Những Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Biện Pháp Tạm Giam

rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác. Trong xu thế chung điều ước quốc tế đang dần trở thành một bộ phận của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung, ban hành văn bản pháp luật mới trên cơ sở đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế để hài hòa các quy định pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế, đảm bảo cho việc thực hiện cam kết quốc tế là hết sức quan trọng. trước yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế đòi hỏi xây dụng và hoàn thiện chế định BPTG theo hướng: rút ngắn thời gian tạm giam trong các giai đoạn tố tụng; xác định vị trí của nhân viên lãnh sự - người đại diện của bị can bị cáo như là người bào chữa để họ có thể bảo vệ công dân có yếu tố nước ngoài bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và BPTG nói riêng; bắt tạm giữ để dẫn độ được quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật cần phù hợp với các BPNC trong BLTTHS; nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nước ngoài phạm tội tại nơi giam, giữ; phối hợp với các lực lượng phòng chống tội phạm của quốc tế và khu vực để nhanh chóng có thông tin về tội phạm để từ đó kịp thời áp dụng BPNC…

3.2. Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam

Từ những phân tích tại chương 1 và chương 2 của luận văn, theo chúng tôi Bộ luật tố tụng hình sự cần được hoàn thiện một cách tổng thể, trong đó có quy định về biện pháp ngăn chặn tạm tạm. Chúng tôi có một số đề xuất như sau.

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả lớn trong việc ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tư pháp. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống [8].

Từ thực tiễn ADPL về BPTG của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Kạn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về BPTG và ADPL về BPTG.

Những hạn chế trong quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng BPTG như trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu, tổng kết để sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS về BPTG nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp là thượng tôn pháp luật, đồng thời với việc bảo hộ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật TTHS (BLTTHS). Là biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do cá nhân nên việc áp dụng biện pháp này phải được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể trong BLTTHS về căn cứ, thời hạn áp dụng cũng như thẩm quyền quyết định áp dụng.

3.2.1. Hoàn thiện quy định về căn cứ tạm giam

Quán triệt tinh thần các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp "Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng BPTG đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng BPTG qua nghiên cứu thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện căn cứ áp dụng BPTG cũng như những bất cập, vướng mắc trong thời gian qua, tác giả cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về căn cứ áp dụng BPTG trong BLTTHS theo tinh thần sau:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể, chặt chẽ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và BPTG nói riêng, phân biệt rõ ràng giữa mục đích và căn cứ

áp dụng biện pháp ngăn chặn để làm cơ sở cho việc áp dụng BPTG. BLTTHS hiện hành quy định căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn chung tại Điều 79, nhưng nội dung quy định ở đây không rõ là về căn cứ hay mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, trong TTHS có nhiều biện pháp ngăn chặn với mức độ nghiêm khắc khác nhau, nên không thể quy định căn cứ áp dụng chung cho nhiều biện pháp (kiểu như quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật Hình sự).

Có thể đưa khái niệm tạm giam vào khoản 1 của điều luật về tạm giam thay cho quy định của khoản 1 Điều 88 BLTTHS hiện hành như sau:

Điều…: Tạm giam

1-. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do những người có thẩm quyền ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng; phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội

2- …

Thứ hai, không sử dụng kết quả phân loại tội phạm như cơ sở độc lập để xây dựng căn cứ áp dụng BPTG, cần coi khả năng bị can, bị cáo có thể cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xét, quyết định BPTG. Trường hợp cần thiết thì có thể căn cứ vào chế tài của quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm để áp dụng.

Thứ ba, bồ sung thêm một trong những căn cứ tạm giam là khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do không có kết quả, nhằm khuyến khích các cơ quan THTT áp dụng các biện pháp này; tạm giam cần được áp dụng như là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng trong TTHS.

Thứ tư, sửa đổi các điều 177, 228, 243, 250, 287 theo hướng dẫn chiếu căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn về Điều 88 và điều 303 BLTTHS hiện hành.

