Trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cải tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ “Từng bước hạn chế áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự[9] đây là kim chỉ nam trong tổ chức và hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Sáu là, Các cơ quan tư pháp ở trung ương đã tích cực chủ động phối hợp với nhau để ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn BLTTHS, hướng dẫn về áp dụng các biện pháp ngăn chặn, về điều kiện đảm bảo việc tạm giam, tạm giữ. Điều này đã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp cấp dưới trong đó có các cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Kạn có căn cứ, cơ sở để áp dụng dễ dàng hơn.

2.3. Những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giam

2.3.1.1. Những vướng mắc về quy định áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra

+ Vướng mắc trong quy định về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra.

Quy định về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra vẫn không trùng khớp nhau làm cho việc áp dụng trên thực tế gặp những khó khăn nhất định.

Theo quy định tại Điều 120 BLTTHS thì thời hạn tạm giam để điều tra (kể cả thời hạn gia hạn) là không quá 3 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, 6 tháng đối với tội nghiêm trọng, 9 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó Điều 119 BLTTHS lại quy định thời hạn để điều tra (kể cả thời hạn gia hạn) là 4 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, 8 tháng đối với tội nghiêm trọng, 12 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn điều tra dài hơn thời hạn tạm giam để điều tra. Thực tế cho thấy trong đấu tranh phòng chống tội phạm thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều vụ án khi hết thời thời hạn tạm giam thì thời hạn điều tra vẫn còn mà do tính chất của vụ án không thể trả tự do cho bị can. Trong những trường hợp này thì áp dụng tiếp biện pháp ngăn chặn nào là thích hợp? Hoặc nên quy định thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra là bằng nhau?

+ Về trách nhiệm của người đề xuất, người ra lệnh và người phê chuẩn lệnh tạm giam.

Có thể hiểu rằng, quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên là quan hệ chỉ huy phục tùng. Sau khi khởi tố vụ án, Thủ trưởng cơ quan điều tra trực tiếp điều tra hoặc quyết định phân công cho Điều tra viên điều tra vụ án. Từ khi đó, Điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do BLTTHS quy định, còn việc áp dụng BPTG Điều tra viên chỉ có quyền đề xuất. Thủ trưởng cơ quan điều tra ký lệnh tạm giam và VKS phê chuẩn. Vậy:

- Nếu tạm giam trái pháp luật thì ai phải chịu trách nhiệm: Điều tra viên hay Thủ trưởng cơ quan điều tra?

- Nếu việc tạm giam sau đó lại được VKS phê chuẩn thì người phê chuẩn có phải chịu trách nhiệm không? Mức độ sai phạm của bắt người trước khi có phê chuẩn được đánh giá ra sao? Thực tế hiện nay, lệnh tạm giam cần phải có sự phê chuẩn của VKS thường được phê chuẩn cùng ngày ra lệnh, nhưng vẫn có một số ít trường hợp phê chuẩn sau ngày bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

+ Vướng mắc trong việc áp dụng BPNC tạm giam đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này.

Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 có quy định:

- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có nơi cư trú rõ ràng.

- Bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng.

Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng, nếu có đủ điều kiện tạm giam thì vẫn có thể ra lệnh tạm giam, đó là "những trường hợp đặc biệt". Đó là các trường hợp:

- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã

- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.

- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Mặc dù luật đã có sự quy định tách bạch về trường hợp không áp dụng và trường hợp áp dụng nhưng quy định này vẫn khó vận dụng trên thực tiễn. Có thể hiểu được rằng đối với bị can, bị cáo thuộc một trong hai trường hợp nói trên cần áp dụng BPNC khác, có thể là cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bảo lĩnh... Còn đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng BPTG thì lại chưa có quy định cụ thể về điều kiện áp dụng và đảm bảo quyền lợi cho họ. Ví dụ trường hợp bị can đang mang thai cần được hưởng chế độ giam giữ như thế nào? dinh dưỡng cho thai sản ra sao? trẻ sinh ra và phải ở với mẹ trong trại tạm giam được chăm sóc nuôi dưỡng ra sao? v.v… Đây cũng là những vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể.

2.3.1.2. Những vướng mắc về BPTG trong giai đoạn truy tố

+ Vấn đề phê chuẩn lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam

Việc phê chuẩn của VKS cùng cấp đối với lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam do nhóm người có thẩm quyền quy định ở điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS 2003, điều luật không quy định thời hạn VKS xem xét phê chuẩn là bao lâu. Trong thực tế có vụ đơn giản, tài liệu không nhiều thì VKS có thể xem xét phê chuẩn ngay trong ngày. Song thực tế không ít hồ sơ thu thập đến khi khởi tố, Cơ quan điều tra đề nghị bắt tạm giam luôn, có số lượng tài liệu rất lớn, ví dụ hồ sơ các vụ án về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, về tội phạm tham nhũng, VKS đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu tài liệu, xác định căn cứ để xem xét có phê chuẩn hay không, ngoài ra không loại trừ VKS

vì lý do nào đó chậm trễ trong việc phê chuẩn dẫn đến bị can trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này điều luật nên có quy định các mức thời hạn phê chuẩn lệnh của VKS, theo từng loại vụ án đơn giản hoặc phức tạp, kể từ khi nhận được công văn đề nghị phê chuẩn và tài liệu về vụ án.

+ Về hoạt động của cơ quan truy tố đối với biện pháp ngăn chặn tạm giam

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, kiểm sát viên thụ lý hồ sơ vụ án phải kiểm tra về BPNC đang áp dụng đối với bị can để Viện trưởng quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPNC.

Trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành cáo trạng thì VKS có thể ra lệnh tạm giam. Tinh thần của khoản 1 Điều 166 BLTTHS quy định về thời hạn tạm giam để hoàn thành cáo trạng như sau:

Không quá 20 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thêm, nhưng không quá 10 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, kể cả trong trường hợp gia hạn tạm giam bị can để hoàn thành cáo trạng thì tổng cộng lại cũng không được tạm giam bị can quá 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội rất nghiêm trọng, 60 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc tạm giam bị can trong giai đoạn truy tố chỉ có thể do VKS quyết định khi có đủ các điều kiện sau:

- Bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết.

- Xét cần tiếp tục tạm giam bị can để hoàn thành cáo trạng.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí