11. Chi phí tặng tiền, giá trị thẻ nạp chương trình “Tưng bừng sắc màu mới”
(Đơn vị: đồng)
Số tiền | |
Tưng bừng sắc màu mới | |
Thuê bao trả trước phát triển mới | |
1. Chi phí tặng tiền vào tài khoản khi kích hoạt | |
- Bộ nạp sẵn 50.000 đồng | 85,743,510,130 |
- Bộ nạp sẵn 100.000 đồng | 302,200,040 |
- Bộ nạp sẵn 200.000 đồng | 254,000,015 |
- Bộ nạp sẵn 300.000 đồng | 25,832,400,000 |
2. Thuê bao nạp thẻ 2,3,4 | |
- Mệnh giá 50.000 đồng | 20,399,827,195 |
- Mệnh giá 100.000 đồng | 24,300,600,200 |
- Mệnh giá 300.000 đồng | 8,596,349,800 |
- Mệnh giá 500.000 đồng | 13,449,817,880 |
Thuê bao trả trước đang hoạt động | |
Chi phí tặng tiền khi nạp thẻ | |
- Mệnh giá 50.000 đồng | 34,556,535,965 |
- Mệnh giá 100.000 đồng | 32,951,735,615 |
- Mệnh giá 200.000 đồng | 7,915,058,425 |
- Mệnh giá 300.000 đồng | 6,750,835,920 |
- Mệnh giá 500.000 đồng | 16,465,061,060 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Ngành Viễn Thông Di Đông
- Khuyến Khích Cạnh Tranh Bằng Chất Lượng Dịch Vụ
- Tác động của các hình thức khuyến mại đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT - 16
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing Mobifone)
12. Tổng chi phí truyền thông- quảng cáo năm 2009 của Mobifone
(Đơn vị: đồng)
TIÊU CHÍ | CHI PHÍ | |
I | Chi phí quảng cáo | 150,676,236,364 |
1 | Media | 20,600,000,000 |
2 | Biển quảng cáo lớn | 25,460,781,818 |
3 | Quảng cao Neonsign | 2,454,545,400 |
4 | PR và tổ chức sự kiện | 30,800,000,000 |
4.1 | Theo chỉ thị công ty | 28,300,000,000 |
4.2 | Tham gia chương trình khác | 2,500,000,000 |
Tài trợ | 6,480,000,000 | |
7 | Các loại hình khác | 5,881,909,091 |
II | Ấn phẩm | 32,561,000,000 |
TỔNG CHI PHÍ | 183,273,236,364 |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing của Mobifone)
II. Các yếu tố điều tiết hoạt động khuyến mại đối với lĩnh vực viễn thông di động
3.5. Luật Thương mại và các văn bản liên quan
1.1. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7, số 36/2005-QH11
Đây là văn bản pháp luật đầu tiên có thể kể tới có nêu rõ các khái niệm và điều chỉnh một số vấn để liên quan. Đầu tiên, Luật thương mại có nêu rõ khái niệm khuyến mại tại điều 88, các hình thức khuyến mại tại điều 92, các khái niệm về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, và hàng hoá dịch vụ dùng để khuyến mại tại điều 93,94. Những khái niệm này đã được đề cập tới tại chương I của khoá luận.
Trong văn bản Luật này, Nhà nước cũng qui định rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại tại điều 95,96. Theo đó, thương nhân có quyền “(1). Lựa chọn hình thức, thời gian địa điểm khuyến mại hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại; (2). Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với qui định về hạn mức giá trị khuyến mại, mức giảm giá tối đa với hàng hoá dịch vụ được khuyến mại…; (3). Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình; (4). Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại qui định tai điều 92 Luật Thương mại 2005”.