Thứ năm, cần nghiên cứu về việc hạn chế tạm giam đối với một số loại tội phạm. Thực tiễn áp dụng BPTG ở nước ta những năm qua cho thấy, do BLTTHS hiện hành không quy định đối với những loại (nhóm) tội phạm nào thì có thể hạn chế việc tạm giam, nên việc xem xét, quyết định tạm giam chỉ căn cứ vào quy định của Điều 88 BLHS (và Điều 303 nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên) chứ không căn cứ vào loại tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện. Trên thực tế có những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội thuộc nhóm tội phạm về kinh tế - chức vụ, họ có nơi cư trú rõ ràng, có đủ điều kiện để có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn BPTG như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh hoặc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, họ không có khả năng và điều kiện thực tế để có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội nhưng họ vẫn bị tạm giam với lý do đơn giản là để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử.

Cần khẳng định rằng, việc hạn chế tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm là rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần hạn chế tạm giam đối với những loại tội phạm cụ thể nào và trong những trường hợp nào. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, có thể nghiên cứu để hạn chế việc tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm sau: Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; nhóm tội phạm về môi trường; một số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu (trừ các tội: Cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản...); một số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính; một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm về chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì cùng

với việc quy định hạn chế tạm giam đối với một số loại tội, cần thiết phải tăng cường hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Theo chúng tôi, cần nghiên cứu kết hợp các biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thành biện pháp bảo lĩnh để thay thế cho BPTG. Trong đó, người bị áp dụng BPTG có thể bảo lĩnh cho mình bằng cách đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; cơ quan, tổ chức cũng có thể bảo lĩnh cho người bị áp dụng BPTG bằng việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; không cho phép bảo lĩnh bằng tín chấp như hiện nay.

Thứ sáu, cần có quy định rõ ràng hơn về việc xem xét hồ sơ, tài liệu là chứng cứ chứng minh về căn cứ áp dụng BPTG.

Thứ bảy đồng thời với việc hoàn thiện căn cứ áp dụng BPTG nêu trên, cần nghiên cứu sửa đổi khoản 1 Điều 303 BLTTHS về căn cứ tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này đối với người chưa thành niên phạm tội. Nghiên cứu điều 12 BLHS và điều 303 BLTTHS, căn cứ áp dụng tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 303 BLTTHS không khác gì với người đã thành niên. Theo điều 12 BLHS thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hay nói cách khác người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể trở thành bị can, bị cáo khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiệm trọng làm căn cứ tạm giam (cũng như bất kỳ biện pháp ngăn chặn nào khác) bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là thừa, không cần thiết. Như vậy, theo quy định của BLTTHS hiện hành thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 đã phạm tội là có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong mọi trường hợp mà không cần thêm một căn cứ nào khác. Trong khi đó, người chưa thành niên từ

đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, nhưng theo khoản 2 điều 303 BLTTHS họ chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Từ những phân tích trên, chỉ cần quy định hai căn cứ tạm giam bị cáo chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp có cơ sở khẳng định rằng bị can, bị cáo: 1/ có thể tiếp tục phạm tội hoặc 2/ có thể trốn. Còn căn cứ về loại tội thì đã là việc đương nhiên theo quy định của pháp luật; căn cứ bị can, bị cáo có thể gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần thiết phải đặt ra với lứa tuổi này.

3.2.2. Về thời hạn tạm giam

Thời hạn tạm giam (THTG) cũng được BLTTHS quy định cụ thể tại Điều 120 và một số điều luật có liên quan khác tùy theo từng giai đoạn của thủ tục TTHS. Qua phân tích chúng tôi thấy rằng, THTG để phục hồi điều tra, tạm giam để điều tra bổ sung, tạm giam trong giai đoạn truy tố, tạm giam trong giai đoạn xét xử là khá thống nhất và hợp lý. Tuy nhiên, quy định về THTG trong giai đoạn điều tra, THTG đối với người chưa thành niên còn một số hạn chế.

