Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Pháp Luật Về Biện Pháp Tạm Giam Trong Hoạt Động Giải Quyết Vụ Án Hình Sự

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN (GIAI ĐOẠN 2010 – 2014)


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giam trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bắc Kạn

- Về vị trí địa lý, tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng. Diện tích tự nhiên là 4.857,2km2, với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm) và thị xã Bắc Kạn. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng. Do có địa hình núi cao lại ở sâu trong nội địa nên giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt mùa mưa lũ. Đặc

điểm khí hậu của Bắc Kạn là nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hóa theo độ cao của địa hình và hướng núi, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa của cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20- 30% tổng lượng mưa trong năm. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu sương muối, mưa đá, lốc, lũ... Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn nổi tiếng với Hồ Ba Bể - là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996, Năm 2011 được UNESCO công nhận Ba Bể là khu Ramsar - Đây là

khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Bắc Kạn còn là căn cứ địa cách mạng, ATK Chợ Đồn là một trong những khu căn cứ của chủ tịch Hồ Chí Minh và cán bộ cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Về tài nguyên thiên nhiên, Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả; tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú; qua điều tra cho thấy Bắc Kạn có 280 loài thực vật, 300 loài cây thuốc,… trong số đó có 52 loài đã đưa vào sách đỏ của Việt Nam; có nhiều khoáng sản quý, hiếm, trong đó chì, kẽm, vàng là những loại khoáng sản có tiềm năng nhất ở Bắc Kạn. Tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Về dân số và phong tục, tập quán ở Bắc Kạn: Theo thống kê dân số năm 2011, Bắc Kạn có 289.700 người, mật độ 61 người/1km2, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, Hoa, Sán Chay. Trong đó, dân tộc Tày chiếm 52,93%, dân tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng 9,36%. Nơi định cư sinh sống của đồng bào Mông chủ yếu ở vùng núi cao, tập trung nhiều nhất ở huyện Ba Bể và Pác Nặm, hai huyện nghèo nhất trong cả nước. Mỗi dân tộc ở Bắc Kạn dù có quy mô nhiều ít khác nhau, song vẫn bảo toàn được giọng nói, bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự độc đáo, phong phú trong bức tranh đời sống người dân Bắc Kạn.

Các dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn đều có phong tục, tập quán riêng về mọi mặt, từ nhà ở đến cư trú, ma chay, cưới xin, ứng xử trong gia đình, dòng họ và các mối quan hệ xã hội khác.

Việc hiểu biết phong tục, tập quán của mỗi dân tộc sinh sống ở tỉnh Bắc Kạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ADPL về án treo trong hoạt động

xét xử các vụ án hình sự, nhất là việc xét xử những người phạm tội là đồng bào các dân tộc ít người.

- Về điều kiện kinh tế: Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển, là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2013: Tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.849.797 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2012 (kế hoạch 13 %). Trong đó: Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt 643.338 triệu đồng, tăng 11,36% (kế hoạch 8%); khu vực kinh tế công nghiệp - Xây dựng cơ bản đạt 399.943 triệu đồng, tăng 2,64% (kế hoạch 18,7%); khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 806.516 triệu đồng, tăng 20,29% (kế hoạch 14,5%). Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt

6.276.354 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,4 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 38,8%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 18,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,0%. So với cùng kỳ năm 2013, khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng giảm 3%; dịch vụ tăng 0,4%. Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo tiếp tục được các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 5% (xuống còn 20,39%). Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, tỉnh Bắc Kạn xếp ở vị trí thứ 57/63 tỉnh thành, tăng 03 bậc so với năm 2012. Nguồn thu ngân sách hạn hẹp và thấp, chưa đáp ứng được nhu

cầu chi hàng năm, phần lớn đều do ngân sách trung ương cấp. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhất là hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, những vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc điểm về kinh tế như vậy đã chi phối việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện chính sách, chế độ đối với thẩm phán, cán bộ tòa án do đó ảnh hưởng lớn đến quá trình áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.

- Ảnh hưởng của vị trí địa lý, tự nhiên, dân số và văn hóa - xã hội tỉnh Bắc Kạn đối với việc ADPL về biện pháp tạm giam trong hoạt động TTHS ở tỉnh Bắc Kạn: Với địa hình núi cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc và dốc, mùa hè mưa lũ bất chợt, lượng mưa ít so với các nơi; mùa đông nhiệt độ giảm sâu có sương muối, băng giá; giao thông đi lại khó khăn; dân số thưa, lại có tập quán sống trên núi cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức sống thấp... Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nói chung và của đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp của tỉnh. Công tác điều tra, xác minh, việc triệu tập các bị cáo…gặp rất nhiều khó khăn (giao thông đi lại khó khăn, công tác văn thư chuyển chậm...). Trình độ nhận thức, kiến thức pháp luật của đại bộ phận người dân rất thấp, ngay cả đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng không nằm ngoài tình trạng chung như vậy. Bắc Kạn có nhiều vùng khai thác trái phép khoáng sản như vàng và các kim loại khác, đây thường là điểm nóng về vi phạm pháp luật. Khi loại tội phạm về hình sự tăng thì số lượng người bị tạm giam cũng tăng theo trong lúc đó điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến công tác ADPL về BPTG trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tốt, một bộ phận công dân nhận thức thấp, ít am hiểu về xã hội, ít có điều kiện xem sách báo, nghe đài, nên những kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự trong đó

có biện pháp ngăn chặn tạm giam nói riêng còn rất hạn chế. Từ những điều kiện về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình ADPL về biện pháp ngăn chặn tạm trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND ở tỉnh Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn.

