Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 48, 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp. Nhất là việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nội dung của Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm, trong công tác tạm giữ, tạm giam hình sự.

Tại đoạn 3 khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 37 quy định: Giảm ít nhất 1% số người tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm so với năm 2012. Giảm số đối tượng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý cả nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ bản khắc phục tình trạng tạm giữ, tạm giam chung người trong cùng vụ án, người chưa thành niên với người thành niên; tạo điều kiện để luật sư tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam luôn được VKSND thành phố Hà Nội chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Với chức năng thực hành công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam của VKS có mục đích đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, tạm giam không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của VKS là hoạt động thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trong đó sẽ trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ sách, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm trong tạm giữ, tạm giam; trực tiếp gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc giam giữ, đồng thời tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam.

Khi thực hiện công tác kiểm sát VKS có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới trong quản lý tạm giữ, tạm giam kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho VKS để làm sáng tỏ một số vụ, việc

liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; kháng nghị cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam.

2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân

2.2.1.1. Kết quả đạt được

* Đối với việc tạm giữ

Theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Hà Nội về công tác kiểm sát việc bắt, phân loại và xử lý người bị tạm giữ của CQĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2014, tình hình bắt, phân loại và xử lý người bị tạm giữ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố nói riêng và trên cả nước nói chung.

Bảng 3.1: Thống kê tình hình bắt giữ và phân loại từ năm 2010-2014


Năm

Người bị tạm giữ

2010

2011

2012

2013

2014


Các hình thức bắt

Khẩn cấp

2279

2427

2365

2289

2410

Quả tang

6866

8361

7729

6829

6363

Truy nã

336

379

362

409

361

Đầu thú

1021

1133

1226

1285

1192

Tự thú

20

29

32

16

38

Tổng số người bị tạm giữ

10522

12329

11714

10808

10360

Số đã giải quyết

10337

12145

11643

10726

10240

Tỷ lệ giải quyết

98,2%

98,5%

99,4%

99,2%

98,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 9

Nguồn: Phòng Thống kê - VKSND thành phố Hà Nội.

Từ số liệu bảng thống kê trên cho thấy: Trong năm năm trở lại đây, số lượng người bị tạm giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng, hầu như năm sau cao hơn năm trước, nhất là trong năm 2011 tổng số người bị tạm giữ tăng đột biến, tăng 1807 người so với năm 2010. Tỷ lệ phân loại bắt giữ hàng năm đều đạt tỷ lệ 100% và tỷ lệ giải quyết số người bị tạm giữ qua các năm đều đạt trên 98%. Các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành đã ngày càng được quan tâm và đảm bảo thực hiện. Số người bị tạm giữ sau chuyển khởi tố và đưa ra truy tố, xét xử đã tăng lên, việc phân loại người bị tạm giữ được thực hiện nhanh chóng, chặt chẽ nên đã hạn chế tình trạng thông cung giữa các đối tượng trong cùng một vụ án; tình trạng người bị tạm giữ bỏ trốn đã gần như không còn (chỉ có năm 2012 có 01 người tạm giữ bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ Công an quận Đống Đa).

Bảng 3.2: Thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giữ từ năm 2010-2014


TT

Năm

Kiểm sát việc tạm giữ

2010

2011

2012

2013

2014

1

Tổng số người bị tạm giữ

10522

12329

11714

10808

10360

2

Số đã giải quyết. Trong đó:

10337

12145

11643

10726

10240

2.1

Khởi tố chuyển tạm giam

7023

8153

7934

7290

7389

2.2

Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

2388

2972

3622

3185

2461

2.3

Số truy nã chuyển tạm giam

229

240

340

395

306

3

Cơ quan bắt trả tự do:

106

130

184

264

244

3.1

Chuyển xử lý hành chính

23

24

46

66

64

3.2

Không chuyển xử lý hành chính

11

15

22

26

10

3.3

Trả tự do chờ xử lý sau

72

91

116

172

170


Tỷ lệ chuyển xử lý hành chính

0,2%

0,2%

0,4%

0,6%

0,6%


Tỷ lệ không chuyển xử lý hành chính

0,1%

0,1%

0,2%

0,24%

0,1%


Tỷ lệ xử lý hình sự

98,9%

98,9%

98,4%

97,5%

97,6%

Nguồn: Phòng Thống kê - VKSND thành phố Hà Nội.

Tỷ lệ người bị tạm giữ sau chuyển khởi tố hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hàng năm đạt tỷ lệ cao từ 97,5% trở lên. Đối với người

bị tạm giữ, sau khi đã xác minh được đầy đủ hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch rò ràng, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong đó, số người bị tạm giữ sau giải quyết khởi tố chuyển tạm giam là chủ yếu. Đối với người bị tạm giữ có hành vi phạm tội cụ thể, khi xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ hoặc chuyển tạm giam thì cơ quan tiến hành tố tụng đã hủy bỏ biện pháp tạm giữ, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, thường là áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với họ. Đối với người bị truy nã, trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, nhân thân, lai lịch của người phạm tội thì họ cũng có thể không tiếp tục bị tạm giữ và tạm giam mà chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Do đó, qua so sánh đối chiếu số liệu bảng 3.2 có thể thấy số người bị truy nã sau chuyển sang tạm giam ít hơn số người bị truy nã tại bảng 3.1.

Tỷ lệ người bị tạm giữ sau trả tự do và chuyển xử lý hành chính các năm đều không quá 1% (Bảng 3.2), thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đặt ra theo Nghị quyết 37. Kết quả này đã thể hiện vai trò quan trọng của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Đối với việc tạm giam

Trong các biện pháp ngăn chặn, tạm giam là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Biện pháp này tạm thời tước bỏ một số quyền tự do của người bị bắt trong một thời gian nhất định và kèm theo là hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam, có tác dụng ngăn chặn việc bị can tiếp tục phạm tội hoặc trốn tránh việc xử lý của cơ quan pháp luật, cũng từ việc áp dụng biện pháp tạm giam mà cơ quan cảnh sát điều tra đã thu thập được nhiều thông tin có giá trị để phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án… góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một quy định của pháp luật có ảnh hướng đến nhiều

vấn đề khi thực hiện nó. Bởi áp dụng biện pháp tạm giam, sẽ tác động đến chế độ đối với người bị áp dụng, đến tình hình quá tải ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ đến cách nhìn nhận của xã hội về vấn đề tạm giam và những nhân tố về QCN theo quan điểm chính trị- xã hội- vấn đề nhạy cảm hiện nay.

Bng 3.3: Thng kê tình hình gii quyế t ngư ờ i btm giam tnă m 2010-2014


TT

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

1

Tổng số tạm giam

16194

19571

12395

11391

13235

2

Đã giải quyết

11738

13935

8122

6603

7160

Tỷ lệ giải quyết

72,5%

71,2%

65,5%

58%

54,1%

3

Đã xét xử, án có hiệu lực pháp luật, chuyển trại giam

8695

11516

6057

5157

6166

4

Thay đổi biện pháp ngăn chặn

946

1027

816

640

569

5

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

5

0

2

0

0

6

Trả tự do vì không tội

0

0

0

0

0

7

Xử phạt tù, cho hưởng án treo

534

356

202

157

245

8

Thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn bị cáo bị tạm giam

146

134

187

139

151

9

Quá hạn tạm giam

49

84

192

270

613

Nguồn: Phòng Thống kê - VKSND thành phố Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Hà Nội. Trong năm năm trở lại đây, số lượng người bị tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm, riêng có năm 2011 số người bị tạm giam tăng vượt trội (so với năm 2010 tăng hơn 3377 người). Tỷ lệ giải quyết giảm dần năm 2010 là 72,5%, 2011 là 71,1%, năm 2012 là 65,5%, năm 2013 là 58%, năm 2014 là 54,1%. Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự các năm và một số tài liệu khác cho thấy nguyên nhân tỷ lệ giải quyết giảm là do trong thời gian qua, mặc dù các loại án có giảm so với năm trước nhưng tính chất các vụ án lại càng phức tạp, phát sinh một số tội phạm mới, số lượng bị cáo và người tham gia tố tụng cũng

tăng cao; hiện nay có nhiều vụ án về ma túy cần phải trả hồ sơ để CQĐT giám định hàm lượng chất ma túy (những vụ án này trước đó mới chỉ giám định có thành phần chất ma túy trong các chất thu giữ được, mà chưa giám định hàm lượng chất ma túy để xác định trọng lượng chất ma túy trên tổng trọng lượng thu giữ được. Tuy nhiên do việc giám định hàm lượng chất ma túy hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nên án tồn đọng rất nhiều. Nguyên nhân là do nhận thức chưa đầy đủ nội dung hướng dẫn trong Thông tư số 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của BLHS năm 1999;... thời gian giải quyết vụ án theo đó bị kéo dài hơn).

Nghiên cứu số liệu năm năm qua cho thấy số người bị tạm giam được đưa ra truy tố, xét xử nhất là số tạm giam bị xét xử án phạt tù cao. Số người tạm giam Tòa án xử phạt tù cho hưởng án treo thấp và có xu hướng giảm theo các năm.