Theo quy định tại Điều 120 BLTTHS thì THTG để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG thì có thể gia hạn tạm giam tùy vào việc bị can bị điều tra về loại tội phạm nào. So sánh THTG tối đa và thời hạn điều tra tối đa được quy định trong BLTTHS, ta thấy có sự khác nhau như sau:


LOẠI THỜI HẠN

LOẠI TỘI PHẠM

ĐIỀU TRA

TẠM GIAM ĐỂ ĐIỀU TRA

Ít nghiêm trọng

4 tháng

3 tháng

Nghiêm trọng

8 tháng

6 tháng

Rất nghiêm trọng

12 tháng

9 tháng

Đặc biệt nghiêm trọng

16 tháng

16 tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 10


Qua bảng trên cho thấy, thời hạn điều tra và THTG để điều tra không đồng nhất với nhau đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, đây là điều bất hợp lý. Bởi vì, mục đích của việc áp dụng BPTG trong giai đoạn này là để ngăn chặn bị can phạm tội mới, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, và khi chưa thể ra được bản kết luận điều tra mà vẫn còn căn cứ áp dụng BPTG thì Cơ quan điều tra (CQĐT) không thể hủy bỏ, thay thế BPTG được, trong khi đó thì không phải vụ án nào cũng có thể đẩy nhanh tiến độ điều tra. Do đó, cần phải quy định thống nhất hai loại thời hạn này.

Ngoài ra BLTTHS hiện hành còn có những hạn chế nhất định khi chưa quy định thủ tục rút gọn đối với người chưa thành niên, trong đó có quy định về THTG Điều 303 BLTTHS và các quy định khác của BLTTHS không có quy định riêng nào về THTG đối với người chưa thành niên, điều đó có nghĩa là, THTG đối với người chưa thành niên (tương tự là thời hạn điều tra, truy tố, xét xử) cũng giống như THTG đối với người đã thành niên, đây là điều bất hợp lý khi mà các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người chưa thành niên, thủ tục tư pháp đối với người chưa thành niên mà Việt Nam là thành viên đều yêu cầu một thủ tục rút gọn, thân thiện đối với nhóm người cần đến sự quan tâm đặc biệt này. Việc tước tự do của người chưa thành niên chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng và trong một thời gian cần thiết tối thiểu,

và chỉ nên giới hạn đối với những trường hợp ngoại lệ. Thời hạn áp dụng biện pháp trừng phạt này cần được cơ quan tư pháp quyết định mà không loại trừ khả năng sớm trả lại tự do cho người chưa thành niên đó. Điều này đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định của BLTTHS cũng như các văn bản pháp luật khác theo hướng quy định thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên giảm xuống so với người đã thành niên. Điều này góp phần hạn chế tác động tâm lý, tinh thần cho đối tượng dễ bị tổn thương này và sớm đưa các em trở về hòa nhập cộng đồng.

Từ những phân tích trên tác giả cho rằng, nghiên cứu sửa đổi BLTTHS để bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa thời hạn tạm giam để điều tra với thời hạn điều tra; rút ngắn thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên là yêu cầu bức thiết hiện nay.

3.2.3. Về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 88; khoản 1 Điều 80 BLTTHS, thì hiện nay có 9 nhóm cá nhân và tập thể có thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG bị can, bị cáo, cụ thể là: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (VKS) nhân dân và VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Theo tác giả, cần thiết nghiên cứu việc thay đổi các đối tượng có thẩm quyền quyết định BPTQ giao cho người trực tiếp THTT trong vụ án thẩm quyền này để nâng cao tính thực tế và tính trách nhiệm trong thi hành công vụ.

Hiện nay có nhiều quan điểm về thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG có ý kiến cho rằng, cần thiết phải thu hẹp đối tượng có thẩm quyền quyết định áp dụng BPTG, và chỉ có Viện trưởng VKS các cấp; Chánh án Tòa án các cấp; Hội đồng xét xử mới có thẩm quyền này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho

Ngày đăng: 01/11/2023