Thương nhân cũng có các nghĩa vụ như thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo qui định pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại, thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo qui định cũng như thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã cam kết. Riêng đối với hình thức khuyến mại
kèm theo các chương trình mang tính may rủi, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng, cụ thể từng trường hợp được Bộ Thương Mại qui định rõ hơn. Ngoài ra , thương nhân cũng có nghĩa vụ tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. ( Điều 95, 96 Luật thương mại Việt nam 2005)
Tại điều 100, Luật Thương mại có chỉ rõ 10 hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, đó là các hành vi như
Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông hay cung ứng.
Sử dụng hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hang hoá dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông hay cung ứng.
Khuyến mại hay sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
Khuyến mại hay sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gaâ hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm hại tới môi trường, sức khoẻ con người và lơi ích công cộng khác.
Khuyến mại tại trường học, bênh viện, trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, những hoạt động khuyến mại thuộc nhóm này được qui định rõ trong điều 46 Luật cạnh tranh 2004 bao gồm
- Tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng.
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại.
- Tặng hàng hoá cho khách dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng dể dùng hàng hoá của mình.
- Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có qui định cấm.
Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo qui định.
(Điều 100 Luật thương mại 2005)
Ngoài ra, Luật Thương mại cũng qui định một số vấn đề khác như các thông tin phải khai báo công khai (điều 97), cách thức thông báo (điều 98) hay qui định về đảm bảo bí mật thông tin về chương trinh khuyến mại mà theo đó cơ quan có chương trình khuyến mại đang cần được cơ quan nhà nước chấp thuận phải có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung khuyến mại (điều 99).
1.2. Nghị định số 37/2006 NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Trong văn bản này, Chính phủ qui định rõ hơn về các yếu tố khác trong hoạt động khuyến mại nhằm đảm bảo các doanh nghiệp không những lựa chọn những hình thức khuyến mại hợp pháp mà còn triển khai và thực hiện chúng theo đúng qui định của pháp luật. Tại chương II, mục 1, điều 4, Nghị định có chỉ rõ 7 nguyên tắc thực hiện khuyến mại.
Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại và hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kì thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
Việc tổ chức thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Không được dùng thuốc chữa bệnh cho nhười (kể cả loại thuốc đã được lưu thông) để khuyến mại.
(Điều 4, nghị định 37/2006)
Về hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, Điều 5 Nghị định này có qui định, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của một đơn vị hàng hoá, dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Các hình thức tặng hàng mẫu, tặng hàng hoá, dịch vụ không thu tiền, các hình thức kèm theo phiếu dự thi hay việc tham dự trò chơi trúng thưởng, chương trình khách hàng thường xuyên được qui định rõ hơn tại các điều 7, 8, 11, 12, 13 của Nghị định 37. Bên cạnh đó, mức giảm tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại cũng không được vuợt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. (Điều 6, nghị định 37/2006)
Trong Nghị định này, Chính phủ qui định rất rõ trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại cho các thương nhân tại mục 3 chương II. Theo đó, đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi, và
các hình thức khác không nằm trong các hình thức có qui định tại điều 92 Luật Thương mại 2005, Chính phủ có qui định riêng trình tự, các thủ tục cần thiết cho doanh nghiệp tại điều 16 và 17. Đối với các hình thức còn lại, thương nhân muốn thực hiện chỉ cần gửi thông báo đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (khoản 1 điều 15 Nghị định 37). Nội dung cụ thể của thông báo được qui định tại khoản 2 điều 15 của Nghị định.
Bổ sung cho Nghị định 37 NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Thương mại cũng ban hành Thông tư liên tịch số 07/2007-BTM-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 37 NĐ-CP. Thông tư nêu rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại. Ngoài ra là một số các qui định về chấm dứt và đình chỉ việc thực hiên chương trình khuyến mại, cũng như việc xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
2. Luật Viễn thông 2009 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6, số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 1 năm 2009
Luật Viễn thông mới được ban hành đầu năm 2009 nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm cả viễn thông di động. Văn bản Luật này cũng qui định một số yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động nói chung và hoạt động khuyến mại thông tin di động nói riêng. Về chủ thể tham gia, Luật qui định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông tại điều 14. Các hành vi không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được nêu rõ tại điều 19. Ngoài ra, tại điều 53 tới điều 56, các qui đinh, nguyên tắc, căn cứ xác định giá cước viễn thông, trách nhiệm quản lý của các cơ quan có liên quan cũng cần được lưu ý nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động khuyến mại, đặc biệt là khuyến mại về giá một cách hợp pháp, đúng theo qui định của Nhà nước. Luật Viễn thông ra đời ngoài mục đích điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông còn nhằm ổn định, điều tiết tình hình phát triển quá nóng của dịch vụ viến thông
di động ở nước ta hiện nay, đảm bảo cho sự phát triển cân bằng và hợp lý cho lĩnh vực viễn thông còn non trẻ này ở Việt Nam.
3. Công văn số 966/XTTM-QLXTTM ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Cục Xúc tiến thương mại
Năm 2008 và nửa đầu năm 2009, thị trường viễn thông di động Việt Nam chứng kiến sự phát triển quá nóng, với việc lần lượt xuất hiện các mạng di đông mới, sự tăng trưởng thuê bao tới chóng mặt và cuộc chạy đua khuyến mại nhằm tranh giành khách hàng tưởng chừng như không bao giờ kết thúc của các mạng di động. Đỉnh điểm là khoảng thời gian giữa năm 2009, khi mà giá trị khuyến mại thẻ nạp của các mạng di động đã lên tới 130-150%, khiến cho thị trường khuyến mại dịch vụ di động thực sự rơi vào tình trạng mất kiểm soát, méo mó và không bền vững. Trước bối cảnh đó, Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã ra Công văn số 966 cảnh báo tình trạng một số chương trình khuyến mại dành cho các thuê bao di động trả trước theo hình thức tặng thêm tiền vào tài khoản cho cac thuê bao khi nạp tiền với giá trị tiền tặng thêm cho mỗi thẻ nạp tiền vượt quá 50% giá trị của thẻ nạp. Điều này rõ ràng trái với qui định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 37/2006.NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, như đã đề cập tới ở trên. Theo đó, Công văn yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành rà soát kỹ các chương trình khuyến mại đang thực hiện hoặc dự kiến thực hiện trong thời gian tiếp theo, nhằm đảm bảo tuyệt đối không thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong đó giá trị dùng để khuyến mại vượt quá 50% giá của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, đặc biệt đối với các hình thức khuyến mại dành cho thuê bao di động trả trước.
Công văn cũng nêu rõ, nếu phát hiện có các hành vi vi phạm pháp luật trong các chương trình khuyến mại, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành.
4. Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Thông tin truyền thông qui định về quản lý thuê bao trả trước.
Thông tư được ban hành nhằm quản lý đối tượng thuê bao trả trước, đối tượng khó quản lý nhất trong các đối tượng sử dụng dịch vụ di động. Theo đó, Thông tư chỉ rõ các nguyên tắc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao trả trước, các hành vi bị cấm khi đăng ký lưu giữ và sử dụng thuê bao này. Các thủ tục, trình tự đăng ký thông tin cũng như trách nhiệm thực hiện đăng ký và quản lý thuê bao di động trả trước của các cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị có liên quan cũng được liệt kê đầy đủ. Nhìn chung, qui định quan trọng nhất của Thông tư là việc các chủ thuê bao chỉ được sử dụng chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động (khoản 9 Điều 7 Thông tư 22). Qui đình này nhằm hạn chế tình trạng sim rác, thuê bao ảo tăng lên chóng mặt do tình trạng khuyến mại tràn lan của các doanh nghiệp thông tin di động, gây lãng phí tài nguyên kho số và đặc biệt gây khó khăn trong việc quản lý hết lượng thuê bao ảo của các “nhà mạng” và các cơ quan chức năng.