Không còn trường hợp tạm giam bị trả tự do vì không có tội; trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ, trong năm năm chỉ có 07 trường hợp; thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn bị cáo bị tạm giam có xu hướng giảm (năm cao nhất (2012) có 187 trường hợp).

Không còn tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong trại tạm giam, nhà tạm giữ. Việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam như quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, thời hạn tạm giam bao lâu, có được nhận lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS hay không, đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật. Chế độ ăn, ở, y tế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác tuần tra canh gác được coi trọng, nơi giam giữ được bảo vệ an toàn, nên cơ bản đã khắc phục được tình trạng bị can trốn khỏi nơi giam giữ, phạm tội mới.

Có thể thấy việc tạm giam trong những năm qua đạt được nhiều kết

quả đáng quan tâm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người bị tạm giam, hạn chế được tình trạng bắt oan sai, bắt sau đó phải trả tự do vì không có tội, góp phần thực hiện đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật trong công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đảm bảo QCN nói chung và quyền của người tạm giam nói riêng.

Việc phân loại người bị tạm giam được chặt chẽ hơn nên đã hạn chế tình trạng thông cung giữa các bị can trong một vụ án, tình trạng người bị tạm giam trốn đã giảm (năm 2010 trốn 3 người, năm 2011 trốn 3 người, năm 2012, năm 2013 không có trường hợp, 2014: 2 trường hợp).

Cán bộ quản lý hồ sơ lập sổ theo dòi ngày nhập trại, thời hạn bị tạm giam (thời gian tạm giữ nếu có) để theo dòi quản lý chặt chẽ. Việc thông báo sắp hết hạn tạm giữ, tạm giam, thông báo tình trạng sức khỏe của người bị giam giữ đến cơ quan thụ lý để giải quyết được tiến hành thường xuyên và thực hiện nghiêm túc theo quy định tại điểm d Điều 7, điểm d Điều 11 Nghị định 89/1998/NĐ- CP. Chế độ ăn, y tế và cấp phát tư trang cho người bị giam giữ được thực hiện đầy đủ. Số người chết do suy kiệt, ốm yếu do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo đã được khắc phục [55].

* Về chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ, tạm giam

- Chế độ ăn ở, sinh hoạt và các chế độ khác cho người bị tạm giữ, tạm giam nhìn chung đều được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn lương thực: thịt, cá, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm, muối được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam đã chủ động hoán đổi định lượng ăn của người bị tạm giữ, tạm giam cho phù hợp với thực tế và khẩu vị để người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu chuẩn. Khắc phục hoàn toàn tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam chết suy kiệt do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo. Các buồng tạm giữ, trại tạm giam đã được xây nâng cấp, xây mới nên nơi ở của họ đã rộng rãi, đảm bảo sức khỏe cho người bị tạm giữ, tạm giam. Diện tích sàn nằm

đảm bảo 2m2/1 người, bệ nằm được lát gạch Galyto và có chiếu trải để nằm. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có chăn màn được trại cấp cho mượn theo đúng quy định. Chế độ tiêu chuẩn đối với người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được đảm bảo về quần áo, tư trang.

- Về chế độ thăm nuôi, tiếp tế, gửi quà, nhận - gửi thư đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Các trường hợp thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam đều được tạo điều kiện, không bị cản trở vô lý, được vào sổ theo dòi chặt chẽ. Những trường hợp chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ có thể được tăng số lần thăm gặp, tiếp tế. Mọi trường hợp thăm gặp đều được tổ chức tại nhà thăm gặp của nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nhà tạm giữ, trại tạm giam cũng thực hiện tốt việc nhận, gửi thư, quà, tiền lưu ký theo đúng quy định.

- Về chế độ khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người bị tạm giữ, tạm giam luôn đảm bảo, khi ốm đau được khám, phát thuốc điều trị tại buồng giam và bệnh xá của trại hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ. Các trường hợp bị bệnh nặng, vượt quá khả năng của y tế trại thì chuyển lên bệnh viện tuyến trên khám và điều trị. Tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam trốn, chết giảm đáng kể. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà tạm giữ, trại tạm giam từng bước được đẩy mạnh nhằm giảm tình trạng quá tải về số lượng và yếu kém về chất lượng bảo đảm an toàn cho việc tạm giam.

- Về các chế độ khác đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Nhà tạm giữ, trại tạm giam trên địa bàn Hà Nội đều được trang bị hệ thống loa đài truyền thanh để tuyên truyền giáo dục cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Ngoài ra trại còn bố trí ở một số buồng giam chung 01 tivi cho can, phạm nhân xem để có thêm nhận thức, thấy được chính sách khoan hồng của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022