Một khó khăn nữa, từ ngày 01-01-1997, do phân chia lại địa giới hành chính, tỉnh Bắc Kạn được tách ra từ tỉnh Bắc Thái, toàn bộ quân số của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Kạn, được chuyển từ tỉnh Bắc Thái lên, do vậy thiếu về số lượng và chất lượng, cán bộ vẫn chưa được kiện toàn, lượng người tiến hành tố tụng trực tiếp ADPL để giải quyết các vụ án về hình sự rất mỏng. Cơ sở vật chất thiếu thốn do chưa kịp xây dựng trụ sở, còn phải thuê nhà dân để làm việc, các phương tiện để phục vụ cho công việc còn sơ sài, việc ứng dụng những công nghệ hiện đại, như tin học vào công tác quản lý của Tòa án còn hạn chế, máy tính phục vụ cho công tác thiếu về số lượng và cũ kỹ, lạc hậu về công nghệ, chưa khai thác hết các tính năng tác dụng phục vụ cho công tác. Kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc thực tiễn.

Như vậy, từ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, việc sáp nhập, tái thành lập tỉnh và điều kiện cơ sở vật chất đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các CQTHTT nói chung và việc ADPL về BPTG trong hoạt động tố tụng hình sự ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng.

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2010 – 2014)

2.2.1. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trên địa bàn cả nước, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn có những khởi sắc nhất

định. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có những diễn biến rất phức tạp. Số vụ án hình sự trên địa bàn xảy ra nhiều, năm sau cao hơn năm trước, với mức độ ngày càng nguy hiểm. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.1: Số liệu thụ lý án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2010 đến 2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

Tổng số vụ án khởi tố

109

419

470

477

505

1980

Tổng số bị can, bị cáo

191

624

714

676

847

3052

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn 2010 – 2011 – 2012 – 2013 – 2014)

Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình thụ lý giải quyết án hình sự trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn ( 2010 – 2014) là 1980 vụ. Thống kê cho thấy số vụ thụ lý tăng nhanh qua các năm từ 109 vụ vào năm 2010 lên tới 505 vụ trong năm 2014 tăng gấp 5,01 lần. Tổng số bị can, bị cáo trong giai đoạn là 3052 bị can, bị cáo và cũng có xu hướng tăng nhanh từ 191 bị can bị cáo năm 2010 lên 847 bị can, bị cáo trong năm 2014 tăng hơn 8 lần.

Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp của các loại án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2010 – 2014.

2.2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Với số lượng án hình sự là tương đối nhiều 1980 vụ , số bị can, bị cáo bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn là tương đối lớn. Trong đó biện pháp ngăn chặn tạm giam là biện pháp thường được áp dụng nhất trong các biện pháp ngăn chặn của TTHS. Tình hình áp dụng BPTG trong giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được xác định qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.2: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2010 - 2014

Bắt, tạm giam

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

* Tổng số

187

543

576

652

704

Tổng giải quyết

136

340

361

425

470

- Hủy bỏ BPTG

6

15

30

11

4

- Thay đổi BPTG

68

44

55

57

96

- HĐXX Trả tự do

4

10

17

23

26

- VKS tạm giam

15

04


18

27

-Cơ quan điều tra tạm giam

51

79

87

88

96

- Án bằng tạm giam

2

4

1

3

8

- Tòa án tạm giam

17

25

15

61

76

- Trốn

0

0

1

0

0

- Chết

1

0

2

3

9

- Đình chỉ

1

0



0

- Quá hạn giải quyết

0

0

0

0

0

- Quá hạn trong số còn

0

0

0

0

0

(Nguồn: báo cáo công tác kiểm sát việc tạm giam và thi hành án tỉnh Bắc Kạn)


Như vậy qua nghiên cứu bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2014 số giải quyết về bắt, tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 2662 trường hợp. Trong giai đoạn có xu hướng tăng nhanh, từ 187 trường hợp năm 2010 lên 704 trường hợp năm 2014. Số trường hợp phải hủy bỏ BPTG là 66 vụ và tương đối ổn định trong giai đoạn. Có được kết quả này là do các cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Kạn đã tích cực, chủ động trong công tác phối hợp, nghiên cứu kĩ từng trường hợp áp dụng BPTG để tránh tình trạng phải hủy bỏ BPTG. Số phải thay đổi BPTG chiếm tỉ lệ lớn, bởi lẽ sau giai đoạn điều

tra,việc điều tra đã cơ bản hoàn tất, các căn cứ tạm giam giờ đã không còn tồn tại, chính vì lẽ đó mà không cần thiết phải áp dụng BPTG với bị can nữa. Do đó, cần phải thay đổi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với họ.

Nghiên cứu kỹ hơn về các trường hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam... có thể thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.3: Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn


Năm

Tổng số bị tạm giam

Thay đổi biện

pháp ngăn chăn khác

Hủy bỏ tạm giam

Hội đồng xét xử trả tự do

2011

543

44

15

10

2012

576

55

30

17

2013

652

57

11

23

2014

704

96

4

26

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Qua thống kê trên cho thấy, số trường hợp bị thay đổi biện pháp ngăn chặn chiếm tỉ lệ lớn, số hủy bỏ BPTG chiếm tỉ lệ nhỏ, và có xu hướng giảm. Số bị cáo được hội đồng xét xử trả tự do cũng chiếm tỉ lệ thấp. Điều này cho thấy các kết quả đáng khích lệ trong công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Xét về cơ cấu nhóm tội danh có áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, có những loại tội phạm mức độ áp dụng BPTG gần như tuyệt đối, có những trường hợp chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Điều này có vai trò quan trọng từ các căn cứ áp dụng BPTG. Chúng ta có thể thấy qua bảng số liệu sau.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí